Cao đẳng Điều dưỡng hạng mấy? Mã ngạch ngành bao nhiêu?

Cao đẳng Điều dưỡng hạng mấy? Mã ngạch ngành bao nhiêu?

15/03/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Điều dưỡng viên là ngành đầy hứa hẹn với cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn trong tương lai. Tuy nhiên, để “theo đuổi” công việc này trước hết bạn cần trả lời được câu hỏi Cao đẳng Điều dưỡng hạng mấy cũng như hiểu hệ thống phân cấp trong ngành theo quy định hiện hành.

Tìm hiểu về mã ngạch và mã ngạch Điều dưỡng viên

Mã ngạch viên chức là cách để phân chia, quản lý hệ thống viên chức dễ dàng. Vậy thực chất mã ngạch nói chung và mã ngạch Điều dưỡng nói riêng là gì?

Mã ngạch là gì?

Mã ngạch là mã số phân chia viên chức thành từng nghề nghiệp, chuyên môn, cấp bậc phù hợp với từng công việc. Trong đó gồm một số ngành về giáo dục, y tế, lao động, công nghệ thông tin, xây dựng,… Căn cứ vào mã ngạch, các cơ quan nhà nước có thể quản lý, xây dựng hệ thống viên chức đang làm tại đơn vị, cơ quan để từ đó tính toán mức tiền lương phù hợp cho các đối tượng này.

Mã ngạch giúp các cơ quan nhà nước có thể quản lý, xây dựng hệ thống viên chức dễ dàng

Mã ngạch giúp các cơ quan nhà nước có thể quản lý, xây dựng hệ thống viên chức dễ dàng

Hiện theo quy định, các ngành nghề sẽ có mã ngạch khác nhau cụ thể:

  • Ngạch viên chức chuyên ngành, tương đương ngạch chuyên viên cấp.
  • Ngạch viên chức chuyên ngành, tương đương ngạch chuyên viên chính.
  • Ngạch viên chức chuyên ngành, tương đương ngạch chuyên viên.
  • Ngạch viên chức chuyên ngành, tương đương ngạch cán sự.
  • Ngạch nhân viên.
  • Mã ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp.

Mã ngạch Điều dưỡng 

Ngạch Điều dưỡng hiện đang là một trong những ngạch thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm. Ngạch Điều dưỡng được hiểu là sự phân chia các cấp bậc phù hợp kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn của từng nhân viên. 

Ngạch Điều dưỡng hiện chia thành ba mã là 2, 3, 4 và mỗi mã/hạng sẽ có tiêu chuẩn và nhiệm vụ khác nhau.

Phân loại Điều dưỡng viên theo hạng 

Tại Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT0BNV, các hạng 2, 3, 4 ngạch Điều dưỡng có quy định về tiêu chuẩn chức danh như sau.

Hạng 2

Hạng 2 có mã số là V.08.05.11 được quy định rõ trong thông tư với tiêu chuẩn và nhiệm vụ rõ ràng gồm:

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo và bồi dưỡng

  • Tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ chuyên ngành Điều dưỡng.
  • Có các chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản, ngoại ngữ bậc 3 trở lên hoặc tiếng dân tộc với vị trí công việc yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 2.

Nhiệm vụ

  • Chăm sóc tại cơ sở y tế
  • Khám, nhận định, đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân.
  • Chỉ định chăm sóc và theo dõi phù hợp người bệnh.
  • Kiểm tra, đánh giá, báo cáo bác sĩ khi người bệnh có dấu hiệu bất thường.
  • Đánh giá quá trình chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối, hỗ trợ vấn đề tâm lý người nhà bệnh nhân.
  • Kiểm tra, đánh giá các kỹ thuật Điều dưỡng.
  • Hồi phục chức năng, dinh dưỡng cho bệnh nhân.
  • Đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng và việc ghi chép hồ sơ.
  • Xây dựng và triển khai quy trình chăm sóc người bệnh.
  • Sơ – cấp cứu
  • Chuẩn bị thuốc, phương tiện cấp cứu.
  • Ra chỉ định chăm sóc, thực hiện kỹ thuật sơ – cấp cứu.
  • Kiểm tra, tham gia và đánh giá công tác cấp cứu dịch bệnh, thảm họa.
  • Tư vấn, truyền thông, giáo dục
  • Lên kế hoạch, tư vấn sức khỏe người bệnh.
  • Lên nội dung, chương trình và làm truyền thông, tư vấn sức khỏe.
  • Đánh giá công tác đã thực hiện.
  • Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
  • Tuyên truyền, giáo dục vệ sinh về phòng bệnh tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng.
  • Chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia chương trình mục tiêu quốc gia.
  • Chẩn đoán, can thiệp điều dưỡng tại nhà.
  • Bảo vệ, thực hiện quyền người bệnh
  • Thực hiện các quyền lợi của người bệnh.
  • Đánh giá, đảm bảo an toàn người bệnh.
  • Phối hợp, hỗ trợ điều trị
  • Phân cấp chăm sóc.
  • Hỗ trợ người bệnh khi điều trị.
  • Hỗ trợ, giám sát, chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng cấp thấp hơn.
  • Quản lý bệnh án, hồ sơ và trang thiết bị.
  • Đào tạo, nghiên cứu, phát triển nghề
  • Đào tạo, hướng dẫn thực hành cho sinh viên, viên chức.
  • Cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và áp dụng vào chăm sóc người bệnh.
  • Cập nhật, áp dụng bằng chứng vào thực hành chăm sóc.
  • Xây dựng chương trình đào tạo liên tục và chuyên khoa.

Hạng 3

Hạng 3 có mã là V.08.05.12 gồm các nội dung chính như sau:

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo và bồi dưỡng

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên ngành Điều dưỡng.
  • Có chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản, ngoại ngữ bậc từ bậc 2 trở lên, chứng chỉ tiếng dân tộc với công việc có yêu cầu dùng tiếng dân tộc.

Nhiệm vụ

  • Chăm sóc tại cơ sở y tế
  • Khám, đánh giá kết quả chăm sóc.
  • Theo dõi, phát hiện và báo cáo kết quả cho bác sĩ điều trị khi người bệnh có dấu hiệu bất thường..
  • Đánh giá quá trình chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối, hỗ trợ tâm lý người nhà bệnh nhân.
  • Thực hiện kỹ thuật Điều dưỡng.
  • Nhận định nhu cầu về dinh dưỡng, kiểm tra và đánh giá trong thực hiện chăm sóc.
  • Xây dựng, thực hiện quy trình chăm sóc. Ghi chép hồ sơ.
  • Sơ – cấp cứu
  • Chuẩn bị thuốc, phương tiện cấp cứu.
  • Thực hiện kỹ thuật sơ – cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.
  • Tham gia cấp cứu khi có dịch bệnh, thảm họa.
  • Tư vấn, truyền thông, giáo dục
  • Đánh giá nhu cầu cần tư vấn của người bệnh.
  • Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc và phòng bệnh.
  • Xây dựng nội dung, thực hiện tư vấn và truyền thông sức khỏe..
  • Đánh giá công tác đã thực hiện.
  • Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
  • Tuyên truyền, giáo dục vệ sinh về phòng bệnh tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng.
  • Chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia chương trình mục tiêu quốc gia.
  • Thực hiện kỹ thuật Điều dưỡng tại nhà.
  • Bảo vệ, thực hiện quyền người bệnh
  • Thực hiện các quyền lợi của người bệnh.
  • Đảm bảo an toàn người bệnh.
  • Phối hợp, hỗ trợ điều trị
  • Phối hợp bác sĩ điều trị phân cấp và thực hiện chăm sóc.
  • Hỗ trợ người bệnh khi điều trị.
  • Hỗ trợ, giám sát, chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng cấp thấp hơn.
  • Quản lý bệnh án, hồ sơ và trang thiết bị.
  • Đào tạo, nghiên cứu, phát triển nghề
  • Đào tạo, hướng dẫn thực hành cho sinh viên, viên chức.
  • Cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và áp dụng vào chăm sóc người bệnh.
  • Xây dựng chương trình đào tạo liên tục và chuyên khoa.

Hạng 4

Hạng 4 có mã số là V.08.05.13 gồm tiêu chuẩn và nhiệm vụ sau:

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo và bồi dưỡng

  • Tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành Điều dưỡng. Trong trường hợp tốt nghiệp Trung cấp Hộ sinh, Y sĩ phải có chứng chỉ đào tạo Điều dưỡng theo quy định.
  • Có chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản, ngoại ngữ bậc 1 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với công việc yêu cầu dùng tiếng dân tộc.

Nhiệm vụ

  • Chăm sóc tại cơ sở y tế
  • Khám, đánh giá kết quả chăm sóc.
  • Theo dõi, phát hiện và báo cáo kết quả cho bác sĩ điều trị khi người bệnh có dấu hiệu bất thường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối, hỗ trợ tâm lý người nhà bệnh nhân.
  • Thực hiện kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản.
  • Nhận định nhu cầu về dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chăm sóc dinh dưỡng.
  • Ghi chép hồ sơ Điều dưỡng.
  • Sơ – cấp cứu
  • Chuẩn bị thuốc, phương tiện cấp cứu.
  • Thực hiện kỹ thuật sơ – cấp cứu.
  • Tham gia cấp cứu khi có dịch bệnh, thảm họa.
  • Tư vấn, truyền thông, giáo dục
  • Đánh giá nhu cầu cần tư vấn của người bệnh.
  • Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc và phòng bệnh.
  • Thực hiện tư vấn và giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh.
  • Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
  • Chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia chương trình mục tiêu quốc gia.
  • Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà.
  • Phối hợp, hỗ trợ điều trị
  • Phân cấp chăm sóc bệnh nhân.
  • Hỗ trợ người bệnh khi điều trị.
  • Quản lý bệnh án, hồ sơ và trang thiết bị.
  • Đào tạo, nghiên cứu, phát triển nghề
  • Hướng dẫn thực hành cho sinh viên, viên chức.
  • Áp dụng cải tiến, sáng kiến vào chăm sóc người bệnh.

Như vậy, mỗi hạng đều được phân chia và có quy định rõ ràng về yêu cầu và nhiệm vụ cần phải đáp ứng. Điều này giúp quá trình xây dựng hệ thống nhân sự ngành tiến hành dễ dàng, khoa học hơn.

Việc bổ nhiệm chức danh cũng được thực hiện theo từng hạng mục tại quy định thông tư. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng cũng được xếp loại cụ thể.

Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng hạng mấy?

Thông tư ban hành từ Bộ Y tế – Bộ Nội vụ quy định Điều dưỡng viên bằng Cử nhân thực hành Điều dưỡng thuộc hạng 4. Sinh viên tốt nghiệp ngoài tấm bằng Cao đẳng ngành, người học phải có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT và tin học theo tiêu chuẩn 03/2014/TT-BTTTT. Với hạng xếp loại này, sau khi tốt nghiệp chương trình Điều dưỡng hệ Cao đẳng bạn sẽ có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện chăm sóc sức khỏe cơ bản như khám, chẩn đoán, điều trị, giám sát, cấp cứu bệnh nhân. Ngoài ra, bạn có thể nâng cấp lên hạng 3 khi hoàn thành 2 năm công tác Điều dưỡng viên hạng 4 sau khi tốt nghiệp Cao đẳng. Từ hạng 3 lên hạng 2 cũng tương tự, song bạn phải trải qua thời gian làm việc tối thiểu 9 năm Điều dưỡng viên.

Qua đó đủ để thấy Cao đẳng là lựa chọn thông minh nhưng cần thời gian nhất định nếu người học có nhu cầu thăng tiến trong công việc. Và chọn trường Cao đẳng là bước đi đầu tiên để bạn hiện thực hóa nguyện vọng Điều dưỡng của mình.

Lựa chọn trường đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín

Cao đẳng Điều dưỡng uy tín phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm, học phí và khu vực địa lý. Hiện nay, số lượng trường Cao đẳng là không hề nhỏ, song chọn được đơn vị phù hợp không phải điều dễ dàng. Nếu bạn có dự định tìm trường chuyên môn dày dặn, học phí thấp, tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành cao thì Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là gợi ý lý tưởng. Trường đáp ứng các tiêu chí giảng dạy theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế.

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đáp ứng các tiêu chí giảng dạy của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đáp ứng các tiêu chí giảng dạy của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế

Cùng với đó là hàng loạt các thế mạnh của trường có thể đến như:

  • Tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm là 95% và có chiều hướng tăng.
  • Thường xuyên cập nhật, nâng cấp chất lượng học tập qua đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực giảng dạy và tích cực trao đổi, nghiên cứu với nhiều bệnh viện và trung tâm y tế uy tín.
  • Ứng dụng công nghệ mới nhất trong giảng dạy.
  • Liên kết các bệnh viện lớn trên địa bàn TP.HCM và các quốc gia phát triển như Đức, Nhật Bản, Canada,… thúc đẩy sinh viên học tập, tích lũy kinh nghiệm và kiếm việc làm.
  • Chi phí học tập thấp với các chính sách học bổng ưu đãi, chế độ vay vốn, miễn giảm học phí 50 – 100%.
  • Đẩy mạnh công tác hỗ trợ cộng đồng hàng năm thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe với lực lượng nòng cốt là sinh viên.

Năm 2024 trường mở rộng tuyển sinh ngành Điều dưỡng thông qua xét tuyển trực tuyến học bạ THPT hoặc dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia. 

Như vậy bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin trả lời cho câu hỏi Cao đẳng Điều dưỡng hạng mấy một cách chi tiết nhất. Bạn có thể căn cứ vào đó để hiểu hơn về ngành, cụ thể hơn là các nhiệm vụ công việc cần phải thực hiện khi ra trường, từ đó có định hướng đúng đắn, tránh những hiểu lầm không đáng có.

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngày quốc tế Điều dưỡng là ngày nào? Ý nghĩa ngày này là gì? Ngày quốc tế Điều dưỡng là ngày nào? Ý nghĩa ngày này là gì? Ngày Quốc tế Điều dưỡng là ngày nào và ý nghĩa của ngày kỷ niệm này như thế nào. Tìm hiểu rõ hơn về ngày kỉ niệm đặc biệt này Những bài viết hay về ngành Điều dưỡng hay, Ý nghĩa nhất Những bài viết hay về ngành Điều dưỡng hay, Ý nghĩa nhất Những bài viết hay về ngành Điều dưỡng góp phần tôn vinh nghề nghiệp cao quý là ngành nghề chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là gì? Có quan trọng không? Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là gì? Có quan trọng không? Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là giấy xác nhận chuyên môn của Điều dưỡng viên khi đã hoàn thành thời gian thực hành Điều dưỡng có phải là Bác sĩ không? So sánh điểm khác biệt Điều dưỡng có phải là Bác sĩ không? So sánh điểm khác biệt Điều dưỡng có phải là Bác sĩ không là thắc mắc của các em khi chọn ngành mình muốn theo học trong hệ thống y tế. Thuận lợi và khó khăn của ngành Điều dưỡng hay gặp phải Thuận lợi và khó khăn của ngành Điều dưỡng hay gặp phải Thuận lợi và khó khăn của ngành Điều dưỡng là thông tin cần nắm để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp xu hướng hiện nay. Điều dưỡng và Y tá là gì? Giống và khác nhau ở điểm nào? Điều dưỡng và Y tá là gì? Giống và khác nhau ở điểm nào? Điều dưỡng và Y tá là 2 nghề nghiệp khác nhau về tính chất công việc. Điểm khác biệt lớn 2 nghề liên quan đến hệ đào tạo, thời gian đào tạo Review về ngành Điều dưỡng nghề nhiều bạn trẻ yêu thích Review về ngành Điều dưỡng nghề nhiều bạn trẻ yêu thích Review về ngành Điều dưỡng chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp này. Từ đó, đưa ra quyết định phù hợp mong muốn việc làm tương lai. Cảm nhận về ngành Điều dưỡng thắp sáng lại nguồn sống Cảm nhận về ngành Điều dưỡng thắp sáng lại nguồn sống Cảm nhận về ngành Điều dưỡng chân thật sẽ giúp bạn lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với mình trong tương lai Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM dễ hơn so với hệ Đại học, là cơ hội học sinh tiếp cận với ngành học yêu thích dễ dàng.