Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là gì? Có quan trọng không?

Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là gì? Có quan trọng không?

03/07/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Để trở thành Điều dưỡng viên chính thức làm việc tại các cơ sở y tế bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan chức năng cấp. Cùng tìm hiểu rõ về các điều kiện, quy định cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng qua bài viết chi tiết sau đây.

Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là gì? Ý nghĩa chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng

Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là giấy chứng nhận chuyên môn của Điều dưỡng viên. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải trải qua chương trình đào tạo bài bản tại trường Cao đẳng, Đại học và thời gian thực hành tại cơ sở y tế đúng quy định. 

Đối với cơ quan nhà nước, chứng chỉ hành nghề là công cụ để giám sát các Điều dưỡng viên, đánh giá đạo đức nghề nghiệp của người Điều dưỡng. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng cần thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ và có thể bị thu hồi chứng chỉ nếu vi phạm quy định trong nghề Điều dưỡng.

Chứng chỉ Điều dưỡng là giấy tờ quan trọng cần có của Điều dưỡng viên

Chứng chỉ Điều dưỡng là giấy tờ quan trọng cần có của Điều dưỡng viên

Chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng có tầm quan trọng trong nhiều mặt như:

  • Điều kiện tuyển dụng của các cơ sở khám, chữa bệnh: Có chứng chỉ hành nghề là yếu tố để tương lai nghề nghiệp rộng mở hơn. Điều dưỡng có thể làm những công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe và muốn trở thành Điều dưỡng viên thì chứng chỉ hành nghề là điều kiện cần phải có.
  • Chứng minh năng lực của người Điều dưỡng: Thông qua chứng chỉ hành nghề, Điều dưỡng viên có thể chứng minh được năng lực của bản thân mình từ kiến thức đến kỹ năng. Khi đảm bảo được yếu tố chuyên môn, các Điều dưỡng viên có thể đảm đương được công việc và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

Ai cần xin cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng?

Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, Điều dưỡng viên là đối tượng cần xin cấp chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng. Đây là đối tượng cần có chứng chỉ Điều dưỡng để con đường sự nghiệp rộng mở, dễ dàng thăng tiến hơn trong tương lai.

Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng viên

Trước đây, chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng được cấp 1 lần và có giá trị trong phạm vi cả nước theo quy định được nêu ở khoản 2 Điều 25 Luật Khám, chữa bệnh 2009. Tuy nhiên, theo luật mới tại Điều 27 Luật Khám chữa bệnh 2023, mỗi Điều dưỡng viên được cấp 1 giấy phép hành nghề có giá trị trên toàn quốc với thời gian 05 năm. Quy định cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng đã nêu rõ chỉ tiến hành sau khi Điều dưỡng viên vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực nghề nghiệp.

Nội dung của chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng

Theo Điều 17 Luật số 40/2009/QH12 của Quốc hội, nội dung của chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng bao gồm:

  1. a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn
  2. b) Hình thức hành nghề
  3. c) Phạm vi hành nghề của Điều dưỡng

Chi phí xin cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng viên

Theo thông tin được công bố trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, chi phí xin cấp chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng cụ thể là 430.000 đồng. Lệ phí này áp dụng cho cả hình thức nộp hồ sơ trực tuyến hay thông qua bưu điện.

Thời gian thực hành để có chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng

Thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng viên là từ 09 tháng tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Sau khoảng thời gian thực hành này, Điều dưỡng viên có thể làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định pháp luật.

Thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng là 06 tháng

Thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng là 06 tháng

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng

Căn cứ Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề ngành Điều dưỡng như sau:

  1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
  2. a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
  3. b) Giấy chứng nhận là lương y;
  4. c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  5. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  6. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
  7. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng viên gồm những gì?

Căn cứ Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng như sau:

  1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:
  2. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
  3. b) Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
  4. c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
  5. d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

đ) Phiếu lý lịch tư pháp;

  1. e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
  2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:
  3. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
  4. b) Bảo sao văn bằng chuyên môn;
  5. c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
  6. d) Văn bản xác nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này;

đ) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

  1. e) Phiếu lý lịch tư pháp;
  2. g) Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
  3. Người bị mất hoặc bị hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 của Luật này thì chỉ phải làm đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề.
  4. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị thu hồi quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 của Luật này bao gồm:
  5. a) Các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với người Việt Nam hoặc khoản 2 Điều này đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ văn bản xác nhận quá trình thực hành;
  6. b) Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

Theo đó, hồ sơ xin cấp chứng chỉ Điều dưỡng  đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
  • Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.

Trình tự thực hiện xin cấp chứng chỉ Điều dưỡng

Các bước xin cấp chứng chỉ Điều dưỡng viên thực hiện như sau:

Bước 1: Điều dưỡng viên gửi hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan chức năng nhận hồ sơ và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Trong khoảng 20 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ xem xét và lập biên bản thẩm định hồ sơ:

  • Với những hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 10 ngày kể từ khi viết biên bản thẩm định, cơ quan chức năng sẽ cấp chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng cho người đề nghị.
  • Với hồ sơ chưa hợp lệ: Trong vòng 5 ngày kể từ khi có biên bản thẩm định, cơ quan chức năng sẽ có văn bản thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ kèm theo các nội dung cần chỉnh sửa.
  • Với hồ sơ không đủ điều kiện: Cơ quan chức năng sẽ có văn bản trả lời cụ thể.

Bước 4: Chứng chỉ nghề Điều dưỡng được gửi đến địa chỉ mà người đề nghị đã cung cấp.

Lưu ý trong quá trình nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ Điều dưỡng

Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề ngành Điều dưỡng, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như:

  • Có thể nộp hồ sơ theo 2 phương thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
  • Khi gửi hồ sơ qua đường bưu điện nên chọn hình thức đảm bảo bởi đây là những tài liệu có tính chất quan trọng.
  • Có thể theo dõi tình trạng hồ sơ đã được xử lý hay chưa qua email, tin nhắn điện thoại.

Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là giấy chứng nhận chuyên môn của Điều dưỡng viên. Đây là văn bản giúp con đường sự nghiệp tương lai của các Điều dưỡng rộng mở hơn, thuận lợi hơn khi ứng tuyển tại các cơ sở y tế lớn trên khắp cả nước. Nếu các em học sinh đang có mong muốn trở thành Điều dưỡng viên, có thể tham khảo chương trình đào tạo Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có mục đích và quan trọng thế nào? Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có mục đích và quan trọng thế nào? chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới. Điều dưỡng khối D01 học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào? Điều dưỡng khối D01 học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào? Điều dưỡng thi khối D01 được không? Cùng tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên để có định hướng tốt nhất trong tương lai. Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Học chuyển đổi Y sĩ đang Điều dưỡng có thể phát triển trong tương lai. Vậy chương trình học này như thế nào? Điều dưỡng đa khoa là gì? Kiến thức Điều dưỡng đa khoa chi tiết Điều dưỡng đa khoa là gì? Kiến thức Điều dưỡng đa khoa chi tiết Điều dưỡng đa khoa là gì là vấn đề được rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu bởi là ngành học tiềm năng hiện nay. Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ: Tổng hợp kiến thức chuẩn Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ: Tổng hợp kiến thức chuẩn Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cũng như thu nhập cho bản thân. Cùng tìm hiểu chi tiết Điều dưỡng gây mê hồi sức là gì? Giải đáp thông tin chuyên sâu Điều dưỡng gây mê hồi sức là gì? Giải đáp thông tin chuyên sâu Điều dưỡng gây mê hồi sức nhận được rất nhiều sự quan tâm của thí sinh vào mỗi mùa tuyển sinh. Vậy, Điều dưỡng gây mê hồi sức là gì? Điều dưỡng da liễu là gì? Cẩm nang kiến thức Điều dưỡng da liễu Điều dưỡng da liễu là gì? Cẩm nang kiến thức Điều dưỡng da liễu Điều dưỡng da liễu đang là ngành học nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh trên toàn quốc hiện nay. Tỷ lệ thất nghiệp ngành Điều dưỡng như thế nào tại Việt Nam? Tỷ lệ thất nghiệp ngành Điều dưỡng như thế nào tại Việt Nam? Tỷ lệ thất nghiệp ngành Điều dưỡng thế nào bởi nhiều thí sinh đam mê và muốn đăng ký theo học nhưng vẫn còn băn khoăn. Điều dưỡng Phục hồi Chức năng là gì? Có vai trò, nhiệm vụ gì? Điều dưỡng Phục hồi Chức năng là gì? Có vai trò, nhiệm vụ gì? Điều dưỡng Phục hồi Chức năng là quá trình vô cùng quan trọng giúp người bệnh phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần.