Thuốc Y học Cổ truyền là gì? Tiềm năng phát triển hiện nay

Thuốc Y học Cổ truyền là gì? Tiềm năng phát triển hiện nay

25/05/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Sự phát triển của Y học Cổ truyền kéo theo thuốc Y học Cổ truyền có nhiều thay đổi lớn. Trong đó phải kể đến những tiềm năng to lớn mang lại cho người lao động, những học sinh – sinh viên sắp và đang học trong ngành này. Bài viết này mời bạn cùng Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Thuốc Y học Cổ truyền là gì?

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BYT có định nghĩa về thuốc Y học Cổ truyền như sau:

Thuốc Y học Cổ truyền (gồm cả vị thuốc Y học Cổ truyền và thuốc thang) là thuốc có thành phần là dược liệu chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp Y học Cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại. Thuốc Y học Cổ truyền có tác dụng nâng cao sức khỏe thể chất – tinh thần và an toàn với người sử dụng.

Thuốc Y học Cổ truyền có thành phần là dược liệu chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo phương pháp Y học Cổ truyền

Thuốc Y học Cổ truyền có thành phần là dược liệu chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo phương pháp Y học Cổ truyền

Thuốc dùng để chữa bệnh hiện nay có các loại phổ biến sau:

  • Thuốc sắc: Là chế phẩm dạng lỏng được bào chế từ một hoặc nhiều vị thuốc thông qua phương pháp sắc với nước ở nhiệt độ 100°C hoặc thấp hơn trong thời gian nhất định. Thuốc dùng để uống hay dùng ngoài.
  • Thuốc tán: Là chế phẩm dạng khô, tơi được bào chế từ một hoặc nhiều vị thuốc. Thuốc chế biến và phối ngũ bằng cách tán mịn, rây, trộn đều và thường để uống hoặc dùng ngoài.
  • Thuốc hoàn: Là chế phẩm dạng rắn, hình cầu, được bào chế từ bột, dịch chiết Dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ) với tá dược tính theo khối lượng quy định. Thuốc dùng để uống.
  • Chè thuốc: Là chế phẩm dạng rắn bào chế từ một hoặc nhiều vị thuốc (đã được chế biến và phối ngũ), phân chia mức độ nhất định, đóng thành các gói nhỏ và dùng dưới dạng nước hãm để uống hoặc dùng ngoài.
  • Cốm thuốc: Là chế phẩm dạng rắn bào chế từ bột, dịch chiết Dược liệu (đã được chế biến và phổi ngũ) với tá dược tạo thành hạt cốm theo kích cỡ nhất định. Thuốc dùng để uống.
  • Rượu thuốc: Là chế phẩm dạng lỏng được bào chế bằng chiết xuất Dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ) với rượu trắng dùng để uống hay dùng ngoài.
  • Cao thuốc: Là chế phẩm dạng lỏng hoặc đặc bào chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất nhất định dịch chiết thu được từ dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ) với dung môi thích hợp bằng phương pháp chiết xuất. Thuốc dùng để uống hoặc bào chế thành các dạng khác.
  • Siro thuốc: Là chế phẩm dạng lỏng, có độ sánh làm bằng cách cô đến thể chất nhất định dịch chiết thu được từ dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ) kết hợp dung môi và bằng phương pháp chiết xuất với lượng đường thích hợp để uống.
  • Thuốc viên: Là chế phẩm dạng rắn được bào chế từ bột hay dịch chiết Dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ) với các tá dược tạo thành các loại viên khác nhau  như viên nén, viên bao, viên nhộng,… Thuốc dùng để uống.

Hiện nay, thuốc Y học Cổ truyền không còn xa lạ với người dân khi nhận thấy thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy loại thuốc này có những thế mạnh và hạn chế gì cho người bệnh?

Ưu điểm, nhược điểm của thuốc Y học Cổ truyền

Thuốc Y học Cổ truyền sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng, cụ thể:

  • Các phương thuốc cổ truyền với nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên nên khá an toàn và hiệu quả cao, đặc biệt là với những người mắc bệnh mãn tính.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp người bệnh thư giãn tinh thần và khỏe mạnh.
  • Ít tác dụng phụ.
  • Kết hợp với Y học Hiện đại phát huy tối ưu hiệu quả chữa bệnh toàn diện.

Bên cạnh hiệu quả tốt như vậy, thuốc cổ truyền cũng còn một số hạn chế nhỏ như:

  • Tác dụng chậm, một số bài thuốc có vị khó uống.
  • Kiêng kị với đồ uống, thức ăn hoặc một số loại dược liệu nhất định trong từng trường hợp đặc thù.

Dù còn những hạn chế song không phủ nhận những lợi ích to lớn của thuốc Y học Cổ truyền. Cùng với việc người dân quan tâm hơn đến chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp cổ truyền và dùng thuốc từ thiên nhiên lành tính đã tạo cơ hội cho thuốc cổ truyền có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tiềm năng phát triển của thuốc Y học Cổ truyền trong tương lai

Thực tế, thuốc Y học Cổ truyền đang có nhiều cơ hội để phát triển. Nguyên nhân chính là ngành Y học Cổ truyền đang được chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng và phủ kín trong hệ thống khám – chữa bệnh. Sự phối hợp Đông – Tây Y hay giữa Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại được xem là xu thế phát triển tất yếu của Y học. 

Việt Nam cũng đang thực hiện chương trình hành động đến năm 2030 đạt mục tiêu 100% tỉnh/thành phố có bệnh viện đa khoa Y Dược Cổ truyền, 95% bệnh viện hiện đại có khoa Y – Dược Cổ truyền, 100% các trạm y tế xã đều sử dụng Y Dược Cổ truyền chăm sóc sức khỏe và khám – chữa bệnh. Các hoạt động nghiên cứu trong ngành được khuyến khích, trong đó tiêu biểu là phát hiện, nghiên cứu thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền; nghiên cứu tính vị và tác dụng của các vị thuốc nam, thuốc dân gian, bài thuốc Y học Cổ truyền trong phòng và chữa bệnh. Ngoài ra, hoạt động tuyển chọn, phát triển thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền an toàn hiệu quả cao cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. 

Việt Nam hướng tới sản xuất thuốc “tự túc” nguồn dược liệu, thực hiện cân bằng Dược học hiện đại và Y học dân tộc; thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nhằm phát huy tiềm năng vốn có của Dược phẩm trong nước. Các chính sách đào tạo ngành Y học Cổ truyền mở rộng hình thức tuyển sinh, đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo số lượng và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực ngành kế cận.

Vì những lý do trên mà Y học Cổ truyền đang dần là một phần không thể thiếu trong công tác khám – chữa bệnh cộng đồng. Điều này tạo cơ hội cho nghiên cứu, sử dụng thuốc Y học Cổ truyền nhân rộng, số lượng các vị thuốc Y học Cổ truyền đăng ký lưu hành hiện nay cũng gia tăng.

Các vị thuốc Y học Cổ truyền được đăng ký lưu hành hiện nay

Sau đây là danh sách số lượng các vị thuốc Y học Cổ truyền được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam hiện nay.

STT

Tên thuốc

1

Ý dĩ chế

2

Xích thược phiến

3

Xa tiền tử

4

Viễn chí chế

5

Uy linh tiên

6

Tục đoạn phiến

7

Trạch tả phiến

8

Thục địa

9

Thiên niên kiện phiến

10

Thảo quyết minh chế

11

Tần giao phiến

12

Tam thất

13

Sinh địa

14

Sài hồ phiến

15

Ngô thù du

16

Mạch môn

17

Liên nhục

18

Kim ngân hoa

19

Kim ngân cuộng

20

Khương hoạt phiến

21

Ké đầu ngựa chế

22

Huyết giác phiến

23

Huyền sâm phiến

24

Hoàng liên phiến

25

Hậu phác chế sinh khương

26

Hà thủ ô đỏ chế

27

Đương quy chế

28

Đỗ trọng phiến

29

Diệp hạ châu đắng

30

Địa long chế

31

Đảng sâm chích gừng

32

Cốt toái bổ chế

33

Câu đằng

34

Cam thảo chích mật ong

35

Bạch linh phiến

36

Bách bộ phiến

37

Ba kích chế

38

Xuyên bối mẫu

39

Trần bì vi sao

40

Thương truật sao qua

Trên đây là những vị thuốc tiêu biểu được cấp phép lưu hành tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn nhiều cái tên khác như Thổ phục linh phiến, Thăng ma phiến, Tang bạch bì, Sa nhân,… cùng hơn 800 vị thuốc khác. 

Đặc biệt, trong năm 2023 Cục Y Dược học Cổ truyền cũng đã cấp giấy đăng ký lưu hành, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho hơn 100 thuốc cổ truyền. Điều này đảm bảo cho thuốc Y học Cổ truyền có đủ nguồn nguyên liệu tương ứng, đồng thời khẳng định thuốc cổ truyền đang được đầu tư rất tốt.

Như vậy, Y học Cổ truyền nói chung và thuốc Y học Cổ truyền nói riêng có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Việc Chính phủ kết hợp sản xuất Dược với tiềm năng Y học Cổ truyền được coi là bước tiến mới trong nâng cao hiệu quả khám – chữa bệnh. Nhận thấy những điều trên, không ít bạn trẻ đã ấp ủ mục tiêu theo học ngành Dược hoặc Y học Cổ truyền.

Không ít bạn trẻ đã ấp ủ mục tiêu theo học ngành Dược hoặc Y học Cổ truyền

Không ít bạn trẻ đã ấp ủ mục tiêu theo học ngành Dược hoặc Y học Cổ truyền

Nếu các em đang cần tìm đơn vị học Dược và Y học Cổ truyền chất lượng thì có thể tham khảo Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Chương trình đào tạo Trung cấp Y học Cổ truyền tại trường là 2 năm, Cao đẳng Dược là 3 năm. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ra trường dễ kiếm việc làm, nhà trường đã cho sinh viên thực hành – thực tập ngay từ sớm với sự dẫn dắt của giảng viên, chuyên gia hàng đầu trong ngành. Các em được rèn luyện thành thạo kiến thức – kỹ năng về thuốc, bào chế nghiên cứu thuốc, khám – chữa bệnh Y học Cổ truyền, marketing Dược,… Mạng lưới liên kết giữa trường và bệnh viện/phòng khám/nhà thuốc/doanh nghiệp đảm bảo sinh viên thực tập có cơ hội việc làm hấp dẫn. 

Trường Phạm Ngọc Thạch địa chỉ đào tạo Y học Cổ Truyền uy tín

Trường Phạm Ngọc Thạch địa chỉ đào tạo Y học Cổ Truyền uy tín

Năm 2024, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét học bạ hoặc xét điểm thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ tuyển sinh đầu vào ngành Dược và Y học Cổ truyền. Thí sinh có nguyện vọng chỉ cần đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website nhà trường.

Như vậy, thuốc Y học Cổ truyền có nhiều tiềm năng trong tương lai. Với những ai yêu thích lĩnh vực này có thể tìm hiểu để tận dụng những lợi thế đó nắm bắt cơ hội việc làm cho mình. Riêng các bạn trẻ, học Dược hay Y học Cổ truyền sẽ là lựa chọn sáng suốt để các em cống hiến sức mình vào công việc khám chữa bệnh cứu người – một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Các phương pháp chữa bệnh theo Y học Cổ truyền quý báu Các phương pháp chữa bệnh theo Y học Cổ truyền quý báu Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền an toàn vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại. Cùng tìm hiểu ngay Câu hỏi trắc nghiệm Y học Cổ truyền – Bí quyết để đạt điểm cao Câu hỏi trắc nghiệm Y học Cổ truyền – Bí quyết để đạt điểm cao Câu hỏi trắc nghiệm Y học cổ truyền có đáp án sẽ giúp các sinh viên nắm chắc kiến thức, rút ra các phần cần sửa sai và đạt điểm thi cao hơn. Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền có mục đích, quan trọng gì? Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền có mục đích, quan trọng gì? Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, hướng dẫn quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền Y học Cổ truyền vừa học vừa làm có những ưu nhược điểm gì? Y học Cổ truyền vừa học vừa làm có những ưu nhược điểm gì? Nên học Trung cấp Y học cổ truyền hệ vừa học vừa làm hay không là thắc mắc của rất nhiều người đang có nguyện vọng theo đuổi ngành học này. Y học Cổ truyền tiếng anh là gì? Nghĩa Y học Cổ truyền tiếng Anh Y học Cổ truyền tiếng anh là gì? Nghĩa Y học Cổ truyền tiếng Anh Tiếng Anh có vai trò quan trọng với mọi lĩnh vực, kể cả Y học Cổ truyền. Thông tin Y học Cổ truyền tiếng Anh là gì không phải ai cũng nắm rõ. Logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa thể hiện giá trị bản sắc Logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa thể hiện giá trị bản sắc Thiết kế logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa không dễ. Biểu tượng cần thể hiện giá trị và truyền tải thông điệp của tổ chức đến khách hàng. Học Y học Cổ truyền Online? Thuận lợi, khó khăn học Online Học Y học Cổ truyền Online? Thuận lợi, khó khăn học Online Học Y học Cổ truyền online là lựa chọn của học viên không có thời gian rảnh. Hình thức học này góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian học Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM uy tín năm 2024 Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM uy tín năm 2024 Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM là khóa đào tạo trong thời gian 3 - 6 tháng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực Đông Y Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền điều kiện, thủ tục Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền điều kiện, thủ tục Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền cần tuân thủ đúng pháp luật để đáp ứng đúng những tiêu chí về an toàn mới được phép hoạt động.