05/05/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungCứ mỗi mùa tựu trường sắp đến, công tác chuẩn bị nhập học của các tân sinh viên ngành Y học Cổ truyền nói riêng và Y học nói chung càng trở nên gấp rút. Lưu ý khi học Trung cấp Y học Cổ truyền sau sẽ giúp những em chuẩn bị tốt hành trang trước khi bước chân vào môi trường học mới.
Trước khi học Trung cấp Y học Cổ truyền, các sĩ tử cần chuẩn bị đầy đủ kỹ năng về điều kiện tài chính, chỗ ở, phương tiện đi lại,…, cụ thể:
Vấn đề chỗ ở luôn là điều các tân sinh viên cần ưu tiên đầu tiên để an tâm nhập học. Trong đó, phòng trọ và ký túc xá là hai lựa chọn phổ biến. Mỗi nơi đều có những ưu – nhược điểm khác nhau đòi hỏi sinh viên năm nhất cân nhắc kỹ trước khi chọn nơi gắn bó sau này.
Ký túc xá có lợi thế về sự tiện lợi vì ở ngay trong khuôn viên trường, an ninh bảo mật tốt. Chi phí ở cũng phù hợp với “túi tiền” hầu hết các em học sinh. Đồng thời, trong cộng đồng ký túc xá các em có nhiều cơ hội giao lưu với bạn bè, anh chị cùng khóa hoặc khóa khác. Tuy nhiên, những bất cập ở chung, sinh hoạt chung hay các quy định nghiêm ngặt giờ giấc và nấu ăn là hạn chế khi ở ký túc xá.
Ở phòng trọ được thoải mái nấu nướng, giờ giấc linh hoạt hơn. Các em được tự do hơn trong chủ động, kiểm soát cuộc sống chính mình, thuận lợi đi làm thêm hay tham gia hoạt động ngoài giờ. Tuy vậy, ở trọ ngoài cũng tồn tại bất cập liên quan đến lừa đảo, môi giới nếu không suy xét cẩn thận.
Lời khuyên cho các em là năm nhất nên chọn ở ký túc xá để làm quen dần với môi trường học mới, sau đó có thể lựa chọn ở trọ bên ngoài.
Có hai lựa chọn phương tiện đi lại phổ biến là xe máy và xe buýt. Tuỳ vào khả năng chi trả và khoảng cách đi học hay chỗ làm thêm các bạn lựa chọn cho mình phương tiện phù hợp nhất.
Với những bạn đi xe máy nên tìm hiểu kỹ tình hình an ninh nơi ở để có giải pháp an toàn tránh mất tài sản. Ngược lại, đi xe buýt nên thận trọng giữ gìn đồ đạc quan trọng, tiền bạc vì nạn trộm cắp, móc túi khá phổ biến hiện nay.
Học năm nhất là giai đoạn các bạn trẻ bắt đầu rời xa “vòng tay” cha mẹ bắt đầu cuộc sống chủ động. Vì vậy, chi phí học tập và sinh hoạt cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Nhất là các khoản chi tiêu hàng ngày nên được ghi chú chi tiết từng ngày trong khoản định mức quy định trước đó. Tốt nhất nên chia thành từng khoản chi riêng biệt như tiền phòng, tiền ăn, tiền mua sách,… Tất cả không được thâm hụt vào. Quỹ dự phòng cũng là phương án lý tưởng các em nên xây dựng để dự trù trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra.
Lên thành phố khác học bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế/xã hội, thẻ ngân hàng, bằng lái xe, thẻ sinh viên (nếu có), giấy báo nhập học,… Chuẩn bị như vậy để khi có vấn đề xảy ra các em vẫn có thể dùng giấy tờ tuỳ thân và tiền mặt hỗ trợ.
Nắm rõ và đầy đủ thông tin trường và ngành sắp học giúp bạn rất nhiều để không bỡ ngỡ, hoang mang thời gian đầu nhập học. Các em hãy bắt đầu tìm kiếm, thu thập các thông tin trường và ngành học như sau:
Tất cả những thông tin trên giúp học sinh có cái nhìn bao quát về ngành Y học Cổ truyền, trường đào tạo và quá trình học sau này. Đặc biệt đây sẽ là sự chuẩn bị tốt để các em tự tin hơn trong môi trường học mới.
Ngoài ra, để học Trung cấp Y học Cổ truyền có thành tích tốt cũng cần có “bí quyết” riêng mà các tân sinh viên phải trau dồi, rèn luyện. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong những lưu ý ngay sau đây.
Có điểm cao, kiến thức vững chắc là điều sinh viên nào cũng mong muốn. Chúng thể hiện tài năng và trình độ, đồng thời củng cố bản lĩnh và sự tự tin cho người học. Vậy học ngành Y học Cổ truyền nói riêng và các ngành Y khác nói chung cần lưu ý gì để đạt hiệu quả tốt?
Trong 3 năm học sinh viên muốn đạt thành tích tốt cần hiểu và phân loại chương trình học thành những nhóm cụ thể. Ví dụ:
Mục tiêu ở đây gồm các kết quả đặt ra và phải đạt được theo thời gian cụ thể. Nhưng trước đó các em nên có mục tiêu chung cho toàn bộ thời gian học tập, gắn bó với ngành và trường. Ví dụ như trở thành Y sĩ Y học Cổ truyền chuyên môn tốt, tiếng Nhật giỏi để làm tại Nhật,… Ngược lại, mục tiêu nhỏ nên được giới hạn trong 1 tháng hoặc 2 tháng là hợp lý. Ví dụ trong 2 tháng đầu làm quen với các bạn trong lớp, đạt điểm B+ trở lên các môn lý luận đại cương,…
Song song với mục tiêu cần có thời gian đi kèm rõ ràng được quản lý một cách bài bản và khoa học. Hãy phân chia thời gian biểu thật chi tiết gồm lịch học trên trường, lịch học ngoài giờ, thời gian làm thêm hay sinh hoạt câu lạc bộ. Sau đó sắp xếp tất cả những gì cần làm như ôn bài/đề cương, hoạt động ngoại khoá, học trên thư viện, học nhóm,… và cố gắng tuân thủ nghiêm ngặt.
Lưu ý: Có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian từng tuần. Nên tập thói quen ghi chép và sắp xếp các đầu công việc theo thứ tự ưu tiên.
Thời điểm năm nhất không đồng nghĩa với việc tân sinh viên được vui chơi thỏa thích, bỏ bê học hành. Thêm vào đó, Y học Cổ truyền là lĩnh vực rộng lớn và kiến thức không chỉ giới hạn trong sách vở trên lớp. Vì vậy tân sinh viên cần chuẩn bị tâm thế chủ động học hỏi, mở rộng quy mô nguồn kiến thức từ bạn bè, anh chị khóa trên, thầy cô, các chuyên gia,… Có 3 kỹ năng quan trọng bất kỳ sinh viên Y học Cổ truyền nào cũng cần bổ sung là:
Trí nhớ là yếu tố quan trọng giúp các y sĩ tương lai gặt hái được nhiều thành tựu học tập và công việc. Sau đây là một số gợi ý phương pháp giúp bạn nhớ lâu không thể bỏ qua:
Việc chuẩn bị sớm sẵn sàng mọi thứ từ những ngày chưa nhập học giúp những năm tháng học tập sau này dễ dàng và tận dụng cơ hội tốt hơn. Những lưu ý khi học Trung cấp Y học Cổ truyền mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ ở trên chính là “cẩm nang” hữu ích các em không nên bỏ qua. Hãy lưu lại và áp dụng ngay từ bây giờ nhé.