12/03/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungCó nên học Trung cấp Y học Cổ truyền? Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên thí sinh cần hiểu rõ về vị thế ngành, các điểm mạnh – điểm hạn chế, chương trình đào tạo và cơ hội việc làm của ngành Y học Cổ truyền hiện nay.
Y học Cổ truyền là lĩnh vực có lịch sử phát triển lâu đời và áp dụng qua hàng ngàn năm ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia nói chung. Theo thời gian, ngành Y học Cổ truyền đã được chứng minh là phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả và đáng tin cậy. Chính vì vậy mà hiện nay ngành đã được công nhận và chú trọng phát triển như một phần của hệ thống Y tế chính thức tại nhiều quốc gia, từ đó tạo cơ hội việc làm và nâng cao chuyên môn cho người học.
Minh chứng cho vị thế của ngành Y học Cổ truyền hiện nay, mới đây Hội nghị Y học Cổ truyền toàn cầu lần thứ nhất đã được tổ chức bởi WHO và Chính phủ Ấn Độ. Tại hội nghị, các chuyên gia hàng đầu về Y học Cổ truyền khắp thế giới đã cố vẫn và thảo luận trong xây dựng chính sách và chiến lược hành động 2025 – 2034 về phát triển ngành. Điều này thể hiện sự cam kết của WHO trong giữ gìn và phát huy các giá trị của y học bản địa, thúc đẩy Y học Cổ truyền phát triển, y học tích hợp và y học bổ sung trong chăm sóc sức khỏe người dân. Đoàn Việt Nam trong hội nghị đã nhấn mạnh những điểm quan trọng trong đổi mới sáng tạo, đề xuất giải pháp và hoạt động cần thiết trong thời gian tới. Đồng thời đánh giá các điểm tích cực của ngành Y học Cổ truyền Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Mới đây, Bộ Y Tế ban hành dự thảo Thông tư quy định kết hợp ngành Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại gồm các nội dung chính như sau:
Song thực tế, lực lượng y sĩ – bác sĩ Y học cổ truyền tại Việt Nam đang khan hiếm, không đáp ứng các yêu cầu và vị thế của ngành. Theo báo cáo Hội Đông Y Việt Nam, tính đến năm 2023 cả nước hiện chỉ có khoảng 20% lương y thuộc hội được cấp giấy phép hành nghề và chưa có thêm bất kỳ hội viên nào được cấp chứng nhận trong suốt 20 năm gần đây. Vì vậy, giáo dục bồi dưỡng nghề nghiệp là một trong các đề mục cấp thiết hiện nay..
Cùng với sự xu hướng toàn thế giới, vị thế Y học Cổ truyền Việt Nam cũng dần có biến động theo chiều hướng tích cực. Và những thay đổi đó là tất yếu và hoàn toàn phù hợp với thực tế. Điều này đặt ra yêu cầu với những thí sinh dự định theo học Trung cấp Y học Cổ truyền hay Đại học phải nắm bắt tình hình nhanh nhạy, trong đó bao gồm các thế mạnh và hạn chế của ngành để có hướng đi phù hợp.
Y học Cổ truyền luôn được các chuyên gia đánh giá tích cực về triển vọng tương lai. Tuy nhiên, ngành cũng có những ưu điểm – hạn chế nhất định.
Các điểm mạnh của Y học Cổ truyền có thể kể đến gồm:
Bên cạnh ưu điểm, Y học Cổ truyền không tránh khỏi một số hạn chế nhất định, cụ thể:
Y học Cổ truyền còn tồn tại một số nhược điểm, song chúng không ảnh hưởng đến tác dụng khám và chữa bệnh. Những ưu điểm vẫn là giá trị chính của ngành và được Chính phủ chú trọng phát triển để nâng cao chất lượng Y tế nước nhà, đồng thời hòa nhập cùng xu thế thế giới. Để làm được điều đó, chú trọng đào tạo là một trong những công việc cần quan tâm hàng đầu. Vậy có nên học Trung cấp Y học Cổ truyền hay không vẫn luôn là băn khoăn của nhiều thí sinh khi đứng trước ngưỡng cửa định hướng nghề nghiệp.
Thực tế, học Trung cấp là cách lý tưởng để bạn trang bị kiến thức cơ sở và chuyên ngành vững chắc trước khi hành nghề. Sinh viên được học đầy đủ các bộ môn liên quan như lý luận đại cương pháp luật, chính trị, ngoại ngữ, Giải phẫu – Sinh lý, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học Y học Cổ truyền – Y học Hiện đại, Bài thuốc cổ phương, Bào chế đông dược,… Các khóa thực hành cộng đồng, thực tập tốt nghiệp được các trường hệ Trung cấp tập trung phát triển hướng đến nâng cao chuyên môn nhân sự tối đa. Ngoài ra, học Trung cấp còn sở hữu các lợi thế khác như thời gian học ngắn, chi phí học tập thấp,…
Tốt nghiệp Trung cấp, sinh viên có thể làm y sĩ, kỹ thuật viên và hành nghề Y theo khả năng khám chữa bệnh của mình. Bạn có thể làm việc tại các phòng khám tư nhân hoặc tham gia vào công tác dự phòng bệnh, các tổ chức quản lý, chương trình chăm sóc sức khỏe hay các khoa hoặc bệnh viện chuyên về Y học Cổ truyền,… Nhu cầu nhân sự lớn trong thời gian tới cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp khi học Trung cấp Y học Cổ truyền.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều đơn vị đào tạo Trung cấp Y học Cổ truyền nên trước khi ứng tuyển, thí sinh nên tìm hiểu kỹ để chọn được trường tốt, phù hợp với năng lực của mình.
Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (CBK) – một trong những trường đi đầu trong đào tạo Y học Cổ truyền khu vực Tp.HCM sẽ là gợi ý không tồi để bạn tham khảo. Trường triển khai chương trình đào tạo theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Sinh viên sẽ được học 28 môn học/mô đun với khối lượng thời gian toàn khóa là 1965 giờ, trong đó các môn chung/đại cương là 255 giờ, môn chuyên ngành là 1875 giờ. Đặc biệt, CBK kéo dài thời gian thực hành và trải nghiệm thực tế khi có tới 1385 giờ (chiếm tới 70.4% toàn bộ chương trình học).
Trường đào tạo bác sĩ Y học Cổ truyền Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch còn có các thế mạnh khác có thể kể đến như:
Năm 2024, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh số lượng lớn thông qua hình thức xét tuyển học bạ THPT và xét tuyển trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo các sĩ tử. Nếu bạn còn phân vân chưa biết chọn trường học nào tốt, hãy ứng tuyển ngay Trung cấp Y học Cổ truyền tại Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Như vậy, có nên học Trung cấp Y học Cổ truyền không còn là vấn đề khó. Những kiến thức về ngành, hệ đào tạo ở trên chính là “cẩm nang” hữu ích để thí sinh nắm rõ các nội dung quan trọng, từ đó định hướng đúng đắn cho mình. Bạn cũng đừng quên chọn trường đào tạo phù hợp để có điều kiện tốt nhất phát triển các kiến thức, kỹ năng và tăng cơ hội việc làm.