Phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền hiện nay là gì?

Phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền hiện nay là gì?

12/06/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Mặc dù Y học Hiện đại phát triển mạnh mẽ nhưng Y học Cổ truyền vẫn có vị trí quan trọng không thể thay thế. Nhất là khi xu hướng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên được xã hội chú trọng hơn. Tỷ lệ sinh viên học ngành này tăng cao dẫn đến nhiều câu hỏi được đưa ra, tiêu biểu là thắc mắc về phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền hiện nay.

Phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền

Phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền được quy định rõ trong phụ lục XI Danh mục Kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề Y sĩ với phạm vi Y học Cổ truyền, kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong đó, phạm vi hành nghề của chức danh này gồm 590 danh mục kỹ thuật thuộc:

  • Y học Cổ truyền (480 kỹ thuật)
  • Phục hồi chức năng (26 kỹ thuật)
  • Hệ tuần hoàn (6 kỹ thuật)
  • Hệ hô hấp (15 kỹ thuật)
  • Hệ thần kinh (8 kỹ thuật)
  • Hệ tiêu hoá (18 kỹ thuật)
  • Toàn thân (20 kỹ thuật)
  • Hệ thận tiết niệu (3 kỹ thuật)
  • Da liễu (2 kỹ thuật)
  • Nội tiết (4 kỹ thuật)
  • Da và lớp bao phủ (7 kỹ thuật)
  • Mắt (1 kỹ thuật)
Y sĩ Y học Cổ truyền có phạm vi hành nghề gồm 590 danh mục kỹ thuật

Y sĩ Y học Cổ truyền có phạm vi hành nghề gồm 590 danh mục kỹ thuật

Sau đây là bảng phạm vi hành nghề chức danh Y sĩ Y học Cổ truyền với một số kỹ thuật tiêu biểu:

Lĩnh vực

Danh mục kỹ thuật

Y học Cổ truyền

  • Mai hoa châm
  • Nhĩ châm
  • Điện châm
  • Xông hơi thuốc
  • Sắc thuốc thang
  • Bó thuốc
  • Chườm ngải
  • Luyện tập dưỡng sinh
  • Điện nhĩ châm điều trị sa trực tràng
  • Điện nhĩ châm điều trị hội chứng tiền đình
  • Nhĩ châm điều trị béo phì
  • Nhĩ châm điều trị viêm khớp dạng thấp
  • Điện châm điều trị đau lưng
  • Điện châm điều trị đau thần kinh tọa
  • Hào châm điều trị giảm đau do ung thư
  • Hào châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật
  • Xoa bóp bấm huyệt điều trị choáng, ngất
  • Xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em
  • Xoa bóp bấm huyệt điều trị chứng ù tai
  • Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm khứu giác
  • Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
  • Cứu điều trị giảm thính lực thể hàn
  • Cứu hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ thể hàn
  • Giác hơi điều trị ngoại cảm phong hàn

Phục hồi chức năng

  • Điều trị bằng tia hồng ngoại
  • Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng)
  • Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh)
  • Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người
  • Tập lăn trở khi nằm
  • Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi
  • Tập lên, xuống cầu thang
  • Tập đi trên các địa hình khác nhau (dốc, sỏi, gồ ghề,…)
  • Tập vận động tự do tứ chi
  • Tập với dụng cụ quay khớp vai
  • Tập với xe đạp tập
  • Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường
  • Khám bệnh nhân phục hồi chức năng sau bỏng

Hệ tuần hoàn

  • Theo dõi huyết áp liên tục không xâm nhập tại giường ≤ 8 giờ
  • Theo dõi SPO2 liên tục tại giường ≤ 8 giờ
  • Điện tim thường
  • Ghi điện tim cấp cứu tại giường
  • Theo dõi huyết áp liên tục tại giường
  • Ép tim ngoài lồng ngực

Hệ hô hấp

  • Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông một lần ở người bệnh không thở máy (một lần hút)
  • Thở oxy qua gọng kính (≤ 8 giờ)
  • Bóp bóng Ambu qua mặt nạ
  • Vận động trị liệu hô hấp
  • Theo dõi các thông số cơ học phổi ≤ 8 giờ
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản
  • Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế
  • Theo dõi độ bão hòa oxy (SPO2) liên tục tại giường
  • Thổi ngạt
  • Thở oxy gọng kính

Hệ thần kinh

  • Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường ≤ 8 giờ
  • Gội đầu cho người bệnh trong các bệnh thần kinh tại giường
  • Hút đờm hầu họng
  • Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày
  • Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN
  • Theo dõi SPO2 liên tục tại giường
  • Vệ sinh răng miệng bệnh nhân thần kinh tại giường
  • Xoa bóp phòng chống loét trong các bệnh thần kinh (một ngày)

Hệ tiêu hoá

  • Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa
  • Đặt ống thông dạ dày
  • Rửa dạ dày cấp cứu
  • Thụt tháo
  • Thụt giữ
  • Cho ăn qua ống thông dạ dày (một lần)
  • Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông dạ dày bằng bơm tay (một lần)
  • Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên ≤ 8 giờ
  • Thụt thuốc qua đường hậu môn
  • Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

Toàn thân

  • Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch (một lần chọc kim qua da)
  • Truyền thuốc, dịch tĩnh mạch ≤ 8 giờ
  • Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê (một lần)
  • Vệ sinh răng miệng đặc biệt (một lần)
  • Gội đầu cho người bệnh tại giường
  • Tắm cho người bệnh tại giường
  • Xoa bóp phòng chống loét
  • Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần)
  • Ga rô hoặc băng ép cầm máu
  • Băng bó vết thương
  • Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

Hệ thận tiết niệu

  • Đặt sonde bàng quang
  • Đo lượng nước tiểu 24 giờ
  • Thông tiểu

Da liễu

  • Điều trị bệnh da bằng ngâm, tắm
  • Đắp mặt nạ điều trị một số bệnh da

Nội tiết

  • Thay băng trên người bệnh đái tháo đường
  • Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người bệnh đái tháo đường
  • Hướng dẫn tự chăm sóc bàn chân
  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

Da và lớp bao phủ

  • Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt
  • Xử lý tại chỗ kỳ đầu tổn thương bỏng
  • Sơ cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng
  • Sơ cấp cứu bỏng acid
  • Sơ cấp cứu bỏng do dòng điện
  • Thay băng điều trị vết thương mãn tính
  • Ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép, trong sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu.

Mắt

  • Tra thuốc nhỏ mắt

Từ bảng trên có thể thấy phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền khá rộng. Những Y sĩ Y học Cổ truyền sau khi hoàn thành chương trình học sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện các công việc trong phạm vi Luật khám chữa bệnh cho phép. Bạn có thể làm việc ở các khoa, bệnh viện Y học Cổ truyền hay các phòng khám Đông Y hợp pháp.

Với sự đa dạng các danh mục kỹ thuật giúp Y sĩ Y học Cổ truyền đảm nhiệm nhiều công việc chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên, Y sĩ ngành này có chịu được trách nhiệm chuyên môn phòng khám không cũng là vấn đề nhiều sĩ tử đưa ra bàn luận.

>> Xem thêm: Ngành Y học cổ truyền chữa bệnh gì?

Y sĩ Y học Cổ truyền có thể chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám không?

Một trong những điều kiện mở phòng khám chữa bệnh Y học Cổ truyền là các tiêu chí về nhân sự. Trong đó có nêu rõ:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám Y học Cổ truyền phải là Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền hoạc Y sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền hoặc người có giấy chứng nhận lương y do Bộ trưởng Bộ y tế hay Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề khám – chữa bệnh thuộc Y học Cổ truyền.
  • Có thời gian khám – chữa bệnh bằng Y học Cổ truyền với Y sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền tối thiểu là 48 tháng.

Như vậy, Y sĩ Y học Cổ truyền hoàn toàn có thể làm người chịu trách nhiệm chuyên môn cho phòng khám Đông Y. Theo đó, công việc của Y sĩ sẽ gồm: thực hiện tổ chức khám – chữa bệnh cho người bệnh; thực hiện các chuyên môn kỹ thuật theo quy định pháp luật; đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ người bệnh; đảm bảo điều kiện cần thiết trong phạm vi chuyên môn cho phép; chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước thẩm quyền;…

Trở thành người chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám là hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi có thể làm việc đúng chuyên ngành với mức lương khá tốt. Hiểu điều đó nên số lượng sinh viên Y học Cổ truyền đang tăng khá nhanh. Song, để trở thành người giỏi về kiến thức ngành và thành thạo chuyên môn thì không phải ai cũng biết.

Làm thế nào trở thành Y sĩ Y học Cổ truyền?

Để là một Y sĩ Y học Cổ truyền điều đầu tiên các em cần quan tâm là hệ đào tạo. Với chức danh Y sĩ ngành Y học Cổ truyền thí sinh có thể chọn học hệ Cao đẳng với thời gian 2.5 – 3 năm. Ngoài ra, dù bạn làm nhà nước hay tư nhân cũng phải có chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học Cổ truyền. 

Y sĩ Y học Cổ truyền muốn hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật

Y sĩ Y học Cổ truyền muốn hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật

Trường hợp các em muốn ra trường nhanh hơn với chi phí học thấp có thể chọn học Trung cấp Y học Cổ truyền tại Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Trường đào tạo ngành Y học Cổ truyền trong thời gian 2 năm (tương đương 4 kỳ học). Sau tốt nghiệp sinh viên có thể lựa chọn làm việc ở các bệnh viện, khoa Y học Cổ truyền tuyến tỉnh, huyện, phòng y tế,… hoặc mở quầy thuốc nếu có thêm 1 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở khám – chữa bệnh Y học Cổ truyền.

Năm 2024, nhà trường tuyển sinh ngành Y học Cổ truyền thông qua xét tuyển học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Sĩ tử chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT, tiến hành đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website là có thể trở thành tân sinh viên CBK và được miễn giảm học phí tới 100%.

Ngoài Y học Cổ truyền, hiện Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang tuyển sinh các ngành khác gồm: Cao đẳng Dược, Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa và Kỹ thuật Phục hồi năng.

Kết thúc bài viết tại đây, vấn đề về phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền đã được giải đáp rõ ràng giúp bạn. Bạn đừng quên lưu lại và tìm hiểu, nhất là những sĩ tử chuẩn bị học ngành Y học Cổ truyền để có định hướng nghề nghiệp phù hợp cho mình nhé.

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Các phương pháp chữa bệnh theo Y học Cổ truyền quý báu Các phương pháp chữa bệnh theo Y học Cổ truyền quý báu Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền an toàn vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại. Cùng tìm hiểu ngay Câu hỏi trắc nghiệm Y học Cổ truyền – Bí quyết để đạt điểm cao Câu hỏi trắc nghiệm Y học Cổ truyền – Bí quyết để đạt điểm cao Câu hỏi trắc nghiệm Y học cổ truyền có đáp án sẽ giúp các sinh viên nắm chắc kiến thức, rút ra các phần cần sửa sai và đạt điểm thi cao hơn. Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền có mục đích, quan trọng gì? Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền có mục đích, quan trọng gì? Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, hướng dẫn quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền Y học Cổ truyền vừa học vừa làm có những ưu nhược điểm gì? Y học Cổ truyền vừa học vừa làm có những ưu nhược điểm gì? Nên học Trung cấp Y học cổ truyền hệ vừa học vừa làm hay không là thắc mắc của rất nhiều người đang có nguyện vọng theo đuổi ngành học này. Y học Cổ truyền tiếng anh là gì? Nghĩa Y học Cổ truyền tiếng Anh Y học Cổ truyền tiếng anh là gì? Nghĩa Y học Cổ truyền tiếng Anh Tiếng Anh có vai trò quan trọng với mọi lĩnh vực, kể cả Y học Cổ truyền. Thông tin Y học Cổ truyền tiếng Anh là gì không phải ai cũng nắm rõ. Logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa thể hiện giá trị bản sắc Logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa thể hiện giá trị bản sắc Thiết kế logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa không dễ. Biểu tượng cần thể hiện giá trị và truyền tải thông điệp của tổ chức đến khách hàng. Học Y học Cổ truyền Online? Thuận lợi, khó khăn học Online Học Y học Cổ truyền Online? Thuận lợi, khó khăn học Online Học Y học Cổ truyền online là lựa chọn của học viên không có thời gian rảnh. Hình thức học này góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian học Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM uy tín năm 2024 Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM uy tín năm 2024 Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM là khóa đào tạo trong thời gian 3 - 6 tháng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực Đông Y Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền điều kiện, thủ tục Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền điều kiện, thủ tục Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền cần tuân thủ đúng pháp luật để đáp ứng đúng những tiêu chí về an toàn mới được phép hoạt động.