Lương ngành Y tính thế nào? Hệ số lương ngành Y bao nhiêu?

Lương ngành Y tính thế nào? Hệ số lương ngành Y bao nhiêu?

26/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Để xác định rõ lương ngành Y hiện tại bao nhiêu phụ thuộc vào việc bạn là viên chức hay làm việc tại các cơ sở y tế ngoài công lập. Theo đó cách tính lương, hệ số lương và khoản phụ cấp của bạn cũng có nhiều thay đổi.

Cách tính lương ngành Y năm 2024

Lương ngành Y hiện nay theo quy định pháp luật có cách tính riêng. Cụ thể:

Lương = Hệ số lương x Lương cơ sở

Lưu ý: Công thức này chỉ áp dụng với viên chức y tế như bác sĩ, y sĩ,…

Hiện nay, hệ số lương ngành Y tế được quy định rõ trong Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương với công chức – viên chức và lực lượng vũ trang như sau:

  • Chức danh bác sĩ cao cấp – hạng I, chức danh bác sĩ Y học dự phòng cao cấp – hạng I:  Được áp dụng hệ số lương viên chức A3 (nhóm A3.1), hệ số lương từ 6.20 – 8.00.
  • Chức danh bác sĩ chính – hạng II, chức danh bác sĩ Y học dự phòng chính – hạng II: Được áp dụng hệ số lương viên chức A2 (nhóm A2.1), hệ số lương từ 4.40 –  6.78.
  • Chức danh bác sĩ – hạng III, chức danh bác sĩ Y học dự phòng – hạng III: Được áp dụng hệ số lương viên chức A1, từ hệ số lương 2.34 – 4.98.
  • Chức danh y sĩ: Được áp dụng hệ số lương viên chức B, từ hệ số lương 1.86 – 4.06.

Tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP cũng đa quy định từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở sẽ là 1.800.000 đồng/tháng.

Qua đó cho thấy, lương của bác sĩ, y sĩ là viên chức bằng với hệ số lượng nhân cho 1.800.000 đồng. Nhằm giúp bạn dễ hình dung mức lương ngành Y hiện nay, sau đây là bảng lương chi tiết ứng với vị trí công việc cụ thể.

>> Xem thêm: Bạn có thể xem thêm về mức học phí ngành y mới nhất

Bảng lương ngành Y hiện nay

Bảng lương giữa các ngành nghề, công việc khác nhau sẽ không giống nhau. Thể hiện rõ nhất là giữa người thuộc hệ viên chức với người lao động tự do.

Lương ngành Y viên chức

Những bác sĩ làm việc trong ngành Y tế thuộc hệ viên chức có mức lương áp dụng theo bảng sau:

ĐVT: 1.000 đ

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

1

Bác sĩ cao cấp hạng I; Bác sĩ Y học dự phòng cao cấp hạng I

Hệ số

6.20

6.56

6.92

7.28

7.64

8.00

Lương từ 1/7/2023

11.160

11.808

12.456

13.104

13.752

14.400

2

Bác sĩ chính hạng II; Bác sĩ Y học dự phòng chính hạng II

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương từ 1/7/2023

7.92-

8.532

9.114

9.756

10.980

11.592

12.204

3

Bác sĩ hạng III; Bác sĩ Y học dự phòng hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương từ 1/7/2023

4.212

4.806

5.400

5.994

6.588

7.182

7.776

8.370

8.964

Với Y sĩ mức lương cụ thể được tính theo bảng sau:

ĐVT: 1.000 đ

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

Hệ số

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

Lương từ 1/7/2023

3.348

3.708

4.068

4.428

4.788

5.148

5.508

5.868

6.228

6.588

6.948

7.308

Lương ngành Y tự do

Với bác sĩ, y sĩ làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, lương sẽ có sự thay đổi dựa trên thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, lương sẽ không được thấp hơn mức tối thiểu vùng trong bảng lương quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Lương bác sĩ, y sĩ làm việc cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập dựa trên thỏa thuận của các bên

Lương bác sĩ, y sĩ làm việc cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập dựa trên thỏa thuận của các bên

Mức lương tối thiểu của vùng được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

  • Địa bàn hoạt động doanh nghiệp vùng I: 4.68 triệu đồng/tháng.
  • Địa bàn hoạt động doanh nghiệp vùng II: 4.160 triệu đồng/tháng.
  • Địa bàn hoạt động doanh nghiệp vùng III: 3.640 triệu đồng/tháng.
  • Địa bàn hoạt động doanh nghiệp vùng IV: 3.250 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên từ 1/7/2024, mức lương tối thiểu theo vùng sẽ tăng lên 6%, cụ thể:

  • Vùng 1: 4.96 triệu đồng
  • Vùng 2: 4.41 triệu đồng
  • Vùng 3: 3.86 triệu đồng
  • Vùng 4: 3.45 triệu đồng

Thực tế cho thấy, lương bác sĩ ngành Y tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM sẽ cao hơn các tỉnh thành lân cận. Trung bình dao động từ 20 – 50 triệu đồng/tháng. Lĩnh vực đặc thù như Răng Hàm Mặt, tạo hình thẩm mỹ,… lương của bác sĩ tay nghề cao có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng.

Những công việc khác như Y tá – Điều dưỡng, Phụ tá,… tại các cơ sở y tế/bệnh viện ngoài công lập cũng ở mức khá cao và ổn định. Trung bình từ 8 – 20 triệu đồng/tháng tùy kinh nghiệm, vị trí và đơn vị công tác. 

Trên đây là toàn bộ lương ngành Y với lực lượng y tế làm việc trong hệ viên chức và tự do. Những con số trên cho thấy cả hai có mức lương khác nhau. Với riêng hệ viên chức, bên cạnh lương cơ bản thì phụ cấp cũng là một khoản quan trọng nằm trong tổng thu nhập hàng tháng được pháp luật quy định rõ.

>> Xem thêm: Tìm hiểu ngành y gồm những nghề nào?

Mức phụ cấp viên chức ngành Y năm 2024

Nghị định số 56/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 05/2023/NĐ-CP đã nêu rõ từng khoản phụ cấp nghề y theo 06 mức như sau:

Vị trí công việc của viên chức y tế

Mức phụ cấp

  • Làm chuyên môn Y tế dự phòng, gồm cả kiểm dịch y tế biên giới.
  • Làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã/phường/thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Bệnh viện tuyến huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Nhà hộ sinh.

Mức phụ cấp ưu đãi trên áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết 31/12/2023.

100%

  • Khám, điều trị, xét nghiệm, chăm sóc người bị bệnh HIV/AIDS, lao, phong, tâm thần.
  • Làm giám định pháp y, giải phẫu bệnh lý, pháp y tâm thần.

70%

  • Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu – hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm.
  • Xét nghiệm, phòng và chống bệnh truyền nhiễm.
  • Kiểm dịch y tế biên giới.

60%

Viên chức thường xuyên, trực tiếp chăm sóc, khám, điều trị, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, nhi, chống độc, điều trị tích cực, bỏng và da liễu.

50%

  • Làm công việc chuyên môn về Y tế dự phòng.
  • Xét nghiệm, khám và chữa bệnh.
  • Kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh và làm nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng.
  • Giám định y khoa, Y Dược cổ truyền.
  • Về lĩnh vực Dược, mỹ phẩm.
  • Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, máy móc – trang thiết bị y tế.
  • Sức khỏe sinh sản tại cơ sở sự nghiệp y tế công lập và các cơ sở Điều dưỡng thương –  bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 70%, 60% và 50%.

40%

  • Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm công việc chuyên môn y tế để thực hiện các việc như truyền thông giáo dục sức khỏe, dân số – kế hoạch hóa gia đình.
  • Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm công việc chuyên môn y tế tại cơ sở, bệnh viện – viện chuyên khoa, các trung tâm HIV/AIDS, lao, tâm thần, phong, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

30%

Đối với một số trường hợp sau, thủ trưởng đơn vị làm việc sẽ căn cứ vào đặc thù nghề và nguồn thu để xem xét, quyết định mức phụ cấp cho người lao động nhưng không vượt quá 20% so với mức lương ngạch.

  • Công chức – viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế.
  • Công chức – viên chức y tế làm quản lý, phục vụ tại đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y).
  • Viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học.

Mức lương ngành Y cao hay không phụ thuộc vào năng lực của người lao động. Một người trình độ tay nghề, khả năng tư duy tốt có cơ hội tiếp cận vị trí công việc chất lượng, hưởng chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn. 

Cho nên, nếu bạn muốn mình có thu nhập cao hãy đầu tư học ở trường uy tín. Một số cái tên nổi bật gồm Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,… 

Với những em mong ra trường sớm, thành thạo luôn kiến thức – kỹ năng hành nghề hãy chọn học các trường Cao đẳng như Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y Hà Nội,…

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có góc nhìn và đánh giá chuẩn xác về lương ngành Y và cách tính lương viên chức hiện nay. Căn cứ vào đó bạn có thể đưa ra lựa chọn hướng đi nghề nghiệp đúng đắn đáp ứng mong muốn lương thưởng và quyền lợi của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Gps trong ngành dược là gì? Vai trò GPs trong ngành Dược Gps trong ngành dược là gì? Vai trò GPs trong ngành Dược GPs trong ngành Dược có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng Dược phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm những quy định nghiêm ngặt Sop trong ngành Dược là gì? Tại sao cần quy trình chuẩn SOP? Sop trong ngành Dược là gì? Tại sao cần quy trình chuẩn SOP? SOP trong ngành Dược là gì có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhà thuốc không? Các bước trong SOP ngành Dược cần được thực hiện đúng Gacp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GACP ngành Dược Gacp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GACP ngành Dược GACP trong ngành Dược là gì bởi đây là tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo chất lượng Dược liệu thành phẩm đúng mong đợi. Điểm chuẩn ngành, trường Y hệ Đại học, Cao đẳng toàn quốc Điểm chuẩn ngành, trường Y hệ Đại học, Cao đẳng toàn quốc Điểm chuẩn trường Y hiện nay, ngành và trường nào đang hot và mức điểm chuẩn dự báo năm 2024 sẽ tăng hay giảm? Việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội trong tương lai Việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội trong tương lai Tuyển dụng việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội rất lớn. Nguyên nhân bởi nhân lực làm việc trong ngành Dược đang có sự thiếu hụt rất lớn. Những khó khăn khi học ngành Y và Y tế đối mặt hiện nay Những khó khăn khi học ngành Y và Y tế đối mặt hiện nay Những khó khăn khi học ngành Y và ngành Y tế gặp nhiều thử thách, vất vả, chỉ cần nỗ lực hết sức thì mọi khó khăn đều vượt qua được. Ngành Y tiếng anh là gì? Các loại từ vựng ngành Y tiếng Anh Ngành Y tiếng anh là gì? Các loại từ vựng ngành Y tiếng Anh Ngành Y tiếng Anh là gì đang là thắc mắc của nhiều bạn sinh viên theo học ngành chăm sóc sức khỏe bởi Tiếng Anh mang nhiều cơ hội nghề nghiệp Không giỏi sinh học Dược được không? Vai trò sinh trong Dược Không giỏi sinh học Dược được không? Vai trò sinh trong Dược Không giỏi Sinh có học Dược được không khi theo đuổi ngành học yêu thích. Nếu không giỏi Sinh, bạn vẫn có thể học Dược nếu cố gắng hết sức. Không giỏi hóa có học Dược được không? Cách cải thiện hóa tốt Không giỏi hóa có học Dược được không? Cách cải thiện hóa tốt Không giỏi Hóa có học Dược được không là quan tâm nhiều em học sinh mong trở thành Dược sĩ bởi hóa là môn học cơ bản trong lĩnh vực y tế