CV xin việc ngành Y dược 2024 chuẩn cho người đi làm

CV xin việc ngành Y dược 2024 chuẩn nhất cho người đi làm

26/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Y tế tăng cao nhưng tỷ lệ cạnh tranh cũng không hề nhỏ. Để tăng cơ hội việc làm, bên cạnh chuyên môn bạn cũng cần biết cách làm CV xin việc ngành Y Dược chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Hướng dẫn viết CV ngành Y Dược chuẩn nhất

Cấu trúc cần có của một bản CV ngành Y Dược chuẩn gồm:

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Học vấn và bằng cấp
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kỹ năng và điểm mạnh

Sau đây, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM sẽ hướng dẫn bạn cách viết một bản CV ngành Y Dược đúng chuẩn.

Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là điều đầu tiên nhà tuyển dụng chú ý. Trong phần này bạn nên có các nội dung sau:

  • Họ và tên
  • Giới tính
  • Ngày tháng năm sinh
  • Số điện thoại 
  • Email
  • Tài khoản mạng xã hội (facebook, linkedin, instagram,…)
  • Địa chỉ 

Mục này ghi ngắn gọn và tập trung nội dung chính cần truyền tải. Phần số điện thoại, email nên là phương thức liên hệ đang sử dụng và dùng thường xuyên, riêng phần tài khoản mạng xã hội bạn nên ưu tiên tài khoản linkedin, facebook.

Mục tiêu nghề nghiệp

Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên gắn bó lâu dài. Đó là lý do phần Mục tiêu nghề nghiệp bạn cần trình bày rõ ràng, cụ thể bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Điều đó thể hiện ứng viên sẽ chuyên tâm phát triển, gắn bó bền bỉ với công việc và công ty. Với các bạn sinh viên mới ra trường càng phải chú trọng mục này. 

Ví dụ: CV ngành Dược có thể trình bày mục tiêu nghề nghiệp như sau:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Cập nhật thường xuyên thông tin thị trường Dược, đề xuất chiến lược kinh doanh hiệu quả cho công ty; Nâng cao kỹ năng tư vấn khách hàng hướng đến tăng 25% doanh thu bán Dược phẩm cho công ty.
  • Mục tiêu dài hạn: Trở thành Dược sĩ giỏi, vững chuyên môn, cống hiến lâu dài cho ngành dược

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là toàn bộ những công việc, đơn vị công tác ứng viên đã làm trong thời gian qua. Tất cả cần được trình bày logic, dễ nhìn theo các hướng dẫn sau:

  • Trình bày công việc đã làm hoặc có liên quan theo dòng thời gian từ gần đến xa.
  • Trình bày đầy đủ các nội dung gồm: Tên công việc, Tên công ty/tổ chức, Thời gian làm việc, Mô tả công việc, trách nhiệm và thành tựu.
  • Có số liệu, kết quả làm việc càng chi tiết càng tốt.
  • Sử dụng các từ mô tả mạnh, các thuật ngữ ngành, con số, tỷ lệ % để thể hiện thành tích đã đạt được dưới hình thức gạch đầu dòng.

Hãy đảm bảo các thông tin trên được sắp xếp logic, phù hợp với yêu cầu công việc liên quan. Phần này cũng nên chứng minh được một số kỹ năng bạn dự định liệt kê ở mục Kỹ năng.

Học vấn và bằng cấp

Khối ngành y tế luôn đề cao học vấn bởi đây là yếu tố quyết định CV xin việc của bạn có lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng hay không. Bằng cấp cũng phản ánh một phần nào trình độ chuyên môn người ứng tuyển.

Bằng cấp cũng phản ánh một phần nào trình độ chuyên môn người ứng tuyển

Bằng cấp cũng phản ánh một phần nào trình độ chuyên môn người ứng tuyển

Những nội dung cần có khi ghi Học vấn & bằng cấp vào CV ngành Y Dược gồm:

  • Liệt kê tên cơ sở đào tạo, trường, bằng cấp, niên khóa học.
  • Kinh nghiệm ngoại khóa khi đi học.
  • Chứng chỉ/chứng nhận/vinh danh.
  • Nêu thêm các dự án nghiên cứu đã tham gia nếu có.
  • Điểm GPA không nhất thiết phải ghi nhưng nếu điểm của bạn cao xuất sắc thì nên thêm vào.

Để phần học vấn trở nên nổi bật hơn, ứng viên có thể bổ sung thêm các khóa học ngắn hạn offline hoặc online, chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn – kỹ năng,…

Kỹ năng – Điểm mạnh

Một số kỹ năng, điểm mạnh sau bạn có thể tham khảo cho vào CV của mình:

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng mềm

  • Đánh giá tình trạng bệnh nhân
  • Kỹ năng văn phòng
  • Chăm sóc khách hàng
  • Nhận biết dấu hiệu bệnh
  • Kỹ năng hành chính 
  • Kỹ năng chăm sóc người bệnh
  • Kỹ năng lưu trữ lịch sử bệnh nhân
  • Kỹ năng quản lý tiêm chủng
  • Xét nghiệm bệnh lao
  • Kỹ năng sử dụng văn bản
  • Kỹ năng trao đổi qua điện thoại
  • Nghiệp vụ y tá
  • Kỹ năng tổ chức
  • Khả năng chú ý chi tiết
  • Khả năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Khả năng lắng nghe chủ động
  • Khả năng thích nghi
  • Kỹ năng tạo đồng điệu
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Tư duy phản biện
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng quản lý thời gian

Lưu ý: Những kỹ năng trên áp dụng chung cho các ngành Y Dược, khi làm CV bạn nên lọc kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Tại Việt Nam, tuyển dụng ngành Y Dược đòi hỏi ứng viên có kỹ năng tiếng Anh và Tin học tốt, yêu cầu cao sự chính xác, tỉ mỉ và trách nhiệm trong công việc. Do đó, khi tạo CV ứng viên nên có thêm nội dung này.

Một danh sách liệt kê các kỹ năng – điểm mạnh thôi là chưa đủ. Nếu bạn biết cách đưa chúng vào bản CV ấn tượng sẽ tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng, từ đó tăng tỷ lệ gọi phỏng vấn.

Sau đây là một số mẹo nhỏ khi trình bày Kỹ năng – Điểm mạnh:

  • Lập danh sách liệt kê toàn bộ những kỹ năng bạn có. Trường hợp nếu chưa có kinh nghiệm thì có thể liệt kê kinh nghiệm liên quan công việc muốn ứng tuyển.
  • Đọc kỹ JD (bản mô tả công việc) của nhà tuyển dụng, xác định từ khóa chính các kỹ năng yêu cầu và ghi vào một danh sách thứ 2.
  • Kết hợp cả hai bản danh sách trên chọn ra những kỹ năng chung công ty yêu cầu mà bạn sở hữu.
  • Trình bày Kỹ năng thành một phần riêng biệt, nổi bật trong CV. Cùng với đó liên kết chúng với phần Kinh nghiệm làm việc, Học vấn, Chứng chỉ,… để tăng tính thuyết phục.

Ngoài các phần chính nêu trên, CV có thể bổ sung thêm các nội dung như Giải thưởng, Chứng chỉ/Chứng nhận, Sở thích,… 

Bên cạnh đó, để tạo sự chú ý với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội đậu vòng hồ sơ ứng viên nên có một bản Cover Letter kèm theo chuyên nghiệp.

>> Xem thêm: Mức hệ số lương ngành Y tế mới nhất

Hướng dẫn viết Cover Letter ngành Y Dược chuyên nghiệp

Cover Letter hay còn gọi là thư ứng tuyển, thư xin việc. Đây là bản mô tả khái quát của ứng viên gửi cho nhà tuyển dụng để chứng minh sự phù hợp với vị trí đang ứng tuyển qua kỹ năng, kinh nghiệm việc tổng quan.

Cover Letter giúp nhà tuyển dụng nắm được lý do ứng tuyển, thông tin khái quát về ứng viên. Một bản Cover Letter tốt giúp bạn tạo ấn tượng tích cực với đơn vị tuyển dụng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Cover Letter chuyên nghiệp có cấu trúc đầy đủ như sau:

  • Thông tin liên hệ của ứng viên: Họ và tên, số điện thoại, email, địa chỉ.
  • Mở đầu: Nêu lý do ứng tuyển và tại sao nên chọn bạn.
  • Nội dung chính: Trình bày cụ thể kinh nghiệm, kỹ năng chứng minh sự phù hợp với vị trí công việc.
  • Kết thúc: Lời cảm ơn và đưa ra mong muốn được trao đổi trực tiếp trong buổi phỏng vấn sắp tới.

Việc có một bản Cover Letter ngành Y Dược kèm theo CV khi ứng tuyển thể hiện tính chuyên nghiệp của ứng viên. Thông qua đó nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao bạn và tăng cơ hội được gọi phỏng vấn. Ngoài ra, trong quá trình làm Cover Letter hay CV có một số lưu ý nhỏ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với bộ phận nhân sự doanh nghiệp.

Lưu ý khi làm CV ngành Y Dược

Một số lưu ý cơ bản khi làm CV, Cover Letter bạn cần ghi nhớ:

  • Sử dụng ngôn từ nghiêm túc.
  • Ảnh chân dung nghiêm chỉnh, không dùng ảnh  không rõ mặt.
  • Chắt lọc thông tin chính, tránh lan man dài dòng.
  • Ưu tiên bố cục đơn giản, dễ nhìn.
  • Font chữ thống nhất, nên chọn chữ không chân để đỡ rối mắt.

Nhằm giúp bạn dễ dàng hình dung và biết cách trình bày CV, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch gợi ý đến bạn một số mẫu CV ngành Y chuyên nghiệp.

Các mẫu CV ngành Y Dược đẹp 

Mời bạn tham khảo ngay một số mẫu CV ngành Y – Dược đúng chuẩn và đẹp mắt sau:

Mẫu CV ngành Y đẹp

Mẫu CV ngành Y đẹp

Mẫu CV ngành Y đẹp cho người đi làm

Mẫu CV ngành Y đẹp cho người đi làm

Mẫu CV ngành Y đẹp nhất năm 2024

Mẫu CV ngành Y đẹp nhất năm 2024

Mẫu CV đẹp ngành Y

Mẫu CV đẹp ngành Y

Việc sở hữu một CV xin việc ngành Y Dược đẹp, chuyên nghiệp là điều cần thiết với sinh viên và những người đang làm trong ngành về sức khỏe. Mong rằng những thông tin mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ ở trên sẽ thực sự hữu ích và việc làm CV không còn quá khó khăn với bạn.

5/5 - (3 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Gps trong ngành dược là gì? Vai trò GPs trong ngành Dược Gps trong ngành dược là gì? Vai trò GPs trong ngành Dược GPs trong ngành Dược có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng Dược phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm những quy định nghiêm ngặt Sop trong ngành Dược là gì? Tại sao cần quy trình chuẩn SOP? Sop trong ngành Dược là gì? Tại sao cần quy trình chuẩn SOP? SOP trong ngành Dược là gì có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhà thuốc không? Các bước trong SOP ngành Dược cần được thực hiện đúng Gacp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GACP ngành Dược Gacp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GACP ngành Dược GACP trong ngành Dược là gì bởi đây là tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo chất lượng Dược liệu thành phẩm đúng mong đợi. Điểm chuẩn ngành, trường Y hệ Đại học, Cao đẳng toàn quốc Điểm chuẩn ngành, trường Y hệ Đại học, Cao đẳng toàn quốc Điểm chuẩn trường Y hiện nay, ngành và trường nào đang hot và mức điểm chuẩn dự báo năm 2024 sẽ tăng hay giảm? Việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội trong tương lai Việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội trong tương lai Tuyển dụng việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội rất lớn. Nguyên nhân bởi nhân lực làm việc trong ngành Dược đang có sự thiếu hụt rất lớn. Những khó khăn khi học ngành Y và Y tế đối mặt hiện nay Những khó khăn khi học ngành Y và Y tế đối mặt hiện nay Những khó khăn khi học ngành Y và ngành Y tế gặp nhiều thử thách, vất vả, chỉ cần nỗ lực hết sức thì mọi khó khăn đều vượt qua được. Ngành Y tiếng anh là gì? Các loại từ vựng ngành Y tiếng Anh Ngành Y tiếng anh là gì? Các loại từ vựng ngành Y tiếng Anh Ngành Y tiếng Anh là gì đang là thắc mắc của nhiều bạn sinh viên theo học ngành chăm sóc sức khỏe bởi Tiếng Anh mang nhiều cơ hội nghề nghiệp Không giỏi sinh học Dược được không? Vai trò sinh trong Dược Không giỏi sinh học Dược được không? Vai trò sinh trong Dược Không giỏi Sinh có học Dược được không khi theo đuổi ngành học yêu thích. Nếu không giỏi Sinh, bạn vẫn có thể học Dược nếu cố gắng hết sức. Không giỏi hóa có học Dược được không? Cách cải thiện hóa tốt Không giỏi hóa có học Dược được không? Cách cải thiện hóa tốt Không giỏi Hóa có học Dược được không là quan tâm nhiều em học sinh mong trở thành Dược sĩ bởi hóa là môn học cơ bản trong lĩnh vực y tế