Ngành Y là gì? Ra trường làm gì? Kỹ năng cần có theo ngành Y

Ngành Y là gì? Ra trường làm gì? Kỹ năng cần có theo ngành Y

19/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Y là ngành học danh giá và là ước mơ, mục tiêu hướng đến của hàng nghìn bạn trẻ. Song, để đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn trước tiên các em cần hiểu rõ ngành Y là gì? các công việc sau khi ra trường, mức học phí cũng như trường đào tạo uy tín hiện nay. 

Ngành Y là gì?

Ngành Y (General Medicine) là ngành đào tạo y sĩ, bác sĩ – lực lượng cốt lõi của ngành Y tế có chức năng thăm khám, tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh cho người bệnh với mục đích duy trì, hồi phục sức khỏe từ việc phòng ngừa và khám chữa bệnh.

Ngành Y đào tạo Y - Bác sĩ, lực lượng cốt lõi của ngành Y tế

Ngành Y đào tạo Y – Bác sĩ, lực lượng cốt lõi của ngành Y tế

Ngành Y hiện đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Mục tiêu đào tạo của ngành là bồi dưỡng nên những y sĩ – bác sĩ đa khoa có đủ đạo đức, kiến thức y học cơ sở vững chắc; kiến thức – kỹ năng lâm sàng và cộng đồng; kết hợp Y học Cổ truyền với Y học Hiện đại khám chữa bệnh; thành thạo ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học; khả năng tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học vào công tác bảo vệ và chăm sức khỏe nhân dân.

Với mục tiêu to lớn như vậy, học ngành Y ra trường sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau trong hệ thống y tế.

Học ngành Y ra trường làm nghề gì?

Ngành Y gồm nhiều lĩnh vực nên sinh viên ngành này có cơ hội việc làm rộng mở. Tùy vào khả năng, trình độ chuyên môn và sở thích bạn có thể quyết định hướng đi đúng đắn cho riêng mình.

Y sĩ – Bác sĩ đa khoa

Công việc của bác sĩ đa khoa là chẩn đoán bệnh như khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó điều trị bằng các phương pháp phù hợp thông qua kê đơn, phẫu thuật, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu,… Bác sĩ đa khoa cũng sẽ tư vấn cho người bệnh cách phòng ngừa bệnh, chế độ ăn uống, vệ sinh,… Bác sĩ đa khoa thường công tác trong các bệnh viện đa khoa, trạm y tế,…

Song song với đó, y sĩ chính là những người chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, đón tiếp và hướng dẫn họ thực hiện đúng nội quy, quy chế bệnh viện hoặc trung tâm y tế. Đồng thời, y sĩ trực tiếp hỗ trợ các bác sĩ trong công tác khám – chữa bệnh, đôi khi thực hiện cập nhật thông tin bệnh nhân, trả lời điện thoại, lên lịch hẹn hay xử lý tình huống thuộc phạm vi nghiệp vụ.

Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó như răng – hàm – mặt, mắt, da liễu, tai – mũi – họng, chấn thương chỉnh hình, tim mạch, nội tiết, tiêu hoá,… Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chuyên về lứa tuổi như nhi khoa, lão khoa…

Bác sĩ chuyên khoa làm việc chủ yếu tại bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa,…

Bác sĩ ngoại khoa

Công việc của bác sĩ ngoại khoa là tham gia vào hoạt động phẫu thuật. Họ là những người có “đôi bàn tay vàng” khéo léo, sức khỏe tốt và “thần kinh thép” với khả năng tập trung tinh thần cao độ.

Bác sĩ sản phụ khoa

Bác sĩ sản phụ khoa làm các công việc liên quan đến kế hoạch hoá gia đình, tư vấn giáo dục, chăm sóc sức khỏe thai nhi và sản phụ.

Cán bộ y tế dự phòng

Y sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế làm công tác y tế dự phòng có nhiệm vụ ngăn ngừa bệnh tật cho cộng đồng và xã hội. Đồng thời tham gia vào công tác tiêm chủng mở rộng trên cả nước, các trung tâm y tế dự phòng huyện/tỉnh; hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân – môi trường,…

Chuyên gia nghiên cứu

Những chuyên gia y tế làm công tác thí nghiệm, nghiên cứu các loại thuốc, phương pháp phòng – điều trị mới bệnh lý nan y, bệnh dịch mới hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Họ thường làm việc tại các trung tâm y tế, bệnh viện, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ,…

Giảng viên Cao đẳng, Đại học

Với các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ tốt như ngoại ngữ, thuyết trình, lập luận,… sau tốt nghiệp sinh viên ngành Y có thể là giảng viên, trợ giảng cho các trường Cao đẳng, Đại học.

Như vậy, ngành Y tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội việc làm. Hiểu rõ điều đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn trẻ đã định hướng sớm cho mình, từ đó chủ động học tập kỹ càng, tăng tỷ lệ đỗ nguyện vọng. Ngoài ra, để thuận lợi theo học, các em cũng cần hiểu rõ học phí ngành Y hiện nay.

Học phí ngành Y hiện nay

Không có con số cố định về mức học phí ngành Y hiện nay bởi giữa các trường, các hệ đào tạo có sự thay đổi nhất định. Cụ thể từ năm 2020 – 2023, ngành Y hệ Đại học dao động từ 35 – 75 triệu đồng/năm, Cao đẳng là 11 – 17 triệu/năm. 

Năm 2024, nhiều trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước đã công bố dự kiến mức học phí ngành Y, cụ thể như sau:

Trường đào tạo

Mức học phí 

Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột 

20 – 60 triệu đồng/năm

Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia TPHCM

47 – 62 triệu đồng/năm

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

31 – 55 triệu đồng/năm

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

55 – 90 triệu đồng/năm 

(Răng – Hàm – Mặt là khoảng 200 triệu đồng/năm)

Đại học Phenikaa

90 triệu đồng/năm 

(Răng – Hàm – Mặt là 96 triệu đồng/năm sau miễn giảm)

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

12 triệu đồng/năm

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

13 triệu đồng/năm

Năm 2024 là năm thứ hai áp dụng mức học phí theo Nghị định 97 của Chính phủ. Qua phương án học phí dự kiến của các trường ở trên có thể thấy, học phí ngành Y Đại học khá cao và tăng hơn so với năm học trước. Với nhiều gia đình, mức học phí này là quá tải với tình hình tài chính. 

Ngược lại, Cao đẳng có học phí thấp hơn rất nhiều so với Đại học. Hơn hết, các trường hệ này cũng đang không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên. Chính điều này khiến số lượng học sinh đăng ký học Cao đẳng tăng cao.

Vậy để trở thành sinh viên ngành Y, học sinh cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng gì?

Kiến thức và kỹ năng cần có để theo học ngành Y

Trở thành sinh viên ngành Y, điều quan trọng hàng đầu là cần chuẩn bị tốt về mặt kiến thức và kỹ năng mềm. Công việc này thực hiện càng sớm, học sinh càng dễ đạt được mục tiêu đỗ nguyện vọng.

Trở thành sinh viên ngành Y bạn cần chuẩn bị tốt kiến thức và kỹ năng mềm

Trở thành sinh viên ngành Y bạn cần chuẩn bị tốt kiến thức và kỹ năng mềm

Kiến thức

Ngành Y hiện xét tuyển, thi tuyển với các tổ hợp môn như sau:

  • B00 (Toán, Hoá Học, Sinh Học)
  • A00 (Toán, Vật Lý, Hoá Học)
  • C08 (Ngữ Văn, Hoá Học, Sinh Học)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • B01 (Toán, Sinh Học, Lịch Sử)
  • B03 (Toán, Ngữ Văn, Sinh Học)
  • B04 (Toán, Sinh Học, GDCD)
  • A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)

Nắm rõ các tổ hợp môn xét/thi tuyển vào ngành Y giúp các sĩ tử chủ động hoạch định kế hoạch ôn luyện, tính toán phù hợp để đỗ vào trường và ngành ưng ý. 

Ngoài ra, kiến thức cũng bao gồm các thông tin cụ thể về ngành Y, công việc các em mong muốn theo đuổi,…

Kỹ năng mềm

Các kỹ năng sau sẽ là yếu tố quan trọng giúp các em dễ đậu ngành Y cũng như dễ dàng theo kịp chương trình học sau này.

  • Giao tiếp tốt: Giúp các em dễ dàng trao đổi với bạn bè, thầy cô, sau ra trường là đồng nghiệp, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
  • Làm việc nhóm: Tăng sự phối hợp chặt chẽ từng thành viên với nhau, đẩy mạnh hiệu suất và hiệu quả công việc.
  • Chịu áp lực giỏi: Ngành Y có khối lượng kiến thức – công việc lớn, đặc biệt đây là ngành liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người.
  • Tính linh hoạt cao: Giúp người học dễ thích nghi môi trường mới, luôn chủ động và trong trạng thái sẵn sàng làm việc từ đó tích lũy nhiều kinh nghiệm và thời cơ phát triển bản thân.
  • Ham học hỏi: Ngành đòi hỏi người học tìm hiểu và cập nhật kiến thức y khoa liên tục nên rất cần những người thích khám phá.
  • Giải quyết tình huống nhanh nhạy: Học Y phải đối phó nhiều tình huống gấp gáp yêu cầu sinh viên phản xạ nhanh nhạy, lập luận tốt để có hướng xử lý kịp thời.

Đáp ứng các kiến thức, kỹ năng trên các em hoàn toàn có thể tự tin theo đuổi đam mê ngành Y của mình. Cùng với đó, bạn cũng đừng quên chọn cho mình một đơn vị đào tạo uy tín nhé.

Danh sách các trường đào tạo ngành Y chất lượng 

Các trường đào tạo ngành Y chất lượng hiện nay có thể kế đến như sau:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Học viện Quân Y
  • Đại học Y Dược Thái Bình
  • Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền
  • Đại học Y tế Công Cộng
  • Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Đại học Y Dược Thái Bình
  • Cao đẳng Y Dược Yersin
  • Cao đẳng Y tế Hà Đông
  • Cao đẳng Y tế Phú Thọ
  • Cao đẳng Y tế Hà Nội

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Y Dược TP. HCM
  • Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Cao đẳng Y Dược Việt Nam
  • Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
  • Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn
  • Cao đẳng Việt Mỹ
  • Cao đẳng Bách Việt
  • Cao đẳng Công Nghệ Sài Gòn (cơ sở TPHCM)

Trên đây là các trường đào tạo ngành Y chất lượng hiện nay. Trước khi quyết định nhập học bất kỳ đơn vị nào, các em nên đầu tư tìm hiểu chính sách tuyển sinh, mức học phí, chương trình học, tỷ lệ việc làm,… của trường để có hướng đi đúng đắn cho mình.

Nếu bạn có nhu cầu học trong thời gian ngắn, chi phí thấp, đủ kiến thức chuyên môn và điều kiện hành nghề có thể tham khảo Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Trường hiện đào tạo 5 ngành Y Dược chính gồm Cao đẳng Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa, Dược, Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền. Tỷ lệ sinh viên ra trường sau 1 năm có việc làm cao, đạt trên 98%.

Năm 2024, trường áp dụng chính sách miễn giảm học phí cũng nhiều học bổng giá trị khác. Thí sinh đăng ký nhập học trước ngày 15/09/2024 sẽ được giảm tới 100% học phí tất cả các chuyên ngành trường đào tạo.

Trên đây là toàn bộ các thông tin giải đáp ngành Y là gì? các công việc và mức học phí hiện nay. Các em đừng quên lưu lại tìm hiểu chi tiết để hiểu hơn về ngành và những điều cần chuẩn bị trước mùa tuyển sinh, từ đó tăng cơ hội đỗ nguyện vọng cho mình nhé.

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Gps trong ngành dược là gì? Vai trò GPs trong ngành Dược Gps trong ngành dược là gì? Vai trò GPs trong ngành Dược GPs trong ngành Dược có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng Dược phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm những quy định nghiêm ngặt Sop trong ngành Dược là gì? Tại sao cần quy trình chuẩn SOP? Sop trong ngành Dược là gì? Tại sao cần quy trình chuẩn SOP? SOP trong ngành Dược là gì có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhà thuốc không? Các bước trong SOP ngành Dược cần được thực hiện đúng Gacp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GACP ngành Dược Gacp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GACP ngành Dược GACP trong ngành Dược là gì bởi đây là tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo chất lượng Dược liệu thành phẩm đúng mong đợi. Điểm chuẩn ngành, trường Y hệ Đại học, Cao đẳng toàn quốc Điểm chuẩn ngành, trường Y hệ Đại học, Cao đẳng toàn quốc Điểm chuẩn trường Y hiện nay, ngành và trường nào đang hot và mức điểm chuẩn dự báo năm 2024 sẽ tăng hay giảm? Việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội trong tương lai Việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội trong tương lai Tuyển dụng việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội rất lớn. Nguyên nhân bởi nhân lực làm việc trong ngành Dược đang có sự thiếu hụt rất lớn. Những khó khăn khi học ngành Y và Y tế đối mặt hiện nay Những khó khăn khi học ngành Y và Y tế đối mặt hiện nay Những khó khăn khi học ngành Y và ngành Y tế gặp nhiều thử thách, vất vả, chỉ cần nỗ lực hết sức thì mọi khó khăn đều vượt qua được. Ngành Y tiếng anh là gì? Các loại từ vựng ngành Y tiếng Anh Ngành Y tiếng anh là gì? Các loại từ vựng ngành Y tiếng Anh Ngành Y tiếng Anh là gì đang là thắc mắc của nhiều bạn sinh viên theo học ngành chăm sóc sức khỏe bởi Tiếng Anh mang nhiều cơ hội nghề nghiệp Không giỏi sinh học Dược được không? Vai trò sinh trong Dược Không giỏi sinh học Dược được không? Vai trò sinh trong Dược Không giỏi Sinh có học Dược được không khi theo đuổi ngành học yêu thích. Nếu không giỏi Sinh, bạn vẫn có thể học Dược nếu cố gắng hết sức. Không giỏi hóa có học Dược được không? Cách cải thiện hóa tốt Không giỏi hóa có học Dược được không? Cách cải thiện hóa tốt Không giỏi Hóa có học Dược được không là quan tâm nhiều em học sinh mong trở thành Dược sĩ bởi hóa là môn học cơ bản trong lĩnh vực y tế