Ngành Y tá là gì? Công việc của Y tá? Y tá dễ xin việc không?

Ngành Y tá là gì? Công việc của Y tá? Y tá dễ xin việc không?

25/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Tình trạng nhầm lẫn ngành Y tá với Điều dưỡng khá phổ biến. Trường hợp này không chỉ xảy ra với các em sinh viên mà còn có cả những người đã và đang làm trong lĩnh vực Y khoa. Bài viết này, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng về Y tá cùng những thông tin quan trọng xoay quanh công việc này.

Ngành Y tá là gì? Các công việc của Y tá

Y tá là người có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh nhân, đồng thời thực hiện chăm sóc, tư vấn và đảm bảo quá trình điều trị diễn ra đúng kế hoạch. Y tá là bộ phận không thể thiếu trong ngành Y tế, họ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với người bệnh, thực hiện các công việc trong phạm vi hành nghề giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Y tá là người có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh nhân, chăm sóc, tư vấn, đảm bảo quá trình điều trị đúng kế hoạch

Y tá là người có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh nhân, chăm sóc, tư vấn, đảm bảo quá trình điều trị đúng kế hoạch

Công việc chính của một Y tá gồm có:

  • Hỗ trợ bác sĩ khi khám bệnh như lấy dụng cụ y tế, làm các xét nghiệm sinh học, băng bó vết thương, chuẩn bị dụng cụ khi phẫu thuật, đồng thời trò chuyện, trấn an tinh thần bệnh nhân.
  • Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của bác sĩ gồm chuẩn bị phòng/giường nằm cho bệnh nhân, hướng dẫn gia đình bệnh nhân đến nơi khám bệnh hoặc các công việc khác thuộc phạm vi chuyên môn Y tá.
  • Hướng dẫn, chăm sóc bệnh nhân. Y tá sẽ tiếp quản người bệnh từ khi đến khám, trong quá trình điều trị và sau khi xuất viện với các công việc cụ thể sau:
  • Quản lý đơn thuốc và lịch uống thuốc, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, trấn an tinh thần và trao đổi các vấn đề sức khỏe với họ.
  • Xử lý những tình huống phát sinh của người bệnh, báo cáo bác sĩ khi tình hình diễn biến xấu hoặc phức tạp.
  • Trao đổi với người nhà bệnh nhân về tình trạng sức khỏe người bệnh.
  • Giải thích thủ tục hành chính, dịch vụ y tế, thông báo các đề xuất bác sĩ cho người nhà trong trường hợp người bệnh suy giảm hoặc không còn ý thức.
  • Cập nhật, quản lý hồ sơ bệnh án và lên lịch khám bệnh. Y tá sẽ xem xét và đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhân, lên lịch hẹn giữa bác sĩ – bệnh nhân, cập nhật liên tục thông tin mới vào hồ sơ bệnh án.
  • Quản lý quầy thuốc, dụng cụ y tế theo phạm vi công việc được phân công.
  • Kiểm tra thường xuyên và đảm bảo dụng cụ y tế sạch sẽ, đủ số lượng và hoạt động đúng quy định tại cơ quan làm việc.
  • Khử khuẩn máy móc, thiết bị và trả chúng về vị trí và trạng thái ban đầu sau khi sử dụng.
  • Phát thuốc điều trị cho bệnh nhân, hướng dẫn chi tiết quy trình sử dụng thuốc, đảm bảo không xảy ra tình trạng ngộ độc.
  • Báo cáo định kỳ cho bác sĩ quản lý.

Qua các công việc trên chứng tỏ Y tá tham gia vào vào hầu hết các công đoạn chăm sóc sức khỏe người bệnh. Đặc điểm này khiến nhiều người liên tưởng đến một vị trí khác là Điều dưỡng. Thực chất, đây là hai nghề khác nhau, và với những ai đang có dự định theo ngành Y Dược cần nắm rõ điều này.

Phân biệt Y tá và Điều dưỡng

Điều dưỡng là ngành thuộc hệ thống y tế bảo vệ, nâng cao, cải thiện sức khỏe con người. Điều dưỡng sẽ cùng với các bác sĩ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe thể chất – tinh thần cho bệnh nhân. 

Y tá và Điều dưỡng là hai nghề khác nhưng đều thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người bệnh. Cả hai công việc có mối liên kết chặt chẽ, là cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ. Tuy nhiên, giữa hai nghề này vẫn có nhiều điểm khác biệt mà với các em học sinh – những người còn ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu đúng.

Tiêu chí

Y tá

Điều dưỡng

Hệ đào tạo

Sơ cấp, Trung cấp.

Cao đẳng Điều dưỡng, Trung cấp, Đại học, Sau Đại học.

Thời gian đào tạo

Từ 9 – 18 tháng.

Đại học 4 – 5 năm; Cao đẳng 3 năm; Trung cấp 12 tháng – 2 năm.

Chức năng nhiệm vụ công việc

Là người thực hiện theo y lệnh, là trợ thủ đắc lực của bác sĩ, chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân trước khi Điều dưỡng xuất hiện. 

Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tật, chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh và người khuyết tật tại các cơ sở y tế. 

Đồng thời thực hiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Như vậy có thể kết luận rằng Y tá và Điều dưỡng không giống nhau hoàn toàn. Hoặc có thể nói, Y tá là “tiền thân” của Điều dưỡng. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc gộp chung tên gọi Y tá – Điều dưỡng dần trở nên phổ biến. Trong hệ thống y tế nước ngoài, cả hai đều có tên tiếng Anh chung là Nurse.

Từ sau năm 1990 Chính phủ đã cho phép đào tạo Y tá bậc Đại học và sau Đại học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và tính chuyên nghiệp. Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng Việt Nam; 

Năm 2005 ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch viên chức Điều dưỡng thay cho ngạch Y tá; Luật Khám chữa bệnh 2009 cũng quy định trong danh mục hành nghề khám – chữa bệnh gồm chức danh Điều dưỡng viên. Vì vậy, trong ngành y tế Việt Nam hiện tại không còn ngành Y tá và đổi thành ngành Điều dưỡng.

Là những người có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nên Điều dưỡng đang được đông đảo giới trẻ tìm hiểu và theo học. Hơn hết, nguyên nhân chính phải kể đến mức lương hiện nay.

Thu nhập ngành  Y tá – Điều dưỡng hiện nay

Lương ngành Y tá – Điều dưỡng tại Việt Nam thời gian gần đây đã có nhiều cải thiện, một cử nhân ngành Điều dưỡng ra trường làm việc với mức lương cơ bản từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Điều dưỡng viên cũng có thêm các khoản thu nhập khác khi trực ca, cụ thể mỗi ca trực thông thường tại bệnh viện được hỗ trợ thêm 150.000 – 250.000 đồng/ca. Riêng Điều dưỡng nhiều năm kinh nghiệm lương có thể lên tới 15 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Y tá – Điều dưỡng hiện có nhiều cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài nên thu nhập cũng cao hơn trong nước. Tại thị trường lao động Nhật Bản, Điều dưỡng hiện có lương từ 160.000 – 180.000 yên/tháng (tương đương 29 – 34 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, con số này sẽ thay đổi phụ thuộc vào khu vực, vị trí công việc của bạn.

Tóm lại, thu nhập ngành hiện nay không hề nhỏ và đáng để các bạn trẻ bỏ thời gian, công sức học tập. Song, mức lương cao không đồng nghĩa với cơ hội việc làm rộng mở, chính vì vậy không ít người thắc mắc học Y tá – Điều dưỡng có dễ xin việc hay không?

Học Y tá – Điều dưỡng có dễ xin việc không?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay cả nước có 1.400 bệnh viện công lập, hơn 300 bệnh viện ngoài công lập có hệ thống Điều dưỡng trưởng và Điều dưỡng quản lý và chăm sóc. Lực lượng này chiếm tới 70% đội ngũ làm công tác khám – chữa bệnh nhưng lại đang khan hiếm.

Tỷ lệ Điều dưỡng của Việt Nam chỉ đạt 16.5/10.000 dân, thấp hơn nhiều so với mức trung bình khu vực và trên thế giới. Các chuyên gia tính toán trong khoảng 5 năm tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà trong nhân dân tăng lên khoảng 38.1%. Nhân lực ngành Y tế Việt Nam thời gian tới cần bổ sung gấp 55.000 bác sĩ và 83.000 điều dưỡng. 

Để giải quyết vấn đề, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đạt 25 điều dưỡng/vạn dân vào năm 2025 và 33 điều dưỡng/vạn dân đến năm 2030. Nhu cầu bổ sung nhân sự được đẩy mạnh kéo theo công tác đào tạo thế hệ Điều dưỡng kế cận tăng cao. Đây là thời cơ lý tưởng để sinh viên nắm bắt, tích lũy kiến thức – kinh nghiệm đón đầu tiềm năng công việc trong tương lai.

Sinh viên học tập, tích lũy kiến thức - kinh nghiệm đón đầu tiềm năng công việc trong tương lai

Sinh viên học tập, tích lũy kiến thức – kinh nghiệm đón đầu tiềm năng công việc trong tương lai

Nhận định về vấn đề này, TS.Trần Quang Huy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam khẳng định Điều dưỡng vẫn là ngành có nhiều cơ hội việc làm khi tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Kéo theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng không chỉ với riêng chăm sóc truyền thống bệnh cấp tính trong bệnh viện nội – ngoại – sản khoa mà với cả chăm sóc người già, chăm sóc tại nhà, chăm sóc phục hồi,…

Không chỉ trong nước, tại các quốc gia y học phát triển Điều dưỡng cũng là ngành có tiềm năng phát triển tốt. Công bố mới đây của Cục Quản lý lao động nước ngoài cho biết, năm 2024 Nhật Bản dự kiến cần khoảng 60.000 người lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. 

Tại Hàn Quốc, Điều dưỡng viên cũng là ngành “hot” khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên ở quốc gia này ước tính tăng từ 17.4% trong năm 2022 lên 47.7% vào năm 2072. Với các bạn trẻ đây được xem là cơ hội tốt để làm công việc yêu thích với thu nhập hấp dẫn.

Như vậy, dù bạn có nhu cầu làm trong nước hay nước ngoài thì Điều dưỡng vẫn là hướng đi thông minh. Việc chọn trường học uy tín cũng là vấn đề người học cần quan tâm bởi môi trường học là yếu tố đầu tiên, quyết định trình độ chuyên môn và cơ hội việc làm cho cả chặng đường sau này của bạn.

Học trường nào trở thành Y tá – Điều dưỡng chuyên môn giỏi?

Nắm bắt tiềm năng to lớn của ngành nên nhiều trường Cao đẳng, Đại học không ngừng nâng cấp chương trình học nhằm bồi dưỡng nên những Điều dưỡng viên chất lượng. Sau đây là một số trường học đào tạo ngành Điều dưỡng uy tín bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc.

Khu vực miền Nam

  • Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Cao đẳng Y Hà Nội
  • Cao đẳng Y tế Phú Thọ

Khu vực miền Trung

  • Đại học Y Dược – Đại học Huế
  • Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
  • Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng
  • Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng

Những trường trên nhận được đánh giá tích cực của đông đảo sinh viên về chất lượng đào tạo. Các em có thể dựa vào khu vực địa lý và nhu cầu học để chọn đơn vị ưng ý. Song, học ở một môi trường tốt vẫn cần sự cố gắng từ chính bản thân các em bởi đây là yếu tố quyết định trình độ, công việc và mức lương sau khi ra trường.

Hoặc với những em điều kiện tài chính không tốt, mong muốn học Điều dưỡng có thể tham khảo Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Trường đào tạo trong vòng 3 năm, cam kết 100% sinh viên ra trường đủ điều kiện hành nghề. Học phí ngành Điều dưỡng năm 2024 chỉ 1.200.000 đồng/tháng – mức thấp nhất trong khu vực.

Như vậy, bài viết đã giúp các em hiểu rõ về ngành Y tá và những thay đổi của công việc này hiện nay. Những chia sẻ trên cũng là căn cứ giúp các em không bị nhầm lẫn giữa Y tá và Điều dưỡng, đặc biệt không dùng sai chức danh của mình trong học tập hay khi công tác tại các cơ sở y tế.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngành Y khối D01 ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu? Ngành Y khối D01 ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu? Ngành Y khối D01 là gì? Ngành Y thi khối D01 có được không? Lợi thế của khối D01 khi đăng ký ngành Y là gì? Phụ cấp ngành Y tế 2024 – Cách tính lương và phụ cấp ngành Y tế Phụ cấp ngành Y tế 2024 – Cách tính lương và phụ cấp ngành Y tế Phụ cấp ngành Y tế 2024 có nhiều thay đổi khi Bộ Nội vụ tăng mức lương cơ sở. Hiện nay, một số người vẫn chưa hiểu cách tính lương và phụ cấp. Học Y trường tư có tốt không? Việc làm ra trường thế nào? Học Y trường tư có tốt không? Việc làm ra trường thế nào? Học Y trường tư có tốt không là thắc mắc của thí sinh có nguyện vọng làm việc trong ngành Y tế để đưa ra lựa chọn học tập phù hợp. Hỏi đáp thắc mắc: Học khối xã hội có học Dược được không? Hỏi đáp thắc mắc: Học khối xã hội có học Dược được không? Học khối Xã hội có học Dược được không nhiều thí sinh quan tâm bởi các bạn giỏi môn Xã hội có thể thi ngành Dược với khối thi đa dạng. Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm hệ Cao đẳng, đại học? Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm hệ Cao đẳng, đại học? Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm được nhiều thí sinh và các phụ huynh quan tâm vào các mùa tuyển sinh. Gdp trong ngành Dược là gì? Vai trò tiêu chuẩn GDP ngành Dược Gdp trong ngành Dược là gì? Vai trò tiêu chuẩn GDP ngành Dược GDP trong ngành Dược là gì là tiêu chuẩn quan trọng ngành Dược nắm rõ bởi đây là tiêu chuẩn về thực hành phân phối thuốc tốt Bộ Y Tế quy định. Gsp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn, nguyên tắc của GSP Gsp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn, nguyên tắc của GSP GSP trong ngành Dược là gì nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi tiêu chuẩn và nguyên tắc của GSP ngành Dược cần tuân thủ theo quy định. Gmp trong ngành Dược là gì? Vai trò GMP trong ngành Dược Gmp trong ngành Dược là gì? Vai trò GMP trong ngành Dược GMP trong ngành Dược là gì không phải ai cũng nắm rõ để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc GMP. Gpp trong ngành Dược là gì? Nguyên tắc tiêu chuẩn GPP Dược Gpp trong ngành Dược là gì? Nguyên tắc tiêu chuẩn GPP Dược GPP trong ngành Dược là gì có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo nhà thuốc, quầy thuốc đạt đủ điều kiện kinh doanh.