Ngành Y học những môn gì? Bí quyết học tốt Ngành Y dễ

Ngành Y học những môn gì? Bí quyết học tốt Ngành Y dễ

22/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Y là ngành học đào tạo cho sinh viên kiến thức vững chắc trở thành y sĩ, bác sĩ. Vậy ngành Y học những môn gì và bí quyết nào để học tốt ngành Y? Cùng Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Học ngành Y có khó không?

Trở thành y sĩ, bác sĩ khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, cầm ống nghe khám chữa bệnh cho người dân là ước mơ của nhiều em học sinh. Tuy nhiên, vì là ngành về sức khỏe nên Y đòi hỏi người học phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về đạo đức, kiến thức, kỹ năng,… Vậy thực chất học Y có khó như nhiều người suy nghĩ?

Để biết ngành Y học có khó không, trước hết bạn cần hiểu rõ đặc điểm ngành về thời gian học, chi phí, kiến thức.

Thời gian học

Học ngành y bao nhiêu năm? Thực tế học Y có thời gian học dài, để trở thành Y sĩ hệ Cao đẳng mất 3 năm, Bác sĩ Đại học là 6 năm, còn hệ Quân Y lên tới 7 năm trong khi ngành nghề khác chỉ 2.5 – 5 năm. Sau khi học xong sinh viên Y cần trải qua thời gian thực hành hoặc ít nhất là học thêm một khóa định hướng chuyên khoa mới đủ điều kiện xin chứng chỉ hành nghề. Hoặc sinh viên có thể học Bác sĩ nội trú thêm 3 năm.

Với các bác sĩ đã đi làm cần tiếp tục theo chương trình Cao học, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, II hoặc Nghiên cứu sinh (Tiến sĩ). 

Học phí

Học phí ngành Y hệ Đại học và sau Đại học đều rất cao (trung bình 55 – 90 triệu đồng/năm) gây khó khăn với nhiều gia đình không có điều kiện tài chính tốt. Gia đình có con em học Y Đại học phải xác định “nuôi” ít nhất 8 – 9 năm rồi mới đi làm. Ngoài ra, học Y cần đầu tư nhiều về dụng cụ, tài liệu, sách vở,… nên chi phí học tập chiếm một khoản lớn.

Ngược lại, học Cao đẳng Y sẽ nhẹ nhàng hơn khi học phí chỉ tầm 12 – 18 triệu đồng/năm. 

Khối lượng kiến thức

Khối lượng kiến thức ngành Y vô cùng “đồ sộ” và đa dạng lĩnh vực nên yêu cầu cường độ học tập gắt gao. Sinh viên năm nhất vào trường cũng khó được thư giãn, giải lao sau khi trải qua kỳ thi THPT Quốc gia khốc liệt. Ngoài học lý thuyết, thực hành trên trường bạn còn phải tham gia trực thường xuyên tại bệnh viện, cơ sở y tế,…

Ngoài học lý thuyết, thực hành trên trường sinh viên phải tham gia trực tại bệnh viện, cơ sở y tế,...

Ngoài học lý thuyết, thực hành trên trường sinh viên phải tham gia trực tại bệnh viện, cơ sở y tế,…

Sinh viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức sức khỏe đáp ứng những xu hướng mới. Theo đó người học phải giỏi các kỹ năng mềm, tin học văn phòng và ngoại ngữ (tiếng Anh).

Với các đặc điểm trên có thể khẳng định ngành Y không hề dễ theo học. Nhưng nếu các em có đam mê, ý chí quyết tâm và hướng ôn luyện phù hợp hoàn toàn có thể chinh phục ngành này. Cùng với đó, thí sinh trước khi theo ngành Y nên biết tương lai mình phải học những môn nào.

Ngành Y học những môn gì?

Y gồm nhiều lĩnh vực như Y đa khoa, Y tế công cộng, Y học Cổ truyền,… Mỗi ngành có chương trình đào tạo và môn học riêng nhưng nhìn chung sinh viên sẽ học những học phần chính sau:

Lý luận đại cương, tổng quát ngành:

Giáo dục chính trị – pháp luật; Quốc phòng – An ninh; Toán cao cấp, Hóa đại cương – Hóa vô cơ; Sinh học đại cương, Vật lý – Lý sinh; Xác suất thống kê; Giải phẫu sinh lý; Kỹ thuật Điều dưỡng; Sinh lý bệnh miễn dịch; Tiếng Anh chuyên ngành; Tâm lý người bệnh – y đức;…

Y học căn bản:

Điều dưỡng cơ sở; Ký sinh trùng; Vi sinh; Y học Cổ truyền; Bệnh học người lớn; Giải phẫu bệnh; Dược lý; Sinh lý bệnh – miễn dịch; Chẩn đoán hình ảnh; Phẫu thuật thực hành; Nội – ngoại bệnh lý; Chấn thương chỉnh hình; Đông dược thừa kế; Bào chế đông dược; Xoa bóp – bấm huyệt; Dinh dưỡng & Vệ sinh an toàn thực phẩm; Dịch tễ học và dịch tễ ứng dụng;…

Môn chuyên ngành:

Ung thư; Huyết học; Gây mê hồi sức; Nội bệnh lý; Nhi khoa – Phụ sản; Thực hành lâm sàng sản; Da liễu; Dược lý lâm sàng; Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Kinh tế – bảo hiểm y tế; Tổ chức và quản lý y tế; Pháp y; Tai – Mũi – Họng; Thần kinh; Phục hồi chức năng;…

Thực tập cộng đồng; Thực tập tốt nghiệp;

Trên đây là các môn cơ bản mà sinh viên ngành Y có thể phải học. Hoàn thành các học phần trên, sinh viên tiếp tục tham gia kỳ thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận, đồng thời thành thạo các kiến thức – kỹ năng cần thiết để hành nghề.

>> Xem thêm: Giải đáp ngành Y học bao nhiêu năm?

Hoàn thành các môn học sinh viên Y có kiến thức kỹ năng gì?

Những kiến thức mà sinh viên sẽ thu được sau quá trình học ngành Y tại các trường Cao đẳng, Đại học gồm có:

  • Am hiểu chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
  • Sở hữu phương pháp luận khoa học, nghiên cứu phòng và chữa bệnh.
  • Tôn trọng pháp luật và các chính sách bảo vệ, cải thiện, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
  • Giải thích được các vấn đề sức khỏe, hiện tượng bệnh lý.
  • Biết cách vận dụng mối liên quan giữa xã hội – môi trường với sức khỏe con người.
  • Hiểu và đánh giá những đặc điểm cơ bản của giải phẫu, cấu trúc đến cơ chế hoạt động cơ thể người ở thể trạng bình thường hoặc mắc bệnh lý. 
  • Nắm và giải thích được nguyên nhân của những triệu chứng bệnh lý. Tổng hợp, phân tích, chẩn đoán tình trạng bệnh.
  • Có khả năng đưa ra kế hoạch chăm sóc, phác đồ điều trị người bệnh phù hợp.
  • Phân tích, đánh giá, tư vấn giáo dục và đưa ra kết luận sơ bộ về các vấn đề sức khỏe tại bệnh viện hoặc cộng đồng.
  • Biết cách kết hợp khám chữa bệnh giữa Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại.

Sinh viên ra trường còn thành thạo các kỹ năng mềm như giao tiếp ứng xử, làm việc nhóm, làm việc độc lập, xử lý tình huống, giỏi tiếng Anh và tin học văn phòng phục vụ tối đa công việc của y sĩ, bác sĩ sau này.

Việc học ngành Y không hề dễ dàng, đó là lý do vẫn còn tình trạng sinh viên bỏ học giữa chừng hoặc không ra trường đúng hạn. Nếu bạn không muốn mình nằm trong trường hợp đó thì đừng bỏ qua các bí quyết học tốt ngành Y sau.

Bí quyết học tốt ngành Y

Để theo kịp chương trình học và có hướng đi đúng khi học Y các em hãy vận dụng một số kinh nghiệm sau:

Thích nghi môi trường học mới khi là sinh viên năm nhất

Về cơ bản, năm nhất là thời gian “dễ thở” nhất của một sinh viên ngành Y khi chỉ cần học các môn lý luận đại cương và tổng quát. Nhà trường tạo điều kiện tối đa để sinh viên làm quen dần với môi trường học mới. Song bạn không nên chủ quan, lơ là mà hãy luôn đặt mình trong trạng thái chủ động, sẵn sàng học tập. Trên lớp chú ý nghe giảng và ghi chú kiến thức quan trọng.

Tự học kiến thức bên ngoài

Kiến thức ngành Y đa dạng và đôi khi sách vở nhà trường không giải đáp được tất cả. Vì lẽ đó sinh viên nên cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên ngành, bồi dưỡng kỹ năng sống và ngoại ngữ thông qua các nguồn tài liệu internet, sách điện tử, thư viện,…

Học từ những anh chị đi trước

Ngoài học thầy, học bạn thì các em nên tích cực tiếp xúc với anh chị sinh viên đi trước để tham khảo kinh nghiệm của họ. Những hoạt động ngoại khóa cũng là gợi ý không tồi giúp bạn có thêm kỹ năng giao tiếp, tư duy, sáng tạo và làm việc nhóm hữu ích.

Sinh viên nên tích cực tiếp xúc với anh chị đi trước để tham khảo kinh nghiệm của họ

Sinh viên nên tích cực tiếp xúc với anh chị đi trước để tham khảo kinh nghiệm của họ

Lập kế hoạch, mục tiêu học tập từng giai đoạn

Một lộ trình học tập chuẩn mực là các khung giờ trong ngày ứng với công việc phải làm. Ví dụ như dành bao nhiêu thời gian đọc sách, ôn bài cũ, làm bài tập, tham gia hoạt động ngoại khoá,… Bạn cũng đừng quên vạch ra mục tiêu cho mình theo từng mốc thời gian cụ thể để biết bản thân cần làm gì.

Nắm rõ các bí quyết trên là cách hay giúp các em sinh viên cách đi đúng hướng trên hành trình theo ngành Y. Đặc biệt khi học tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, sinh viên còn nhận được nhiều ưu thế như thời gian học ngắn (3 năm), học phí thấp, thực hành sớm tại các bệnh viện – doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cam kết đầu ra 100% đủ điều kiện hành nghề,…

Thí sinh có nhu cầu học Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng, Y học Cổ truyền, Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng hay Dược tại trường có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website nhà trường. Mọi thông tin liên quan cần tư vấn hãy liên hệ hotline: 0899 955 990 – 0969 955 990 để giải đáp chi tiết.

Trên đây là những thông tin về ngành Y học những môn gì mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp cho bạn. Thông qua những chia sẻ này các em đã có thêm những kiến thức hữu ích về ngành và những bí quyết học tốt Y. Chúc các em đạt được nhiều thành công.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngành Y khối D01 ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu? Ngành Y khối D01 ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu? Ngành Y khối D01 là gì? Ngành Y thi khối D01 có được không? Lợi thế của khối D01 khi đăng ký ngành Y là gì? Phụ cấp ngành Y tế 2024 – Cách tính lương và phụ cấp ngành Y tế Phụ cấp ngành Y tế 2024 – Cách tính lương và phụ cấp ngành Y tế Phụ cấp ngành Y tế 2024 có nhiều thay đổi khi Bộ Nội vụ tăng mức lương cơ sở. Hiện nay, một số người vẫn chưa hiểu cách tính lương và phụ cấp. Học Y trường tư có tốt không? Việc làm ra trường thế nào? Học Y trường tư có tốt không? Việc làm ra trường thế nào? Học Y trường tư có tốt không là thắc mắc của thí sinh có nguyện vọng làm việc trong ngành Y tế để đưa ra lựa chọn học tập phù hợp. Hỏi đáp thắc mắc: Học khối xã hội có học Dược được không? Hỏi đáp thắc mắc: Học khối xã hội có học Dược được không? Học khối Xã hội có học Dược được không nhiều thí sinh quan tâm bởi các bạn giỏi môn Xã hội có thể thi ngành Dược với khối thi đa dạng. Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm hệ Cao đẳng, đại học? Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm hệ Cao đẳng, đại học? Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm được nhiều thí sinh và các phụ huynh quan tâm vào các mùa tuyển sinh. Gdp trong ngành Dược là gì? Vai trò tiêu chuẩn GDP ngành Dược Gdp trong ngành Dược là gì? Vai trò tiêu chuẩn GDP ngành Dược GDP trong ngành Dược là gì là tiêu chuẩn quan trọng ngành Dược nắm rõ bởi đây là tiêu chuẩn về thực hành phân phối thuốc tốt Bộ Y Tế quy định. Gsp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn, nguyên tắc của GSP Gsp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn, nguyên tắc của GSP GSP trong ngành Dược là gì nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi tiêu chuẩn và nguyên tắc của GSP ngành Dược cần tuân thủ theo quy định. Gmp trong ngành Dược là gì? Vai trò GMP trong ngành Dược Gmp trong ngành Dược là gì? Vai trò GMP trong ngành Dược GMP trong ngành Dược là gì không phải ai cũng nắm rõ để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc GMP. Gpp trong ngành Dược là gì? Nguyên tắc tiêu chuẩn GPP Dược Gpp trong ngành Dược là gì? Nguyên tắc tiêu chuẩn GPP Dược GPP trong ngành Dược là gì có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo nhà thuốc, quầy thuốc đạt đủ điều kiện kinh doanh.