Ngành Y gồm những khoa nào, ngành nào? Cơ hội và thách thức

Ngành Y gồm những khoa nào, ngành nào? Cơ hội và thách thức

24/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Ngành Y gồm những khoa nào và học ở đâu dễ kiếm việc làm là thắc mắc chủ yếu được nhiều em học sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh. Trong bài viết, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp các em tìm ra lời giải qua những thông tin dưới đây.

Ngành Y gồm những khoa nào, ngành nào?

Ngành Y là chuyên ngành bồi dưỡng ra các bác sĩ, y sĩ tham gia làm việc trong hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và chữa bệnh cho con người. Y đào tạo trên nhiều lĩnh vực nên sẽ có sự phân chia khoa để dễ quản lý và đào tạo kiến thức – kỹ năng. 

Vậy ngành Y gồm những khoa nào? Nhìn chung, mỗi cơ sở giáo dục sẽ có các khoa khác nhau nhưng nổi bật là những cái tên sau:

Y khoa/Y sĩ đa khoa

Y khoa hệ Đại học và Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng chuyên về đào tạo ra các y sĩ, bác sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa,… và là khoa trọng điểm về bồi dưỡng nhân sự y tế của cả nước. 

Khoa tập trung nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào y tế; là đầu mối trong hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về giáo dục y khoa – khoa học sức khỏe và nhiệm vụ cộng đồng. Sinh viên học Y khoa/Y sĩ đa khoa có thể tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện và cơ sở y tế; nghiên cứu khoa học, trực tiếp giảng dạy tại trường Cao đẳng, Đại học;…

Sinh viên học Y khoa có thể tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện và cơ sở y tế

Sinh viên học Y khoa có thể tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện và cơ sở y tế

Răng Hàm Mặt 

Răng Hàm Mặt chuyên đào tạo ra các bác sĩ, cử nhân Kỹ thuật phục hình răng – hàm – mặt, các y sĩ, bác sĩ chuyên khoa, Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

Răng Hàm Mặt tập trung về nghiên cứu khoa học cơ bản, cơ sở và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào tình hình thực tiễn. Bồi dưỡng cho sinh viên kiến thức – kỹ năng chuyên môn về y khoa – nha khoa; tham gia công tác tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh lý về răng – hàm – mặt; đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của mọi người.

Y tế công cộng

Khoa Y tế Công cộng bồi dưỡng sinh viên về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y tế công cộng, y tế cơ sở,… có sức khỏe và y đức phục vụ công cuộc nghiên cứu, giải quyết vấn đề sức khỏe trong cộng đồng. 

Sinh viên ra trường có thể làm nhân viên y tế, quản lý y tế,… tại Bộ Y tế, Sở Y tế, trung tâm y tế, phòng y tế, các cơ sở đào tạo, tổ chức quốc tế – phi chính phủ hay đơn vị quản lý sức khỏe của các cơ quan, doanh nghiệp.

Y học Cổ truyền

Khoa Y học Cổ truyền đào tạo những y sĩ, bác sĩ Y học Cổ truyền, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa, thạc sĩ, nghiên cứu sinh,… Khoa trang bị cho sinh viên các kiến thức – kỹ năng khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,…; tham gia công tác phòng bệnh; tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe, phát hiện và xử lý các bệnh cấp cứu,… 

Học Y học Cổ truyền sinh viên có thể làm y sĩ, bác sĩ tại bệnh viện trung ương và tuyến cơ sở, các phòng khám, nhà thuốc Đông y. Hoặc làm giảng viên, nghiên cứu sinh ở trường Cao đẳng, Đại học; mở phòng khám kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Y học dự phòng

Y học dự phòng chuyên nghiên cứu, tổng hợp kiến thức về phương pháp khám chữa bệnh, phòng bệnh. Lĩnh vực được coi là cầu nối giữa Y học Hiện đại, Y học Cổ truyền và Y tế công cộng.

Với chương trình đào tạo chuyên biệt, Y học dự phòng đào tạo nên những người hiểu rõ yếu tố khí hậu, thời tiết, lối sống,… đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn dân được tốt nhất; phát hiện, giám sát, xác định vấn đề sức khỏe cộng đồng; dự báo kiểm soát, khống chế bệnh dịch và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch. 

Ngoài ra, khoa còn đào tạo sinh viên cách xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bệnh xã hội, quản lý các chương trình tuyên truyền y tế, giáo dục sức khỏe cộng động.

Học Y học dự phòng sinh viên có thể làm nhân viên y tế, bác sĩ, y sĩ tại bệnh viện, trung tâm y tế, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước,…

Điều dưỡng

Điều dưỡng nằm trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, dự phòng bệnh tật và chấn thương; xoa dịu nỗi đau người bệnh qua chẩn đoán và điều trị; đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng cường sức khỏe của cá nhân, gia đình và xã hội. 

Điều dưỡng đào tạo ra các Điều dưỡng viên, giảng viên, nghiên cứu sinh, chuyên gia chăm sóc sức khỏe,… 

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là khoa bồi dưỡng các kỹ thuật khám chữa bệnh không dùng đến thuốc, giúp người bệnh phục hồi các khuyết tật, các chức năng bị suy giảm hoặc bị biến mất; giảm thiểu biến chứng nghiêm trọng của tàn tật khiếm khuyết và nâng cao tinh thần, giúp bệnh nhân tái hòa nhập cuộc sống.

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Cao đẳng kỹ thuật Phục hồi chức năng hay Đại học có cơ hội làm việc tại các bệnh viện, trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng, trung tâm chỉnh hình, cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân. Hoặc bạn có thể làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu về y tế.

Trên đây một số khoa thuộc ngành Y nổi bật tại các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay. Qua đó cho thấy Y có phạm vi rộng lớn, sinh viên muốn học Y cần phải nắm rõ các khoa, các ngành để chọn được hướng đi đúng đắn.

Không chỉ có vậy, những biến động từ thị trường lao động, sự phát triển công nghệ cũng tạo ra cho sinh viên nhiều cơ hội và thách thức.

Cơ hội và thách thức của sinh viên học ngành Y

Cơ hội và thách thức của sinh viên Y trong thời buổi hiện nay là không nhỏ, cụ thể như sau:

Cơ hội

Sự phát triển của khoa học công nghệ đặt ra cho người học ngành Y nhiều cơ hội quý báu. Sự biến đổi này tác động không nhỏ đến thị trường lao động, nhiều doanh nghiệp dần lấn sân sang ngành Y từ đó mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên. 

Rõ nhất là hàng loạt các chương trình đầu tư đào tạo giáo dục, phát triển máy móc, thiết bị y tế được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) và TPP (Hiệp hội đối tác xuyên Thái Bình Dương) dự kiến sẽ tạo ra 14 triệu việc làm ở khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam chiếm tới 1/6 tổng nguồn nhân lực. Bác sĩ, Y sĩ, Nha sĩ, Điều dưỡng viên, Dược sĩ,… là những ngành hưởng lợi nhiều nhất từ sự kiện này.

Theo các chuyên gia dự báo, trong 5 năm tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nước ta tăng lên khoảng 38.1%. Nhân lực ngành y tế quốc gia cần bổ sung thêm khoảng 55.000 bác sĩ; 83.000 điều dưỡng; 65.000 kỹ thuật viên y học,… Đây là minh chứng cho thấy tỷ lệ việc làm của ngành Y trong tương lai không nhỏ, các bạn trẻ cần nắm bắt và biến đó thành lợi thế cho riêng mình.

Thách thức

Cơ hội nhiều và thách thức cũng không ít với sinh viên ngành Y. Những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông minh áp dụng vào điều trị, chăm sóc sức khỏe đòi hỏi người lao động am hiểu về chúng, có kiến thức kỹ năng tốt, bắt kịp nền y tế trong khu vực và trên thế giới.

Song song với đó, các nhà tuyển dụng dần ưu tiên chiêu mộ những ai có kinh nghiệm chuyên môn cao thay vì chú trọng nhiều đến bằng cấp. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em cần có kế hoạch về lộ trình học tập chuẩn mực, vạch ra mục tiêu cần đạt và tích cực tham gia hoạt động thực hành, thực tập và các chương trình thực tế.

Việc chọn trường đào tạo phù hợp chất lượng cũng đặt ra cho người học khó khăn không nhỏ. Bởi hiện nay, nhu cầu tuyển nhân lực y tế chất lượng tăng cao đồng nghĩa với việc sinh viên phải có một môi trường học tốt, tạo điều kiện phát triển kỹ năng thực tế càng sớm càng tốt. Đó là lý do chọn trường học được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu các em cần quan tâm. Vậy học Y ở đâu dễ kiếm việc làm?

>> Xem thêm: Giải đáp ngành y gồm những nghề nào?

Học Y ở đâu dễ kiếm việc làm?

Ở thời điểm đất nước đang phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao nên cần nhiều đội ngũ y sĩ, bác sĩ phục vụ. Chính vì vậy, sinh viên chuyên ngành Y có thể tự tin học tập trau dồi kiến thức và kiếm việc làm sau khi ra trường.

Bên cạnh đó, học trường nào cũng ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm ưng ý của sinh viên. Ngoài chương trình đào tạo, những yếu tố như môi trường học, phương pháp giảng dạy, chương trình học tập – nghiên cứu – thúc đẩy việc làm, danh tiếng trường,… quyết định năng lực sinh viên và cơ hội công việc sau này. 

Môi trường học tập quyết định năng lực sinh viên và cơ hội công việc sau này

Môi trường học tập quyết định năng lực sinh viên và cơ hội công việc sau này

Một số trường Đại học hiện nay các em có thể tham khảo theo học như Đại học Y Hà Nội, Đại học Đại học Y Dược TPHCM, Học viện Quân Y, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Y – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh,… hoặc các trường Cao đẳng Dược – Y như Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y Hà Nội,… 

Học Đại học đào tạo các em kiến thức chuyên sâu mang tính hàn lâm trước khi thực hành trong thời gian 5 – 6 năm. Ngược lại Cao đẳng chú trọng thực hành sớm nhằm nâng cao trình độ hành nghề cho sinh viên. Sau 3 năm học sinh viên ra trường đã có cho mình kinh nghiệm làm việc nhất định. Đây được coi là ưu thế khi ngày nay các bên tuyển dụng dần ưu tiên người lao động kinh nghiệm thực tế tốt thay vì quá chú trọng bằng cấp.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (CBK) là đơn vị đào tạo ngành Y Dược hàng đầu tại khu vực TP.HCM. Trường sẽ là địa chỉ đáng để bạn theo học khi đáp ứng các tiêu chí về chất lượng đào tạo, học phí và cơ hội việc làm cho sinh viên. 

Chương trình đào tạo tại CBK tập trung thực hành, chiếm tới 70% thời gian toàn khóa; đội ngũ nhà giáo giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại;… 

Trường hợp tác kết nối với nhiều bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, doanh nghiệp. Theo đó sinh viên được làm việc, cọ xát tại những đơn vị này ngay từ khi học năm 2, 3. Các chương trình kết nối giáo dục nghề nghiệp cũng được đẩy mạnh, kết quả là tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp 1 năm có việc làm tại trường đạt trên 98%.

Năm 2024, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh trực tuyến các ngành Y sĩ đa khoa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Điều dưỡng, Dược, Y học Cổ truyền. Học sinh chỉ cần đăng ký nhập học trực tuyến tại website nhà trường và được miễn giảm học phí lên tới 100%.

Trên đây là những thông tin giải đáp ngành Y gồm những khoa nào. Cùng với những chia sẻ về cơ hội, thách thức và cách chọn trường chất lượng hy vọng bạn đọc sẽ có quyết định đúng đắn. Chúc các em thành công với hướng đi của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Gps trong ngành dược là gì? Vai trò GPs trong ngành Dược Gps trong ngành dược là gì? Vai trò GPs trong ngành Dược GPs trong ngành Dược có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng Dược phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm những quy định nghiêm ngặt Sop trong ngành Dược là gì? Tại sao cần quy trình chuẩn SOP? Sop trong ngành Dược là gì? Tại sao cần quy trình chuẩn SOP? SOP trong ngành Dược là gì có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhà thuốc không? Các bước trong SOP ngành Dược cần được thực hiện đúng Gacp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GACP ngành Dược Gacp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GACP ngành Dược GACP trong ngành Dược là gì bởi đây là tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo chất lượng Dược liệu thành phẩm đúng mong đợi. Điểm chuẩn ngành, trường Y hệ Đại học, Cao đẳng toàn quốc Điểm chuẩn ngành, trường Y hệ Đại học, Cao đẳng toàn quốc Điểm chuẩn trường Y hiện nay, ngành và trường nào đang hot và mức điểm chuẩn dự báo năm 2024 sẽ tăng hay giảm? Việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội trong tương lai Việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội trong tương lai Tuyển dụng việc làm ngành Dược tại TPHCM và Hà Nội rất lớn. Nguyên nhân bởi nhân lực làm việc trong ngành Dược đang có sự thiếu hụt rất lớn. Những khó khăn khi học ngành Y và Y tế đối mặt hiện nay Những khó khăn khi học ngành Y và Y tế đối mặt hiện nay Những khó khăn khi học ngành Y và ngành Y tế gặp nhiều thử thách, vất vả, chỉ cần nỗ lực hết sức thì mọi khó khăn đều vượt qua được. Ngành Y tiếng anh là gì? Các loại từ vựng ngành Y tiếng Anh Ngành Y tiếng anh là gì? Các loại từ vựng ngành Y tiếng Anh Ngành Y tiếng Anh là gì đang là thắc mắc của nhiều bạn sinh viên theo học ngành chăm sóc sức khỏe bởi Tiếng Anh mang nhiều cơ hội nghề nghiệp Không giỏi sinh học Dược được không? Vai trò sinh trong Dược Không giỏi sinh học Dược được không? Vai trò sinh trong Dược Không giỏi Sinh có học Dược được không khi theo đuổi ngành học yêu thích. Nếu không giỏi Sinh, bạn vẫn có thể học Dược nếu cố gắng hết sức. Không giỏi hóa có học Dược được không? Cách cải thiện hóa tốt Không giỏi hóa có học Dược được không? Cách cải thiện hóa tốt Không giỏi Hóa có học Dược được không là quan tâm nhiều em học sinh mong trở thành Dược sĩ bởi hóa là môn học cơ bản trong lĩnh vực y tế