Ngành Y Dược là gì? Y Dược học ở đâu ra dễ kiếm việc làm?

Ngành Y Dược là gì? Y Dược học ở đâu ra dễ kiếm việc làm?

22/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Y Dược từ lâu đã là ngành học danh giá được xã hội công nhận. Hàng năm, số lượng thí sinh đăng ký học vô cùng lớn nhưng vẫn còn nhiều em chưa thật sự hiểu rõ về ngành dẫn đến những sai lầm không đáng có khi định hướng nghề nghiệp. Vậy ngành Y Dược là gì? học trong bao lâu và nên chọn trường nào dễ kiếm việc làm? 

Ngành Y Dược là gì?

Ngành Y Dược là tên gọi chung cho nhóm ngành liên quan đến sức khỏe, bao gồm Y học và Dược học. Trong đó Y học thiên về chẩn đoán, điều trị bệnh lý bằng các phương pháp hiện đại và cổ truyền. Dược học lại chuyên về nghiên cứu, phát triển thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng.

Mục tiêu chung của ngành Y Dược là đào tạo ra lực lượng nhân sự chuyên môn tốt, kỹ năng giỏi nhằm cải thiện và bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng một cách tối ưu. Với cống hiến cao cả đó, Y Dược luôn được vinh danh là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, vì lẽ đó ngày 27/2 hàng năm trở thành ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Trở thành “thầy thuốc” là ước mơ của biết bao bạn trẻ. Nhưng để đỗ nguyện vọng ngành Y Dược trước mắt các em cần hiểu rõ về khối thi và tổ hợp môn xét tuyển.

Những khối thi ngành Y Dược

Hỏi ngẫu nhiên ngành Y Dược thi khối nào thường các bạn sẽ cho rằng đó là khối B với 3 môn Toán – Hóa Học – Sinh Học. Song thực tế, ngành này đã được mở rộng khối thi tuyển, xét tuyển. 

Các khối ngành Y

  • B00 (Toán, Hoá Học, Sinh Học)
  • A00 (Toán, Vật Lý, Hoá Học)
  • C08 (Ngữ Văn, Hoá Học, Sinh Học)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • B01 (Toán, Sinh Học, Lịch Sử)
  • B03 (Toán, Ngữ Văn, Sinh Học)
  • B04 (Toán, Sinh Học, Giáo dục công dân)
  • A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)

Các khối ngành Dược

  • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • C08 (Ngữ Văn, Hóa Học, Sinh Học)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • B03 (Toán, Sinh Học, Ngữ Văn)
  • A11 (Toán, Hóa Học, Giáo dục công dân)

Theo đuổi ngành Y Dược không chỉ giới hạn các môn liên quan đến ban tự nhiên. Học sinh giỏi các môn xã hội như Ngữ Văn, Giáo dục công dân cũng có cơ hội học Y, Dược và trở thành Y – Bác sĩ trong tương lai.

Không phải ngẫu nhiên có câu “nhất Y nhì Dược”, điều này thể hiện vị thế và vai trò quan trọng của ngành trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng động. Đồng nghĩa với đó, hệ thống kiến thức đào tạo Y Dược cũng không hề nhỏ. 

Ngành Y Dược học những môn gì?

Nhìn chung, cả Y và Dược đều có những môn học lý luận, đại cương giống nhau như Giáo dục chính trị – pháp luật; Giáo dục Quốc phòng – An ninh; Thể chất; Tin học; Ngoại ngữ;… Những môn này thường được bố trí giảng dạy cho sinh viên trong năm nhất hoặc năm hai.

Sinh viên Y Dược năm nhất, năm hai sẽ học những môn lý luận, đại cương

Sinh viên Y Dược năm nhất, năm hai sẽ học những môn lý luận, đại cương

Nếu xét riêng, từng chuyên ngành sẽ sở hữu hệ thống môn học riêng biệt, cụ thể như sau:

Ngành Y

Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Y gồm:

  • Môn đại cương, khái quát ngành: Toán cao cấp; Xác suất thống kê; Hóa đại cương – Hóa vô cơ; Xác suất thống kê; Giải phẫu sinh lý; Sinh học đại cương, Vật lý – Lý sinh; Tiếng Anh chuyên ngành;…
  • Cơ sở ngành: Điều dưỡng cơ sở; Ký sinh trùng; Vi sinh; Y học Cổ truyền; Giải phẫu bệnh; Sinh lý bệnh – miễn dịch; Chẩn đoán hình ảnh; Phẫu thuật thực hành; Nội bệnh lý; Ngoại bệnh lý; Chấn thương chỉnh hình; Đông dược thừa kế; Xoa bóp – châm cứu – bấm huyệt; Dinh dưỡng & An toàn thực phẩm; Dịch tễ học;…
  • Chuyên ngành: Nhi khoa – Phụ sản; Da liễu; Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Ung thư; Huyết học; Gây mê hồi sức; Kinh tế – bảo hiểm y tế; Tổ chức và quản lý y tế; Tai – Mũi – Họng; Thần kinh; Phục hồi chức năng; Răng – Hàm – Mặt;…
  • Thực tập cộng đồng, thực tập tốt nghiệp: Bệnh viện; Trung tâm y tế; Tổ chức y tế; Công ty – Doanh nghiệp Y Dược;…

Ngành Dược

Các môn học chính nghề Dược gồm:

  • Cơ sở ngành: Toán cao cấp; Xác suất thống kê; Hoá lý dược; Vi sinh; Ký sinh trùng; Bệnh học; Hoá phân tích; Hoá hữu cơ – vô cơ; Sinh học đại cương; Giải phẫu – Vi sinh; Thực vật Dược; Sinh lý bệnh – Miễn Dịch;…
  • Chuyên ngành: Hóa dược; Dược lý; Dược liệu; Dược học Cổ truyền; Bào chế; Kiểm nghiệm thuốc; Dược lâm sàng; Cung ứng thuốc; Kiểm tra chất lượng thuốc; Marketing Dược;…
  • Thực hành, thực tập tốt nghiệp: Bệnh viện; Phòng khám; Nhà thuốc; Quầy thuốc; Công ty Dược,…

Trên đây là những môn học tiêu biểu của ngành Y Dược hệ Cao đẳng và Đại học. Việc nắm rõ các môn trên giúp các em chủ động rèn luyện, chuẩn bị tâm thế và nền tảng kiến thức để đạt thành tích học tập tốt.

Song song với khối lượng kiến thức lớn như vậy sinh viên sẽ cần một khoảng thời gian đủ lâu để lĩnh hội và thành thạo chuyên môn ngành. Vậy học ngành Dược và học ngành Y bao nhiêu năm?

Ngành Y Dược học mấy năm?

Y Dược hiện đào tạo ở cả 3 bậc gồm Trung cấp, Cao đẳng và Đại học với thời gian học khác nhau.

Hệ Trung cấp

Học Trung cấp Dược có thời gian đào tạo như sau:

  • Với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: học 2 năm.
  • Với người tốt nghiệp THCS: học 3 năm.
  • Thí sinh đã học xong lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp THPT: học 2 năm 3 tháng.
  • Thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành ngoài khối sức khỏe: học 12 tháng.
  • Thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên nhóm ngành khối sức khỏe: học 10 tháng.

Thời gian đào tạo ngành Y hệ Trung cấp cũng tùy vào đối tượng người học, cụ thể:

  • Thí sinh đã có bằng cấp tốt nghiệp THPT: học 2 năm.
  • Thí sinh có trình độ bằng cấp tốt nghiệp hệ Trung cấp trở lên: học 1 năm.

Hệ Cao đẳng

Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, thời gian tổ chức chương trình đào tạo Cao đẳng Dược, Y theo niên chế là 2 – 3 năm tùy ngành nghề và đối tượng người học. Thời gian này phù hợp để sinh viên tích lũy kinh nghiệm chuyên môn phục vụ công việc sau này.

Hệ Đại học

Đại học Y Dược thuộc hệ đào tạo có thời gian học dài nhất. Sinh viên ngành Dược hay các ngành như Y đa khoa, Y học Cổ truyền, Y tế công cộng, Răng – Hàm – Mặt,… phải mất 5 – 6 năm. Riêng Quân y là 7 năm để bồi dưỡng đầy đủ kiến thức – kỹ năng cần thiết trước khi hành nghề. 

Tổng kết lại, học Y Dược bao lâu tùy thuộc vào hệ đào tạo và đối tượng người học. Bên cạnh đó, giữa các trường cũng có sự điều chỉnh nhất định nên bạn cần tìm hiểu và nắm rõ chương trình học của đơn vị giáo dục dự định ứng tuyển.

Vậy những trường nào học Y Dược chất lượng tốt giúp sinh viên dễ kiếm việc làm? Tham khảo ngay một số đề xuất mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp ngay sau đây nhé.

Ngành Y Dược học ở đâu uy tín, dễ kiếm việc làm?

Một số trường Cao đẳng, Đại học sau được đánh giá có chất lượng đào tạo ngành Y Dược tốt, tỷ lệ việc làm cho sinh viên cao. 

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (CBK)

Nếu bạn cần tìm một địa chỉ học chất lượng, uy tín, học phí thấp tại khu vực phía Nam thì đừng bỏ qua Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Trường có địa chỉ tại số 127/3 – 5 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. 

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là địa chỉ học Y Dược uy tín, học phí thấp tại khu vực phía Nam

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là địa chỉ học Y Dược uy tín, học phí thấp tại khu vực phía Nam

Hiện CBK đang đào tạo 5 chuyên ngành chính gồm Dược, Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền. Chương trình đào tạo bám sát thực tiễn, cho sinh viên thực hành – thực tập sớm,… giúp sinh viên ra trường dễ có việc làm. Tính đến năm 2023, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp 1 năm ra trường có việc làm tại tại CBK luôn ở mức cao, trên 98%.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tạo điều kiện hết mức cho học sinh theo học ngành Y Dược. Học phí năm 2024 – 2025 duy trì mức thấp nhất trong khu vực là 1.200.000 đồng/tháng.

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn (mã tuyển sinh CDD4102)

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là trường đào tạo ngành Y Dược với 5 ngành chính là Dược, Điều dưỡng, Xét nghiệm Y học, Hộ sinh và Kỹ thuật Phục hồi chức năng. Đơn vị sở hữu đội ngũ giảng viên năng lực chuyên môn tốt, học vị cao và dày dặn kinh nghiệm. Nhà trường luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giúp sinh viên thực hành sớm tại trường, đảm bảo khả năng làm việc cho các em ngay khi tốt nghiệp.

Trường hiện có hai cơ sở đào tạo chính gồm:

  • Cơ sở 1: Đường số 3 – Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP.HCM.

Đại học Y Hà Nội (HMU)

Đại học Y Hà Nội là trường lâu đời bậc nhất tại Việt Nam về đào tạo Y khoa khu vực miền Bắc với tuổi đời hơn 100 năm. Trường có trụ sở chính tại số 1 Tôn Thất Tùng, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội. HMU đào tạo các ngành nghề như Y khoa, Y học Cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học,… 

Với thế mạnh về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên là các Giáo sư, Phó Giáo sư cùng chương trình học chất lượng, nhiều năm HMU luôn nằm top đầu cả nước về đào tạo nhân lực số lượng lớn, chuyên môn cao. 

Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (UMP)

Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là “cái nôi” đào tạo những thế hệ bác sĩ, điều dưỡng nghiệp vụ cao cho khu vực phía Nam và cả nước. Trường tọa lạc tại 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM. UMP cũng là đơn vị có bề dày lịch sử đào tạo ngành Y Dược lâu đời với nhiều khoa như khoa Y, khoa Dược, khoa Y tế công cộng, khoa Răng Hàm Mặt, khoa Y học Cổ truyền, khoa Điều dưỡng,…

Sinh viên học tại trường được trang bị kiến thức – kỹ năng cần thiết giúp các em thích nghi tốt với công việc, tạo cơ hội việc làm hấp dẫn tại các bệnh viện liên kết với trường.

Trên đây là những gợi ý trường học Y Dược chất lượng học sinh đam mê ngành Y Dược có thể tham khảo. Nếu các em có dự định trở thành bác sĩ, y sĩ chuyên môn tốt và có thời gian học dài, học phí cao (trung bình 50 – 90 triệu đồng/năm) thì Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại những em mong muốn học nhanh, ra trường sớm tìm việc làm nhưng vẫn đảm bảo chuyên môn và không chịu áp lực tài chính (học phí Cao đẳng dao động từ 12 – 18 triệu đồng/năm) thì Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là hướng đi tối ưu hơn cả.

Đặc biệt, năm học 2024 – 2025 Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch mở rộng mạng lưới hợp tác liên kết với nhiều bệnh viện lớn như bệnh viện 1A, bệnh viện Thủ Đức, bệnh viện 30/4 Bộ Công an, bệnh viện Tân Phú, bệnh viện Quân Y 175, Bệnh viện Nhi đồng 2,… Nhiều chương trình thúc đẩy việc làm được triển khai tích cực nhằm mang đến cho sinh viên những cơ hội công việc hấp dẫn.

Học sinh có nhu cầu học tại trường có thể liên hệ hotline: 0899 955 990 – 0969 955 990. Hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website nhà trường.

Y Dược đã và đang có đóng góp vô cùng lớn trong công cuộc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống toàn dân. Mong rằng, với những thông tin về ngành Y Dược trên đã giúp các em hiểu hơn về ngành từ đó chọn được hướng đi thông minh cho mình. Cảm ơn các em đã theo dõi bài viết. 

5/5 - (2 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngành Y khối D01 ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu? Ngành Y khối D01 ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu? Ngành Y khối D01 là gì? Ngành Y thi khối D01 có được không? Lợi thế của khối D01 khi đăng ký ngành Y là gì? Phụ cấp ngành Y tế 2024 – Cách tính lương và phụ cấp ngành Y tế Phụ cấp ngành Y tế 2024 – Cách tính lương và phụ cấp ngành Y tế Phụ cấp ngành Y tế 2024 có nhiều thay đổi khi Bộ Nội vụ tăng mức lương cơ sở. Hiện nay, một số người vẫn chưa hiểu cách tính lương và phụ cấp. Học Y trường tư có tốt không? Việc làm ra trường thế nào? Học Y trường tư có tốt không? Việc làm ra trường thế nào? Học Y trường tư có tốt không là thắc mắc của thí sinh có nguyện vọng làm việc trong ngành Y tế để đưa ra lựa chọn học tập phù hợp. Hỏi đáp thắc mắc: Học khối xã hội có học Dược được không? Hỏi đáp thắc mắc: Học khối xã hội có học Dược được không? Học khối Xã hội có học Dược được không nhiều thí sinh quan tâm bởi các bạn giỏi môn Xã hội có thể thi ngành Dược với khối thi đa dạng. Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm hệ Cao đẳng, đại học? Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm hệ Cao đẳng, đại học? Ngành Y tá Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm được nhiều thí sinh và các phụ huynh quan tâm vào các mùa tuyển sinh. Gdp trong ngành Dược là gì? Vai trò tiêu chuẩn GDP ngành Dược Gdp trong ngành Dược là gì? Vai trò tiêu chuẩn GDP ngành Dược GDP trong ngành Dược là gì là tiêu chuẩn quan trọng ngành Dược nắm rõ bởi đây là tiêu chuẩn về thực hành phân phối thuốc tốt Bộ Y Tế quy định. Gsp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn, nguyên tắc của GSP Gsp trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn, nguyên tắc của GSP GSP trong ngành Dược là gì nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi tiêu chuẩn và nguyên tắc của GSP ngành Dược cần tuân thủ theo quy định. Gmp trong ngành Dược là gì? Vai trò GMP trong ngành Dược Gmp trong ngành Dược là gì? Vai trò GMP trong ngành Dược GMP trong ngành Dược là gì không phải ai cũng nắm rõ để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc GMP. Gpp trong ngành Dược là gì? Nguyên tắc tiêu chuẩn GPP Dược Gpp trong ngành Dược là gì? Nguyên tắc tiêu chuẩn GPP Dược GPP trong ngành Dược là gì có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo nhà thuốc, quầy thuốc đạt đủ điều kiện kinh doanh.