Y học Cổ truyền chữa bệnh gì? Kinh nghiệm chữa bệnh Cổ truyền

Y học Cổ truyền chữa bệnh gì? Kinh nghiệm chữa bệnh Cổ truyền

11/06/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Y học Cổ truyền đã đã được hình thành và phát triển từ lâu tại Việt Nam. Cho đến hiện tại ngành đang dần khẳng định vị thế với nhiều thành tựu lớn lao. Song, khi nhắc đến Y học Cổ truyền nhiều người còn mông lung không biết Y học Cổ truyền chữa bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc đó của bạn.

Y học cổ truyền chữa bệnh gì?

Y học Cổ truyền là lĩnh vực khám – chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền Đông Y. Để biết Y học Cổ truyền chữa những bệnh gì bạn nên xem xét từng lĩnh vực của ngành.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Chức năng và nhiệm vụ của Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng là điều trị cho người bệnh thông qua trị liệu vật lý hiện đại, các kỹ thuật phục hồi chức năng mang tính đặc thù. Mục đích của phương pháp này là nâng cao sức khỏe, điều trị bệnh lý và phục hồi chức năng thể chất – tinh thần cho người bệnh.

Đa phần Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng chữa các bệnh lý về thoát vị địa đệm, thoái hóa cột sống, hội chứng đau vai gáy thần kinh tọa,… Những người bị liệt, sau phẫu thuật cũng được cải thiện sức khỏe theo phương pháp này.

Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng chữa thoát vị địa đệm, thoái hóa cột sống và đau vai gáy thần kinh tọa hiệu quả

Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng chữa thoát vị địa đệm, thoái hóa cột sống và đau vai gáy thần kinh tọa hiệu quả

Châm cứu, cấy chỉ

Châm cứu là cách mà các Y sĩ – Bác sĩ dùng những chiếc kim loại mỏng đâm xuyên qua da sau đó kích hoạt thông qua các chuyển động nhẹ nhàng hoặc kích bằng điện. Cấy chỉ là bước tiến mới của châm cứu được thực hiện bằng việc đưa chỉ tiêu (catgut) vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc nhằm duy trì kích thích lâu dài. Cả hai phương pháp có tác dụng kích thích khả năng tự chữa bệnh tự nhiên của cơ thể giúp người bệnh tự điều chỉnh các rối loạn thể chất và tinh thần.

Những bệnh thường áp dụng để chữa gồm liệt chi, di chứng sau tai nạn, tổn thương cơ, đau đầu, tiêu chảy,…

Các bệnh khác

Ngoài các bệnh tiêu biểu trên, Y học Cổ truyền còn phát huy hiệu quả trong chữa trị nhiều bệnh khác, cụ thể:

  • Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, gout, viêm quanh khớp vai,…
  • Các bệnh tiêu hóa: Viêm dạ dày mãn tính, viêm đại tràng mãn tính, xơ gan do rượu, bệnh đại tràng chức năng,…
  • Bệnh về thần kinh: Di chứng liệt sau chấn thương, viêm tủy cắt ngang, phẫu thuật cột sống, viêm dây thần kinh ngoại biên, di chứng liệt thần kinh ngoại biên (liệt thần kinh quay, thần kinh trụ, đau thần kinh ngoại biên, hội chứng ống cổ tay,..), Liệt một số dây thần kinh như liệt VII ngoại biên, dây III – IV – V, đau dây V, hội chứng tiền đình, đau sau zona,…
  • Phục hồi sau tai biến mạch máu não: Liệt nửa người, nói ngọng hoặc khó nói, rối loạn nuốt, bí tiểu,…
  • Chứng thần kinh thực vật: Mô hôi nhiều ở tay chân, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn  kinh nguyệt, rối loạn cương dương, mất ngủ,…
  • Các bệnh chuyển hóa: Béo phì, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, tăng mỡ máu, các biến chứng thần kinh ngoại biên của đái tháo đường tuýp 2 (viêm dây thần kinh, tê bì), hội chứng bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, tăng mỡ máu, tăng acid uric), tăng acid uric máu,…
  • Các bệnh liên quan thận tiết niệu: Sỏi thận tiết niệu không chỉ định phẫu thuật (sỏi nhỏ < 1cm), đái rắt, u xơ tiền liệt tuyến chưa có chỉ định ngoại khoa,…
  • Các bệnh tim mạch: Hỗ trợ trị tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn thần kinh tim, hội chứng tiền đình, suy tĩnh mạch, huyết áp thấp, vữa xơ động mạch,…

Có thể nói, Y học Cổ truyền chữa được nhiều bệnh, thậm chí còn giảm thiểu biến chứng rõ rệt ở một số bệnh nguy hiểm. Song, để áp dụng hiệu quả phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải thực sự am hiểu kiến thức, thành thạo các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

>> Xem thêm: Các loại thuốc Y học Cổ truyền trong dân gian

Kinh nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp Y học Cổ truyền

Chữa bệnh hiệu quả bằng phương pháp Y học Cổ truyền cần tuân thủ các kinh nghiệm chuyên môn ngành và phẩm chất người làm Y.

Áp dụng đúng phương pháp điều trị, nguyên tắc chữa bệnh 

Điều trị bệnh theo Y học Cổ truyền hiện nay yêu cầu người hành nghề thành thạo các phương pháp sau:

  • Vọng chẩn: Xác định bệnh qua tìm hiểu hoàn cảnh, môi trường sống và biểu hiện bệnh của người bệnh.
  • Văn chẩn: Chẩn đoán bệnh qua các thông tin người bệnh và tính chất âm thanh của họ.
  • Văn chẩn: Chẩn đoán bệnh dựa vào thói quen sinh hoạt, tâm lý, chế độ ăn uống,… người bệnh.
  • Thiết chẩn: Chẩn đoán thông qua dụng cụ hỗ trợ đi kèm, bác sĩ sờ nắn và bắt mạch.

Y sĩ – Bác sĩ Y học Cổ truyền khi hành nghề cũng nên tuân thủ các nguyên tắc chữa bệnh gồm:

Nguyên tắc

Thực hiện

Trị bệnh cầu kỳ bản (chữa bệnh tìm gốc bệnh)

Để điều trị hiệu quả bệnh cần tìm ra “gốc rễ” của bệnh gồm cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Trong đó nguyên nhân bên trong đóng vai trò quan trọng, đó là những biểu hiện suy yếu về chính khí, sức đề kháng về mặt âm dương, tân dịch, khí huyết và công năng kinh lạc, các tạng phủ.

Chữa bệnh phải có tiêu, bản, hoãn cấp (tức là ngọn, gốc, hoãn cấp)

  • Cấp thì trị ngọn (cấp trị tiêu) để chỉ những chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng phải được cấp cứu kịp thời.
  • Hoàn thì trị gốc (hoãn trị bản) với bệnh nhân mãn tĩnh khi chưa phát bệnh thì phải chữa vào tận gốc bệnh.
  • Không hoãn, không cấp thì chữa các tiêu và bản, vừa chữa gốc vừa chữa các triệu chứng.

Chữa bệnh có bổ, tả

Bệnh do chính khí hư và tà khí thực, hư thì bổ mà thực thì tả. Vừa bổ để nâng cao chính khí vừa tả để trừ tà khí.

Chữa bệnh có đóng, mở (khai, hạp)

Kết hợp thuốc bổ âm (nâng cao ức chế), mặt khác cho các thuốc thanh hư nhiệt, tết nhiệt (hạ hưng phấn).

Chữa bệnh theo giai đoạn sơ, trung, mạt

Nguyên tắc này áp dụng cho các giai đoạn của bệnh truyền nhiễm. 

  • Giai đoạn sơ (đầu) hay khởi phát thì dùng tả (phát hãn). 
  • Giai đoạn toàn phát thì vừa bổ vừa tả (tức là nâng cao chính khí và trừ tà khí). 
  • Giai đoạn phục hồi dùng bổ để bồi dưỡng chính khi hồi phục sức khỏe bị giảm sút.

Chính trị, phản trị

Chữa dựa trên bản chất bệnh. Tức là chính trị – chữa ngược với hiện tượng bệnh lý hay còn gọi là nghịch trị. Phản trị là chữa thuận theo hiện tượng bệnh lý hay còn gọi là tòng trị.

Am hiểu các kỹ thuật chuyên môn, dòng thuốc Đông Y – Tây Y

Thay vì áp dụng mỗi thuốc Đông Y thì hiện nay Y học Cổ truyền có kết hợp với Y học Hiện đại trong dùng thuốc Tây nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị và hạn chế khả năng xảy ra các tác dụng không mong muốn. Cách điều trị này thường áp dụng ở người bệnh mắc bệnh cấp tính sử dụng Y học Hiện đại điều trị, đã qua giai đoạn nguy kịch cần phục hồi chức năng bằng phương pháp Đông Y. 

Nắm rõ các bệnh lý, hướng điều trị

Y học Cổ truyền chữa được nhiều bệnh lý, trong đó hiệu quả nhất là các bệnh mãn tính. Ngoài ra, mỗi loại bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác biệt. Đó là lý do Y sĩ – Bác sĩ phải trải qua quá trình đào tạo chuyên môn bài bản để nắm rõ từng bệnh và hướng điều trị phù hợp.

Tính kiên trì cao, cẩn thận và khéo léo

Một điều dễ nhận thấy là người bệnh điều trị bệnh bằng Y học Cổ truyền phải thực hiện trong thời gian dài, đúng kỹ thuật mới cho hiệu quả mong muốn. Vì vậy, bác sĩ phải thật sự kiên trì, cẩn thận và khéo léo. Với tư cách là người chữa bệnh bạn cũng nên khích lệ tinh thần và giải thích để bệnh nhân hiểu, từ đó tiếp tục duy trì liệu trình chữa bệnh.

Bác sĩ nên khích lệ tinh thần bệnh nhân tiếp tục duy trì liệu trình chữa bệnh Y học Cổ truyền

Bác sĩ nên khích lệ tinh thần bệnh nhân tiếp tục duy trì liệu trình chữa bệnh Y học Cổ truyền

Linh hoạt từng trường hợp, đối tượng người bệnh

Vì là công việc liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên Y – Bác sĩ không cho phép có bất kỳ sai sót nào. Song, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp khám – chữa bệnh thì bạn cũng nên linh hoạt với các trường hợp bệnh khác nhau. Bởi mỗi bệnh nhân sẽ có cơ địa, khả năng thích ứng riêng với từng loại thuốc và kỹ thuật.

Với các kinh nghiệm chữa bệnh trên sẽ giúp bạn – thế hệ Y sĩ – Bác sĩ tương lai trang bị thêm kiến thức cần thiết khi hành nghề. Cùng với đó, các em cũng phải tích cực học hỏi tại trường đào tạo để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ tốt nhất.

Học ở đâu để thành thạo kiến thức – kỹ năng chữa bệnh Y học Cổ truyền

Các trường đào tạo ngành Y học Cổ truyền tiêu biểu hiện nay gồm có:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y Dược – Đại học Huế
  • Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
  • Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Cao đẳng Đại Việt
  • Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Với những em muốn học chuyên sâu về lý thuyết trong thời gian 6 năm thì có thể chọn các trường Đại học. Ngược lại, học Trung cấp Y học Cổ truyền chỉ mất 2 năm nhưng vẫn đảm bảo cho sinh viên điều kiện hành nghề sau khi ra trường. Trong đó tiêu biểu là Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh Trung cấp Y học Cổ truyền theo hai hình thức là xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ lớp 12. Thí sinh có nhu cầu học chỉ cần đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website là trở thành tân sinh viên CBK. 

Học tại trường, sinh viên được trang bị các kiến thức – kỹ năng về khám – chẩn đoán bệnh, kê đơn, các thủ thuật châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, Điều dưỡng và cấp cứu ban đầu. Nhà trường cùng bồi dưỡng sinh viên thành thạo công tác hành chính, tổ chức và quản lý y tế, vệ sinh phòng bệnh hay truyền thông giáo dục sức khỏe. Tất cả đảm bảo người học có đầy đủ năng lực hành nghề thực tế theo yêu cầu của thị trường lao động.

Đặc biệt, nhà trường có liên kết với nhiều phòng khám, bệnh lớn trên địa bàn TPHCM. Sinh viên không chỉ được thực tập sớm mà còn cơ hội ứng tuyển vị trí công việc mong muốn.

Năm 2024, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện bình ổn học phí ngành Y học Cổ Truyền chỉ với 1.040.000 đồng/tháng. Tân sinh viên được miễn giảm 50 – 100% học phí cùng các chính sách hỗ trợ vay vốn theo quy định.

Trên đây là bài viết trả lời chi tiết cho câu hỏi Y học Cổ truyền chữa bệnh gì. Với các chia sẻ trên mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành. Bạn đọc cũng đừng bỏ lỡ những kinh nghiệm chữa bệnh quý báu trên bởi đó sẽ là cẩm nang giúp bạn khám – chữa bệnh hiệu quả hơn trong tương lai. 

5/5 - (2 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Y học Cổ truyền là gì? Cần tố chất gì khi học Y học cổ truyền? Y học cổ truyền là gì? Chương trình đào tạo như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về ngành học này. Các phương pháp chữa bệnh theo Y học Cổ truyền quý báu Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền an toàn vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại. Cùng tìm hiểu ngay Câu hỏi trắc nghiệm Y học Cổ truyền – Bí quyết để đạt điểm cao Câu hỏi trắc nghiệm Y học cổ truyền có đáp án sẽ giúp các sinh viên nắm chắc kiến thức, rút ra các phần cần sửa sai và đạt điểm thi cao hơn. Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền có mục đích, quan trọng gì? Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, hướng dẫn quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền Y học Cổ truyền vừa học vừa làm có những ưu nhược điểm gì? Nên học Trung cấp Y học cổ truyền hệ vừa học vừa làm hay không là thắc mắc của rất nhiều người đang có nguyện vọng theo đuổi ngành học này. Y học Cổ truyền tiếng anh là gì? Nghĩa Y học Cổ truyền tiếng Anh Tiếng Anh có vai trò quan trọng với mọi lĩnh vực, kể cả Y học Cổ truyền. Thông tin Y học Cổ truyền tiếng Anh là gì không phải ai cũng nắm rõ. Logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa thể hiện giá trị bản sắc Thiết kế logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa không dễ. Biểu tượng cần thể hiện giá trị và truyền tải thông điệp của tổ chức đến khách hàng. Học Y học Cổ truyền Online? Thuận lợi, khó khăn học Online Học Y học Cổ truyền online là lựa chọn của học viên không có thời gian rảnh. Hình thức học này góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian học Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM uy tín năm 2024 Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM là khóa đào tạo trong thời gian 3 - 6 tháng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực Đông Y