Phục hồi Chức năng là gì? Các hình thức, phương pháp PHCN

Phục hồi Chức năng là gì? Các hình thức, phương pháp PHCN

08/05/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Phục hồi chức năng là gì? Có những hình thức, phương pháp Phục hồi chức năng nào? Thực chất, đây là một lĩnh vực Y khoa trong khám – chữa bệnh và được không ít sĩ tử quan tâm, lựa chọn. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua bài viết sau để có thông tin đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là chuyên khoa chuyên về khám, đánh giá và hồi phục tối đa chức năng cơ thể đã suy yếu hoặc khuyết tật của người bệnh. Không chỉ nằm trong hình thức vận động trị liệu, phục hồi chức năng gồm các phương pháp khác như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp hồi phục chức năng, các dịch vụ xã hội.

Phục hồi chức năng có nhiệm vụ giúp người bệnh phục hồi chức năng cơ thể thông qua luyện tập và thay đổi môi trường

Phục hồi chức năng có nhiệm vụ giúp người bệnh phục hồi chức năng cơ thể thông qua luyện tập và thay đổi môi trường

Phục hồi chức năng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau từ y học đến xã hội học, giáo dục, tâm lý, giao tiếp,… giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt, vui vẻ và sống có ích cho xã hội. Những đối tượng phải áp dụng trị liệu Phục hồi chức năng gồm:

  • Bị chấn thương tai nạn dẫn đến chấn thương tủy sống, gãy xương, chấn thương sọ não,…
  • Bị đột quỵ.
  • Mới thực hiện phẫu thuật mở, lớn.
  • Đang điều trị ung thư.
  • Bị dị tật bẩm sinh, khuyết tật hoặc các vấn đề rối loạn di truyền.
  • Bị các bệnh mạn tính như viêm khớp, đau khớp, căng cơ, đái tháo đường, tăng huyết áp,…
  • Người rối loạn tâm lý, trầm cảm, tự kỷ,… hoặc những người mất ngủ.

Ngoài ra, với những ai bị tàn tật, mất tất cả chức năng cơ thể (bị liệt do tai nạn,…) cũng cần thực hiện Phục hồi chức năng. Làm như vậy để tránh mất cơ tại vị trí không hoạt động, giảm thiểu biến chứng teo cơ về lâu dài.

Ví dụ cụ thể về ứng dụng phương pháp trong điều trị bệnh có thể kể đến công tác trị liệu cho người đột quỵ, giúp họ tự thực hiện các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, ăn uống, thay quần áo,… mà không cần người khác hỗ trợ. Phục hồi người bệnh tim không gặp nhiều trở ngại khi tập thể dục thể thao; giúp người bệnh ngăn ngừa các thương tật thứ cấp, tăng khả năng hoạt động còn lại của cơ thể và giảm thiểu hậu quả tàn tật xuống mức thấp nhất. 

Với các chức năng nhiệm vụ trên đủ để thấy Phục hồi chức năng là lĩnh vực có tính cộng đồng cao và đóng góp quan trọng vào hoạt động chăm sóc sức khỏe quốc gia. Chính vì vậy, Việt Nam cũng đang chú trọng đẩy mạnh Phục hồi chức năng và liên tục duy trì, phát triển mạng lưới phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, góp phần nâng cao sức khỏe người dân và đưa xã hội phát triển bền vững. Cùng với đó, các phương pháp trị liệu Phục hồi chức năng cũng dần trở nên phổ biến và được đào tạo bài bản trong các trường Cao đẳng, Đại học.

Các phương pháp Phục hồi chức năng    

Các phương pháp Phục hồi chức năng hiện nay gồm:

Vật lý trị liệu:

Giúp các cơ quan, bộ phận cơ thể tổn thương phục hồi chức năng bằng kỹ thuật giảm đau, chống sưng, kích thích khả năng tự phục hồi dựa vào quá trình sinh hóa cơ thể.

Vận động trị liệu:

Là phương pháp hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp bằng tay, dùng máy chuyên dụng để các cơ – xương – khớp phục hồi hoạt động, không bị bại liệt, tàn phế.

Tâm lý trị liệu:

Giúp người bệnh lấy lại sự thư giãn, thoải mái, tỉnh táo và làm việc hiệu quả. Điều này sẽ tăng tỷ lệ thành công cho toàn bộ quá trình chữa bệnh.

Hoạt động trị liệu:

Hỗ trợ người bệnh phục hồi sức khỏe tốt và có thể tự chăm sóc bản thân, tham gia tích cực vào hoạt động thể thao ngăn ngừa bệnh tái phát. Thường sẽ thực hiện tại nhà hoặc ngoài cộng đồng.

Ngôn ngữ trị liệu:

Giúp người bệnh là trẻ em, người tai biến nói chuyện rõ ràng, rành mạch nếu bị chậm nói hay nói ngọng. Hỗ trợ họ tập viết, sử dụng tay làm thủ ngữ (người khuyết tật câm điếc, biến chứng sau tai biến), dạy người khiếm thị chữ nổi,… hướng đến phục hồi khả năng giao tiếp tối ưu.

Tùy vào mục đích mà người y sĩ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp Phục hồi chức năng phù hợp. Thông thường sẽ kết hợp đa dạng nhằm mang lại hiệu quả chữa trị cao nhưng còn phụ thuộc vào hình thức thực hiện.

Các hình thức phục hồi chức năng  

Có 3 hình thức Phục hồi chức năng hiện nay với đặc điểm cùng thế mạnh và hạn chế riêng, cụ thể:

Hình thức 

Đặc điểm

Ưu điểm

Hạn chế

Phục hồi tại viện

+ Là hình thức các trung tâm, bệnh viện có dịch vụ Phục hồi chức năng với các thiết bị máy móc, cán bộ chuyên khoa chuyên môn cao thực hiện. Người bệnh cần đến tại đó thực hiện phương pháp trị liệu.

+ Có nhiều công cụ hỗ trợ và cán bộ chuyên khoa.

+ Hiệu quả điều trị cao, thậm chí cả những trường hợp khó phục hồi.

+ Thường hợp cho những ca khó phục hồi và làm nghiên cứu.

+ Người bệnh đi lại khó khăn nên không thuận lợi đến viện.

+ Giá thành khá cao.

Phục hồi ngoại viện

+ Là hình thức thành lập các tổ công tác có cán bộ làm phục hồi mang phương tiện đến nơi ở người bệnh trị liệu cho họ.

+ Phục hồi chức năng được cho nhiều đối tượng.

+ Bám sát nhu cầu người bệnh, tiện lợi khi thực hiện tại nhà.

+ Thiếu cán bộ làm công tác phục hồi.

+ Giá thành khá cao.

Phục hồi cộng đồng

+ Là hình thức người bệnh được phục hồi chức năng tại gia đình, địa phương, nơi họ sống có sự hỗ trợ của người thân, tình nguyện viên trong cộng đồng và nhân viên y tế cơ sở. Quá trình thực hiện có sự hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành Phục hồi chức năng.

+ Thu hút sự tham gia đông đảo của bệnh nhân và các bên liên quan như gia đình, đoàn thể xã hội, hệ thống chính quyền,… 

+ Tỷ lệ người được phục hồi cao, đáp ứng tốt nhu cầu người bệnh.

+ Có thể gắn kết chương trình Phục hồi chức năng vào công tác hệ thống y tế hiện có.

+ Chi phí hợp lý.

+ Hiệu quả điều trị các ca bệnh nặng thường thấp.

Cả 3 hình thức Phục hồi chức năng trên đều có thế mạnh và hạn chế. Trong đó, phục hồi cộng đồng có số lượng bệnh nhân tham gia đông nhất khi đáp ứng được đa dạng nhu cầu điều trị và có chi phí phù hợp với đại đa số người bệnh.

Nắm rõ nhu cầu phục hồi chức năng vô cùng lớn trong xã hội và thực trạng khan hiếm cán bộ làm việc nên công tác đào tạo nhân sự ngành càng được chú trọng. Chất lượng giáo dục được tăng cường, quy mô tuyển sinh mở rộng tại hầu hết các trường Cao đẳng, Đại học.  Trong đó, Cao đẳng với lợi thế về thời gian học ngắn, chi phí thấp và cơ hội việc làm nên dần thu hút đông đảo sĩ tử theo học. Và Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một “ứng cử viên” không thể bỏ qua.

Học Phục hồi chức năng uy tín tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là đơn vị chuyên đào tạo Y Dược thuộc khu vực phía Nam. Trường có gần 20 năm hình thành và phát triển, đã bồi dưỡng hàng nghìn nhân lực y tế chuyên môn cao vào công tác khám – chữa bệnh quốc gia. Các ngành đào tạo hiện nay tại trường gồm có: Dược, Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền. Trong đó Phục hồi chức năng là ngành thu hút số lượng lớn hồ sơ nhập học mỗi năm.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là đơn vị chuyên đào tạo Y - Dược thuộc khu vực phía Nam

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là đơn vị chuyên đào tạo Y – Dược thuộc khu vực phía Nam

Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại CBK có thời gian đào tạo là 3 năm, tương đương 6 kỳ học. Học phí ngành là 1.200.000 đồng/tháng. Khối lượng kiến thức gồm:

  • Số lượng môn học/mô đun: 34
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa: 96 tín chỉ
  • Khối lượng môn chung/đại cương: 435 giờ
  • Khối lượng môn chuyên môn: 2.115 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 669 giờ; Thực hành – thực tập – thí nghiệm – thi/kiểm tra: 1741 giờ

Học tại trường, sinh viên được trang bị các kiến thức cần thiết về Phục hồi chức năng như sau:

  • Kiến thức giáo dục đại cương: Pháp luật, Chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Tin học, Tiếng Anh.
  • Kiến thức cơ sở ngành: Sinh học & Di truyền, Hóa sinh, Lý sinh, Giải phẫu – Sinh lý, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu, Bệnh học cơ sở, Vi sinh – Ký sinh trùng,…
  • Kiến thức chuyên ngành: Y học Cổ truyền & Dưỡng sinh, Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh, Ngôn ngữ trị liệu, Xoa bóp trị liệu, Thử cơ và đo tầm hoạt động, Vật lý trị liệu, Vận động trị liệu, Bệnh lý & Phục hồi chức năng hệ thần kinh,…
  • Thực hành, thực tập: Tại bệnh viện, phòng khám,…

Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân thực hành Kỹ thuật phục hồi chức năng theo Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/03/2017 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. 100% sinh viên đủ điều kiện hành nghề thực tế.

Nhiều em thắc mắc ngành Phục hồi chức năng ra làm gì sau khi học tại trường. Thực tế khi có chuyên môn tốt các em sẽ đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau như Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, ngôn ngữ, tâm lý; Chuyên viên tư vấn y tế – dinh dưỡng; Nhân viên kinh doanh; Giảng viên, nghiên cứu viên;… Ra trường có thể làm tại Khoa Phục hồi chức năng các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế, phòng khám, tổ chức dành cho người khuyết tật/tàn tật, tổ chức phi chính phủ, trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật,… 

Hơn hết, mạng lưới liên kết giữa CBK với các đơn vị doanh nghiệp, bệnh viện, phòng khám khá lớn. Đây sẽ là “cầu nối” quan trọng giúp sinh viên nắm bắt cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn.

Năm học 2024, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi chức năng miễn giảm 50 – 100% học phí với toàn bộ tân sinh viên nhập học các ngành. Thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website nhà trường hoặc liên hệ hotline: 0899 955 990 – 0969 955 990.

Việc hiểu rõ lĩnh vực mình định học là điều quan trọng để học sinh định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Vì vậy, với những em yêu thích Phục hồi chức năng thì những thông tin giải thích Phục hồi chức năng là gì và các phương pháp trị liệu là kiến thức cần nắm chắc. Cùng với chương trình đào tạo tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng sẽ là một lựa chọn không tồi để các em tham khảo nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Xe đạp Phục hồi Chức năng cho người tai biến tốt nhất 2024 Xe đạp Phục hồi Chức năng cho người tai biến tốt nhất 2024 Xe đạp phục hồi chức năng cho người tai biến hỗ trợ người bệnh sớm khôi phục khả năng vận động một cách hiệu quả Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi Chức năng TPHCM dễ thở hơn so với hệ Đại học, bởi là ngành học mơ ước nhiều bạn trẻ Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Điều kiện gì? Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Điều kiện gì? Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Cần điều kiện và thời gian bao lâu? Bài viết tổng hợp chi tiết Các bài tập Phục hồi Chức năng sau tai biến chi tiết, rõ ràng Các bài tập Phục hồi Chức năng sau tai biến chi tiết, rõ ràng Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe về thể chất và tinh thần. Liên thông cử nhân Phục hồi Chức năng Cao đẳng lên Đại học Liên thông cử nhân Phục hồi Chức năng Cao đẳng lên Đại học Liên thông Cử nhân Phục hồi chức năng hệ Cao đẳng lên Đại học là hướng đi nhiều em lựa chọn để nâng cao trình độ và cơ hội việc làm. Nên học Phục hồi Chức năng hay Trung cấp Y học Cổ Truyền Nên học Phục hồi Chức năng hay Trung cấp Y học Cổ Truyền Nên học Cao đẳng Phục hồi chức năng hay Trung cấp Y học Cổ truyền? Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp 08 Lưu ý học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng quan trọng 08 Lưu ý học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng quan trọng Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ lưu ý khi học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng giúp các em theo học tốt nhất Học phí Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng bao nhiêu? Học phí Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng bao nhiêu? Học phí Cao đẳng Kỹ thuật ngành Phục hồi chức năng bao nhiêu và địa chỉ học ở đâu chất lượng thì cùng theo dõi bài viết dưới đây. Ngành Phục hồi chức năng học trường nào tốt? Học mấy năm? Ngành Phục hồi chức năng học trường nào tốt? Học mấy năm? Ngành Phục hồi chức năng học trường nào, học mấy năm là câu hỏi chung nhiều thí sinh bởi điều này ảnh hưởng chất lượng đào tạo, mức học phí