Các bài tập Phục hồi Chức năng sau tai biến chi tiết, rõ ràng

Các bài tập Phục hồi Chức năng sau tai biến chi tiết, rõ ràng

13/05/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Việc rèn luyện các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe về thể chất và tinh thần. Trong bài viết này, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn những bài tập phục hồi chức năng tại nhà cơ bản mà vô cùng hiệu quả.

Khả năng phục hồi sau tai biến khi tập bài tập phục hồi chức năng

Người bệnh sau tai biến thường được bác sĩ khuyến khích tập luyện các bài tập phục hồi chức năng nhằm cải thiện sức khỏe. Bên cạnh những bài tập ở trung tâm, bệnh nhân cũng có thể phục hồi chức năng thông qua các động tác tại nhà đơn giản. 

Theo các chuyên gia, tập phục hồi chức năng góp phần quan trọng trong việc giúp người sau tai biến hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, khả năng phục hồi không giống nhau theo từng tình trạng người bệnh. Trường hợp bệnh nhân trẻ, mức độ bị nhẹ hay chỉ yếu các chức năng hoặc liệt nửa người thì hiệu quả khá cao. Ngược lại, người cao tuổi có nhiều bệnh nền hoặc đã vỡ mạch máu não thì tỷ lệ hồi phục khá thấp và tối đa khoảng 90 – 95%.

Bên cạnh đó, tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi của người bệnh. Người thường xuyên mệt mỏi, chán nản, buồn rầu, lo âu kéo dài khó bình phục hơn những người vui vẻ và có tinh thần thoải mái. Đó là lý do công tác động viên, khích lệ bệnh nhân nên được chú trọng. Cùng với đó bạn nên hướng dẫn chi tiết cho họ các bài tập phục hồi sau tai biến, luôn đồng hành sát bên tạo chỗ dựa vững chắc giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua bệnh tật.

Hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

Không nhất thiết phải đến trung tâm, các bài tập sau cũng giúp bệnh nhân sau tai biến phục hồi dần các chức năng cơ thể.

Bài tập cho tay

Bài tập cho tay được chia thành tập cánh tay và ngón tay. Khi áp dụng bệnh nhân nên thực hiện đầy đủ cả hai để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất. 

Bài phục hồi cánh tay

Một phương pháp được khuyến khích là tập trung vận động bằng cánh tay liệt hay còn gọi là vận động cưỡng ép bên tay liệt. Bài tập này hạn chế dùng bên tay khỏe mạnh và cố gắng thực hiện nhiều hoạt động nhất có thể bằng tay liệt. 

Dưới đây là một số hướng dẫn bệnh nhân có thể tập hàng ngày:

  • Đặt các ngón tay quanh tay cầm tủ lạnh hoặc tay cầm ngăn kéo tủ, thực hiện động tác mở – đóng cửa tủ liên tục.
  • Cầm túi xách bằng bàn tay bên bị yếu hoặc co cứng cơ, xách đi qua đi lại. Khi đã làm thành thạo bạn có thể thêm độ khó bằng cách cho một số vật vào túi xách để tăng sức chịu đựng cho tay.
  • Nâng những đồ vật nhẹ dựa vào người bằng phần dưới và trên cánh tay.
  • Để tuýp kem đánh răng vào bàn tay bị yếu, tay khỏe cầm bàn chải đánh răng. Cố gắng nặn đủ số lượng kem vào đúng bàn chải theo mong muốn.
  • Thực hiện bật và tắt công tắc đèn bằng tay yếu.

Bài tập ngón tay

Các bài tập ngón tay sau giúp người sau tai biến tăng độ khỏe ngón tay và cải thiện tình trạng rút cơ.

  • Nắm bóng: Giữ bóng thật chặt ở lòng bàn tay. Bóp mạnh bóng, giữ và thư giãn. Lặp lại 10 lần cho cả hai tay.
Bài tập phục hồi chức năng nắm bóng

Bài tập phục hồi chức năng nắm bóng

  • Tập ngón tay cái: Đặt bóng giữa ngón cái uốn cong và 2 ngón tay mở rộng ở cùng một bàn tay. Sau đó mở rộng và duỗi thẳng ngón cái lăn bóng. Lặp lại 10 lần cho hai tay.
Bài tập nắm tay trái phục hồi chức năng

Bài tập nắm tay trái phục hồi chức năng

  • Tóm bóng: Giữ bóng giữa ngón cái và ngón giữa. Sau đó ép nhau, giữ rồi thư giãn. Lặp lại 10 lần cho hai tay.
Bài tập phục hồi chức năng tóm bóng

Bài tập phục hồi chức năng tóm bóng

  • Lăn bóng: Đặt quả bóng vào trong lòng bàn tay, đưa ngón cái về phía gốc của ngón tay út. Lặp lại 10 lần cho hai tay.
Bài tập phục hồi chức năng lăn bóng

Bài tập phục hồi chức năng lăn bóng

  • Kẹp ngón tay: Đặt bóng vào giữa hai ngón tay bất kỳ. Bóp hai ngón tay lại với nhau, đồng thời giữ và thư giãn. Thực hiện lặp lại 10 lần cho hai tay.
Tập phục hồi chức năng kẹp ngon tay

Tập phục hồi chức năng kẹp ngon tay

  • Mở rộng tay: Đặt bóng lên trên bàn, đầu ngón tay đặt lên bóng và lăn bóng ra ngoài bàn. Lặp lại 10 lần cho hai tay.
Tập phục hồi chức năng mở rộng tay

Tập phục hồi chức năng mở rộng tay

  • Vận động ngón tay như cắt kéo: Cho hai ngón tay bệnh nhân vào một đoạn nhựa dẻo tròn, cố gắng kéo dãn ra 2 ngón tay. Lặp lại 10 lần cho hai tay.
Tập phục hồi chức năng mở rộng cánh tay

Tập phục hồi chức năng mở rộng cánh tay

  • Tập cho ngón cái: Đặt một miếng nhựa dẻo vào lòng bàn tay, sau đó đẩy qua đẩy lại lại bằng ngón tay cái về hướng ngón út. Lặp lại 10 lần cho hai tay.
Tập phục hồi chức năng mở rộng ngón tay trái

Tập phục hồi chức năng mở rộng ngón tay trái

  • Mở rộng ngón cái: Uốn cong ngón cái và vòng nhựa dẻo như ảnh bên dưới. Cố gắng duỗi ngón cái thẳng đứng. Lặp lại 10 lần cho hai tay.
Bài tập mở rộng ngón cái phục hồi chức năng

Bài tập mở rộng ngón cái phục hồi chức năng

  • Tập lực cho ngón cái: Người bệnh bóp nhựa dẻo giữa ngón cái và bên ngón trỏ.
Bài tập lực cho ngón cái phục hồi chức năng

Bài tập lực cho ngón cái phục hồi chức năng

  • Tập các đầu ngón tay: Đặt nhựa dẻo vào lòng bàn tay, ấn ngón tay thành hình móc, cố gắng chỉ uốn cong 2 khớp phía trên cùng.
Tập các ngón đầy tay phục hồi chức năng

Tập các ngón đầy tay phục hồi chức năng

  • Tập các khớp ngón tay: Đặt nhựa dẻo vào lòng bàn tay sau đó nắm chặt.
Tập các khớp ngón tay phục hồi chức năng

Tập các khớp ngón tay phục hồi chức năng

  • Tập mở rộng từng ngón tay: Người bệnh uốn ngón tay và vòng nhựa dẻo xung quanh và duỗi thẳng ngón tay hết mức có thể. 
Tập mở rộng từng ngón tay phục hồi chức năng

Tập mở rộng từng ngón tay phục hồi chức năng

  • Tập giãn các ngón tay: Lấy một miếng nhựa dẻo tạo hình bánh dày, cố gắng kéo dãn hết mức có thể.
Bài tập phục hồi chức năng tập giãn các ngón tay

Bài tập phục hồi chức năng tập giãn các ngón tay

Bài tập đứng, giữ thăng bằng

Sau cơn tai biến các bệnh nhân thường khó giữ thăng bằng cơ thể khiến họ hay ngã khi di chuyển. Bài tập này sẽ giúp họ dồn trọng lực vào một chân, tăng cường độ mạnh cơ chân và kích thích não bộ giữ thăng bằng khi vận động.

Các thao tác thực hiện bài tập này gồm:

  • Trường hợp bệnh nhân còn yếu cần có người hỗ trợ đứng thẳng dậy, chân dang rộng bằng vai.
  • Mắt bệnh nhân nhìn thẳng về trước, trọng lực cơ thể dồn vào một chân và từ từ co chân còn lại lên khỏi mặt đất. Cố gắng giữ thăng bằng lâu nhất có thể.
  • Bệnh nhân cũng có thể dựa vào người khác hoặc cột, ghế. Đứng thẳng lưng, co một chân lên, đầu gối nâng cao khi tập và giữ trong vòng 10 giây.

Động tác nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày, tăng dần thời gian giữ thăng bằng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bài tập bắc cầu

Hầu hết bệnh nhân sau tai biến có phần hông và các nhóm cơ quan trọng sẽ bị yếu đi gây khó khăn khi vận động. Bài tập bắc cầu sẽ kích thích cơ bắp vận động và khắc phục được vấn đề trên.

  • Cho bệnh nhân nằm xuống mặt sàn hoặc trên thảm tập yoga.
  • Đặt gối hoặc khăn gấp dưới khớp khối bệnh nhân. Sau đó hướng dẫn hộ dồn lực từ khớp gối xuống gối/khăn và dần nâng bàn chân lên cao nhất có thể.

Bài tập cơ 2 bên đùi

Áp dụng bài tập sau có tác dụng phục hồi chức năng cơ đùi đùi, đảm bảo cho người bệnh vận động linh hoạt.

  • Trước khi thực hiện bài tập, người bệnh nên kéo căng hai bên cơ đùi bằng cách đặt lòng bàn chân đạp lên khăn, hai tay kéo căng hai đầu khăn về phía cơ thể và chân tác động lực ngược lại.
  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng xuống sàn hoặc thảm tập, tay gối dưới đầu và một tay còn lại chống ngang bụng.

Co hai đầu gối lên, mở dần hai đầu gối và hai bàn chân kẹp chặt vào nhau. Giữ như vậy trong 10 giây và lặp lại mỗi ngày.

Bài tập tim, phổi

Tập cho tim, phổi thường áp dụng bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp mô hình. Tùy vào tuổi tác và mức độ bệnh mà bạn cho người bệnh vận động theo hình thức phù hợp. Nhưng dù theo cách nào, đầu tiên hãy cho bệnh nhân làm quen với 10 phút tập luyện, có thể đi bằng nạng hoặc có người thân hỗ trợ, sau đó tăng dần thời gian theo từng ngày.

Tập cho tim, phổi thường áp dụng bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp mô hình

Tập cho tim, phổi thường áp dụng bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp mô hình

Hoặc có thể tập thở theo các hướng dẫn sau:

  • Nằm ngửa, co gối đến khi bàn chân tiếp xúc với mặt phẳng đang nằm. Đặt tay lên bụng hoặc khu vực xương sườn.
  • Khép môi, đặt lưỡi lên trên vòm miệng.
  • Hít một hơi bằng mũi, sau đó đẩy không khí xuống bụng ngay vị trí đặt tay. Tay nên để nâng lên hạ xuống theo nhịp thở cơ thể.
  • Thở ra từ từ bằng mũi.
  • Lặp lại quá trình hít thở sâu trong vòng 1 phút.

Trên đây là các bài tập phục hồi chức năng đơn giản mà ai cũng có thể hướng dẫn cho người sau tai biến thực hiện. Điểm chung các động tác trên là dễ thực hiện và áp dụng được mọi lúc mọi nơi. Song song với việc thực hiện bài tập cũng có một số lưu ý cơ bản giúp nâng cao hiệu quả chữa trị.

Những lưu ý cho người tai biến tập phục hồi chức năng

Trong quá trình tập luyện động tác phục hồi chức năng sẽ có một số lưu ý cần quan tâm để gia tăng hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Loại bỏ nguy cơ có thể gây tai biến. Khi thấy sức khỏe người bệnh diễn biến xấu đi, có nguy cơ mắc một số bệnh là tiền thân tai biến như tim mạch, huyết áp,… cần đưa họ đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
  • Kiên trì thực hiện bài tập phục hồi chức năng sau tai biến một cách thường xuyên với quyết tâm cao độ. Người thân và bạn bè nên hỗ trợ và động viên tinh thần để người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
  • Đặt vị trí giường bệnh của bệnh nhân tại vị trí sạch sẽ, thoáng mát, thuận tiện chăm sóc. Bạn nên ưu tiên giường tre hoặc đệm hơi.
  • Theo dõi sát sao tình hình bệnh nhân, hỗ trợ và  động viên kịp thời để họ tích cực chủ động tập luyện nhiều hơn.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, đồ ăn chế biến mềm, nhừ, dễ hấp thu và tiêu hóa. Nên chọn nguồn thực phẩm sạch, an toàn, tránh xa đồ lên men, chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hay chứa các chất kích thích,…

Chăm sóc người sau tai biến là công việc đòi hỏi phải có tính kiên trì và sự nhẫn nại cao. Hành trình phục hồi chức năng vô cùng khó khăn khi người bệnh khó vận động, thậm chí không thể nói chuyện. Đồng thời, bạn phải chăm sóc và hướng dẫn họ luyện tập trong một thời gian đủ lâu mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Ngoài ra, hiệu quả phục hồi chức năng còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của người hướng dẫn. Các y sĩ, bác sĩ được đào tạo bài bản sẽ biết cách áp dụng liệu trình điều trị phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh lý của người bệnh. Đó là lý do nhiều y sĩ – bác sĩ ngành Phục hồi chức năng được ưu tiên hơn trong công tác chăm sóc người sau tai biến.

Hiện nay, đào tạo Phục hồi chức năng được cấp phép ở nhiều trường Cao đẳng và Đại học khối ngành sức khỏe. 

Tiêu biểu như Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Đại học Trà Vinh, Đại học Y Dược TPHCM,… Cao đẳng Phục hồi chức năng có thời gian học ngắn hơn, khoảng 3 năm trong khi Đại học là 5 – 7 năm. Học phí Cao đẳng cũng thấp hơn rất nhiều trong khi cơ hội việc làm cũng không hề nhỏ. Vì vậy, với những em cần nhanh ra trường đi làm thì Cao đẳng sẽ là lựa chọn tối ưu.

Tóm lại, các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Các bài trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện các chức năng bộ phận cơ thể, củng cố tinh thần thoải mái và giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ. Do đó, cả người hướng dẫn, người bệnh và người thân nên kiên trì với kế hoạch tập luyện đã đặt ra để đạt hiệu quả tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Xe đạp Phục hồi Chức năng cho người tai biến tốt nhất 2024 Xe đạp Phục hồi Chức năng cho người tai biến tốt nhất 2024 Xe đạp phục hồi chức năng cho người tai biến hỗ trợ người bệnh sớm khôi phục khả năng vận động một cách hiệu quả Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi Chức năng TPHCM dễ thở hơn so với hệ Đại học, bởi là ngành học mơ ước nhiều bạn trẻ Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Điều kiện gì? Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Điều kiện gì? Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Cần điều kiện và thời gian bao lâu? Bài viết tổng hợp chi tiết Phục hồi Chức năng là gì? Các hình thức, phương pháp PHCN Phục hồi Chức năng là gì? Các hình thức, phương pháp PHCN Phục hồi Chức năng là gì? Có những hình thức, phương pháp Phục hồi Chức năng nào? Nội dung bài viết tổng hợp chi tiết Liên thông cử nhân Phục hồi Chức năng Cao đẳng lên Đại học Liên thông cử nhân Phục hồi Chức năng Cao đẳng lên Đại học Liên thông Cử nhân Phục hồi chức năng hệ Cao đẳng lên Đại học là hướng đi nhiều em lựa chọn để nâng cao trình độ và cơ hội việc làm. Nên học Phục hồi Chức năng hay Trung cấp Y học Cổ Truyền Nên học Phục hồi Chức năng hay Trung cấp Y học Cổ Truyền Nên học Cao đẳng Phục hồi chức năng hay Trung cấp Y học Cổ truyền? Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp 08 Lưu ý học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng quan trọng 08 Lưu ý học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng quan trọng Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ lưu ý khi học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng giúp các em theo học tốt nhất Học phí Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng bao nhiêu? Học phí Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng bao nhiêu? Học phí Cao đẳng Kỹ thuật ngành Phục hồi chức năng bao nhiêu và địa chỉ học ở đâu chất lượng thì cùng theo dõi bài viết dưới đây. Ngành Phục hồi chức năng học trường nào tốt? Học mấy năm? Ngành Phục hồi chức năng học trường nào tốt? Học mấy năm? Ngành Phục hồi chức năng học trường nào, học mấy năm là câu hỏi chung nhiều thí sinh bởi điều này ảnh hưởng chất lượng đào tạo, mức học phí