Nghề Dược là gì? Học nghề Dược ra làm gì? Vai trò nghề Dược

Nghề Dược là gì? Học nghề Dược ra làm gì? Vai trò nghề Dược

06/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Khi thế giới trải qua thời kỳ khủng hoảng do Covid-19, chăm sóc sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Xu hướng này kéo theo sự gia tăng nhu cầu học tập nhóm ngành sức khỏe, trong đó nổi bật là ngành Dược. Nhằm giúp các bạn trẻ hiểu hơn về nghề Dược là gì? những công việc, mức lương và đơn vị học chứng chỉ hành nghề uy tín, bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin cụ thể nhất đến cho bạn.

Nghề Dược là gì?

Nghề Dược thuộc lĩnh vực Y tế gồm 4 lĩnh vực khác nhau là Dược học, Hóa dược, Hóa học và Công nghệ Sinh học. Đây là nghề ứng dụng khoa học và nghiên cứu về thuốc gồm mối liên quan giữa thuốc và cơ thể người; cách chế tạo ra các nguyên liệu thuốc, vận dụng chúng vào điều trị bệnh; cách sử dụng các chất từ tự nhiên hoặc tổng hợp để chống lại bệnh tật, bảo vệ cơ thể, phục vụ tối đa công việc chăm sóc sức khỏe con người.

Nghề Dược là ngành thuộc lĩnh vực Y tế gồm 4 lĩnh vực là Dược học, Hóa dược, Hóa học và Công nghệ Sinh học

Nghề Dược là ngành thuộc lĩnh vực Y tế gồm 4 lĩnh vực là Dược học, Hóa dược, Hóa học và Công nghệ Sinh học

Người làm việc trong nghề Dược gọi là Dược sĩ và có mối liên hệ chặt chẽ với nghề Y. Đây là bộ phận nhân lực không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống Y tế nói chung và sức khỏe con người nói riêng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nghề.

Vai trò của nghề Dược với con người và xã hội

Vai trò nghề Dược thể hiện ở hai khía cạnh là với sức khỏe con người và xã hội. Cụ thể như sau:

  • Thực hiện điều chế, sản xuất, phân phối thuốc phòng và chữa bệnh; tham gia chẩn đoán, kê toa, hướng dẫn bệnh nhân nhanh chóng khỏe mạnh.
  • Gắn bó mật thiết với đời sống người dân thông qua tư vấn, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý; nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, cung cấp các loại thuốc tăng hiệu quả chữa bệnh, hạn chế bệnh trở nặng và khó kiểm soát.
  • Hợp tác giao lưu về lĩnh vực Y Dược như máy móc thiết bị, công nghệ, xuất nhập khẩu dược phẩm,… với các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó thúc đẩy ngành Dược nói chung và kinh tế trong nước nói riêng phát triển.
  • Bổ sung, nâng cao nguồn lực lao động chất lượng cho Quốc gia.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế của người dân ngày càng cao. Đây là những yếu tố cơ bản thúc đẩy ngành Dược phát triển và nâng cao vai trò quan trọng của ngành với xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó, công tác đào tạo nhân lực Dược cũng đang được mở rộng, thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia học tập. Vậy thực chất học Dược sau này sẽ làm được nghề gì?

Học Dược ra làm nghề gì? 

Quá trình học ngành Dược tại các trường Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học sẽ giúp trang bị các kiến thức cơ bản, đủ điều kiện hành nghề. Trong đó gồm có:

  • Giáo dục đại cương: Giáo dục chính trị; Pháp luật; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng – An ninh; Tin học; Ngoại ngữ;…
  • Cơ sở ngành: Hóa học đại cương; Sinh học – Di truyền; Hóa sinh học; Sinh lý bệnh – Miễn dịch; Vi sinh – Ký sinh trùng; Thực vật Dược;…
  • Chuyên ngành: Hóa dược, Dược liệu, Bào chế, Kiểm nghiệm thuốc & Độc chất; Quản lý Dược; Quản trị kinh doanh; Pháp chế Dược; Hóa trị liệu & Chuyển hóa thuốc;…

Ngoài ra, sinh viên còn được bồi dưỡng các kỹ năng như giao tiếp, ứng xử và khai thác thông tin; rèn luyện tư duy nhanh nhạy, kỹ năng xử lý tình huống, làm việc nhóm, làm việc độc lập; lập kế hoạch, quản lý Dược phẩm, vật tư y tế,…; theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe người bệnh, đưa ra phương án điều trị phù hợp; nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học văn phòng.

Khi nhắc đến ngành Dược, nhiều học sinh thắc mắc không biết học Trung cấp, Đại học hay học Cao đẳng Dược ra trường làm gì? Nhìn chung, sinh viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản về kiến thức – kỹ năng trên có thể đảm nhận các vị trí công việc tại đơn vị công tác sau:

  • Dược sĩ tại khoa Dược ở các bệnh viện trung ương, địa phương.
  • Trình dược viên, nghiên cứu sản phẩm, kiểm soát chất lượng, quản lý sản xuất, marketing, cung ứng,… tại các công ty sản xuất thuốc, doanh nghiệp Y Dược.
  • Nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ Dược trong các trường Y Dược, viện nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm và cơ sở kinh doanh Dược.
  • Nhân viên bán thuốc ở quầy thuốc, nhà thuốc hoặc tự mở quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân.
  • Làm cán bộ tại cơ quan liên quan đến Dược như các Cục của Bộ Y tế, Sở Y tế hay trung tâm Y tế huyện,…   

Như vậy, sinh viên học ngành Dược ra trường có thể đảm đương nhiều vị trí khác nhau. Tùy vào sở thích, trình độ,… mà bạn có thể chọn cho mình công việc hợp lý. Bên cạnh đó, mức lương cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định việc làm của người lao động.

Tốt nghiệp ngành Dược thu nhập bao nhiêu?

Mức lương người lao động ngành Dược do các yếu tố như bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm thực hành, kỹ năng Dược sĩ quyết định. Ngoài ra còn phải kể đến đơn vị công tác khi các doanh nghiệp đa quốc gia, bệnh viện lớn,… thu nhập sẽ cao hơn các đơn vị quy mô nhỏ.

Sau đây là bảng thu nhập tại một số vị trí công việc của ngành Dược hiện nay cho bạn tham khảo:

STT

Vị trí công việc

Mức lương ngành Dược

1

Dược sĩ tại các nhà thuốc, bệnh viện

7 – 10 triệu đồng

2

Nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm thuốc

15 – 20 triệu đồng

3

Nghiên cứu viên thử nghiệm lâm sàng

Hàng nghìn USD/năm

4

Trình dược viên

Đạt tới 20 triệu đồng

5

Marketing ngành Dược

15 – 20 triệu đồng

6

Giảng viên ngành Dược

8 – 15 triệu đồng

Lưu ý: Mức thu nhập trên có tính chất tham khảo. Với những sinh viên mới ra trường có thể sẽ thấp hơn, dao động khoảng từ 5 – 12 triệu đồng. 

Sinh viên ngành Dược cũng có thể tăng mức thu nhập cho mình trong tương lai khi bổ sung chứng chỉ hành nghề. 

Học chứng chỉ hành nghề Dược ở đâu?

Tại khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược có nêu rõ người xin cấp chứng chỉ phải có các loại bằng cấp gồm:

  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược, Y sĩ đa khoa, Y học Cổ truyền, Dược cổ truyền, Sinh học, Hóa học.
  • Bằng tốt nghiệp Cao đẳng ngành Dược, ngành Y.
  • Bằng tốt nghiệp Trung cấp ngành Dược, ngành Y, Y học Cổ truyền, Dược cổ truyền..
  • Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp Dược.
  • Giấy chứng nhận về lương y – lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về Y Dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2017).

Tựu trung lại, để có chứng chỉ hành nghề Dược các em cần học và tốt nghiệp khối ngành Y Dược tại các trường Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học. Đây là điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược quan trọng mà bất kỳ ai muốn có chứng chỉ cũng phải đáp ứng.

Là một trong những đơn vị đi đầu về đào tạo nhân lực ngành Y Dược chất lượng cao, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch bồi dưỡng 100% nhân lực đủ điều kiện bằng cấp xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Các chuyên ngành chính tại trường gồm có Dược, Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền. 

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch bồi dưỡng 100% nhân lực đủ điều kiện bằng cấp xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch bồi dưỡng 100% nhân lực đủ điều kiện bằng cấp xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Tính đến nay, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã bồi dưỡng hàng nghìn sinh viên ra trường, nhiều người đang nắm giữ vị trí trọng yếu tại các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, bệnh viện lớn. Làm được điều đó là nhờ chính sách liên kết học tập, nghiên cứu, thực tập giữa trường với các tổ chức y tế, chú trọng dạy chuyên môn và kỹ năng hành nghề cho sinh viên đáp ứng yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng.

Năm 2024 Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tuyển sinh online thông qua xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh có nhu cầu học đăng ký ngay tại link xét tuyển trực tuyến. Hoặc có thể gửi hồ sơ về địa chỉ: Số 127/3 – 5 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.

Ngành Dược không chỉ đòi hỏi nền tảng kiến thức vững chắc mà còn cần kỹ năng thực hành thành thạo để người học có cơ hội làm việc và phát triển bản thân. Mong rằng những thông tin về nghề Dược là gì? vai trò, mức lương và đơn vị học để có chứng chỉ hành nghề trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Dược, từ đó có thêm cho mình một lựa chọn công việc đúng đắn.  

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngành Y khối D08 có xét tuyển không? Tiềm năng như thế nào? Ngành Y khối D08 có hay không? Gồm trường Đại học nào đào tạo Y Dược xét tuyển khối D08? Tìm hiểu thông tin việc thi ngành Y khối D08. Các ngày lễ của ngành Y tế có nghĩa gì với cán bộ nhân viên? Các ngày lễ của ngành Y tế được đặt ra để tôn vinh sự cống hiến không biết mệt mỏi của những người hoạt động trong ngành này. Ngành Y có xét đánh giá năng lực không? Có những lợi thế gì? Ngành Y có xét đánh giá năng lực không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh có dự định xét tuyển ngành Y vào mỗi mùa tuyển sinh. Sinh viên ngành Y đi thực tập có lương không? Giải đáp thông tin Sinh viên ngành Y đi thực tập có lương không? Đây là thắc mắc của rất nhiều sinh viên đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thực tập. Vị trí việc làm và lương theo vị trí việc làm ngành y tế mới nhất Lương theo vị trí việc làm ngành Y tế ngày càng nhiều người quan tâm, bởi ngành Y tế đóng vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngành Y Dược khối C xét tuyển không? Lợi thế học Y Dược khối C Ngành Y Dược khối C xét tuyển được không? Danh sách các trường xét tuyển khối C ngành Y Dược các bạn có thể tham khảo. Dược học và hóa dược là gì? So sánh điểm khác nhau thế nào? Dược học và Hóa dược khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây để có thể lựa và đăng ký theo học cho phù hợp. Thách thức ngành Y dược đối mặt là gì? Hệ quả kèm theo là gì? Thách thức ngành Y Dược gặp phải là gì? Bởi ngành Y Dược đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhưng vẫn còn phải đối đầu nhiều khó khăn. Ngành dược khối A00 gồm ngành và trường nào xét tuyển? Ngành Dược khối A00 để có định hướng cụ thể cho tương lai của bạn. Vậy khối A00 có xét tuyển ngành Dược được không?