Học dược sĩ bán thuốc được không? Học trường nào tốt nhất?

Học dược sĩ bán thuốc được không? Học trường nào tốt nhất?

28/11/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Học Dược sĩ bán thuốc được không? Học bao lâu và ở đâu uy tín? Đây là thắc mắc của nhiều người đang có dự định học Dược để bán thuốc trong tương lai. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về học Dược sĩ bán thuốc

Hiện nay, rất nhiều người mong muốn học Dược sĩ bán thuốc để có thể tự mở tiệm thuốc hoặc làm công việc bán thuốc tại các nhà thuốc, các cơ sở Y tế,… Cũng giống như các ngành học khác, để theo học các thí sinh cần đáp ứng một số điều kiện nhất định của đơn vị đào tạo.

Tổng quan về học Dược sĩ bán thuốc

Tổng quan về học Dược sĩ bán thuốc

Học Dược sĩ bán thuốc được không?

Dược sĩ là người có kiến thức chuyên sâu về thuốc và dược phẩm. Bên cạnh việc cung cấp thuốc cho người bệnh, họ còn tư vấn và hướng dẫn người dùng sử dụng thuốc một cách hiệu quả. Do đó, học Dược sĩ sau khi ra trường hoàn toàn có thể bán thuốc.

Ngoài ra, nếu Dược sĩ muốn tự mở quầy thuốc để bán thuốc thì cần phải tuân thủ các điều kiện như sau:

  • Có bằng Dược sĩ;
  • Có giấy phép hành nghề được cấp bởi Sở Y tế;
  • Bán thuốc tại các cơ sở được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp theo quy định;
  • Có trách nhiệm cung cấp thuốc đúng, đủ và hướng dẫn người mua sử dụng thuốc an toàn theo chỉ định;
  • Không bán các loại thuốc cấm, thuốc không rõ nguồn gốc.

Đối tượng nào có thể học Dược sĩ bán thuốc?

Dưới đây là các đối tượng có thể học Dược sĩ bán thuốc ở Việt Nam:

  • Những người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên;
  • Những người có kinh nghiệm trong ngành Y tế muốn mở rộng và phát triển nghề nghiệp;
  • Người muốn thay đổi nghề nghiệp từ một ngành nghề khác;
  • Những người muốn mở nhà thuốc hoặc bán thuốc tại các cơ sở Y tế, phòng khám,…

Thời gian học Dược sĩ bán thuốc

Tùy vào từng hệ đào tạo mà thời gian học Dược sĩ bán thuốc sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trung cấp Dược: thời gian đào tạo trong vòng 2 năm;
  • Cao đẳng Dược: sinh viên sẽ được đào tạo trong vòng 3 năm;
  • Đại học Dược: sinh viên tốt nghiệp sau 5 năm đào tạo.

Bên cạnh đó, để hành nghề bán thuốc ngoài bằng cấp theo quy định thì bạn cần có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở chuyên môn về Dược từ 1,5 đến 2 năm để được cấp chứng chỉ. 

Đặc biệt, với những người muốn tự mở tiệm quốc, nhà thuốc tư nhân thì sẽ cần tìm hiểu về các quy định pháp luật cũng như đăng ký giấy phép kinh doanh. Theo đó, bạn sẽ cần tính toán kỹ lưỡng về nhiều yếu tố như: chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, điều kiện bảo quản thuốc,…

Nhiệm vụ và kỹ năng của Dược sĩ bán thuốc

Dược sĩ bán thuốc không chỉ cung cấp thuốc mà còn tư vấn cũng như hướng dẫn người bệnh về việc sử dụng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

Nhiệm vụ của Dược sĩ bán thuốc

Dưới đây là những nhiệm vụ chính mà Dược sĩ bán thuốc cần đảm nhiệm:

  • Kiểm tra đơn thuốc trước khi cung cấp cho người bệnh để đảm bảo tính chính xác và hợp lý;
  • Cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân;
  • Tư vấn về cách bảo quản cũng như hạn sử dụng của thuốc;
  • Khuyến cáo về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc;
  • Tư vấn cách phòng ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe thông qua việc sử dụng thuốc cho người bệnh;
  • Thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm bảo quản thuốc trong điều kiện thích hợp để tránh hư hỏng;
  • Đảm bảo thuốc cung cấp cho người dùng có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và trong hạn sử dụng;
  • Theo dõi số lượng thuốc trong kho và quản lý kho thuốc, đồng thời đảm bảo việc xuất-nhập thuốc theo đúng quy định;
  • Cập nhật thường xuyên các quy định liên quan đến việc bán thuốc;
  • Có khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến thuốc như: phản ứng, dị ứng với thuốc, uống thuốc quá liều,…

Kỹ năng của Dược sĩ bán thuốc

Để trở thành Dược sĩ bán thuốc giỏi, bạn cần có các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng tư vấn: Đưa ra lời khuyên hợp lý về việc sử dụng thuốc, đồng thời khuyến khích bệnh nhân tuân thủ theo đúng chỉ định;
  • Kỹ năng giao tiếp: Cung cấp các thông tin về thuốc một cách rõ ràng, dễ hiểu và lắng nghe các thắc mắc của bệnh nhân để tư vấn cho phù hợp;
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích và đưa ra giải pháp cho các tình huống phát sinh trong quá trình bán thuốc;
  • Kỹ năng quản lý: Theo dõi số lượng, hạn sử dụng và nhập thuốc cho kho thuốc đồng thời quản lý các hoạt động, giao dịch về thuốc;
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Phối hợp với đồng nghiệp, Bác sĩ, Y tá,… để đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân diễn ra thuận lợi và an toàn.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Sử dụng các phần mềm để cập nhật, theo dõi và báo cáo các thông tin liên quan đến thuốc.

Học Dược sĩ bán thuốc ở đâu uy tín?

Hiện nay, trên toàn quốc có rất nhiều địa chỉ chất lượng để các bạn có thể lựa chọn và đăng ký theo học Dược sĩ bán thuốc. Tùy vào năng lực, điều kiện và nhu cầu của bản thân mà bạn hãy lựa địa chỉ đào tạo cho phù hợp.

Học Dược sĩ bán thuốc ở đâu uy tín?

Học Dược sĩ bán thuốc ở đâu uy tín?

Hệ Đại học

Ở hệ Đại học, các bạn có thể đăng ký học Dược sĩ bán thuốc tại các trường tiêu biểu sau:

  • Đại học Dược Hà Nội;
  • Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội;
  • Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam;
  • Đại học Y Dược Hải Phòng;
  • Đại học Y Dược Thái Bình;
  • Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên;
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội;
  • Đại học Y Dược – ĐH Huế;
  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng;
  • Đại học Y Khoa Vinh;
  • Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột;
  • Đại học Yersin Đà Lạt.

Hệ Cao đẳng

Với những thí sinh không có đủ khả năng đỗ vào các trường Đại học thì có thể theo học Dược sĩ bán thuốc tại trường Cao đẳng Dược. Dưới đây là một số trường trọng điểm:

  • Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch;
  • Cao đẳng Y Dược Sài Gòn;
  • Cao đẳng Y Dược Pasteur;
  • Cao đẳng Y Hà Nội;
  • Cao đẳng Y tế Hà Nội;
  • Cao đẳng Y tế Hà Đông;
  • Cao đẳng Y tế Bạch Mai.
  • Cao đẳng Y tế Phú Thọ;
  • Cao đẳng Y tế Cộng đồng Cà Mau;
  • Cao đẳng Y Dược Hồng Đức.

Hệ Trung cấp

  • Những người chỉ có nhu cầu hành nghề bán thuốc mà không có nguyện vọng mở tiệm thuốc hay nhà thuốc thì thường sẽ lựa chọn theo học Trung cấp Dược. Hãy cùng tham khảo danh sách một số trường được đánh giá cao ngay dưới đây:
    Trung cấp Y Hà Nội;
  • Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội;
  • Trung cấp Y tế Hà Nội;
  • Trung Cấp Y Khoa Hà Nội;
  • Trung Cấp Y Dược Cộng Đồng Hà Nội;
  • Trung Cấp Y Dược Hà Nội;
  • Trung Cấp Y Dược Phạm Ngọc Thạch Hà Nội.

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của Dược sĩ bán thuốc

Học Dược sĩ bán thuốc sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp chờ đón trong tương lai cùng mức lương vô cùng hấp dẫn.

Cơ hội nghề nghiệp của Dược sĩ bán thuốc

Dược sĩ bán thuốc có thể làm việc trong đa dạng các môi trường như:

  • Làm việc tại nhà thuốc tư nhân hoặc chuỗi nhà thuốc lớn;
  • Làm việc tại phòng khám, bệnh viện;
  • Mở tiệm thuốc, nhà thuốc riêng.

Mức lương của Dược sĩ bán thuốc

Mức lương của Dược sĩ bán thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm làm việc, địa điểm công tác, loại hình cơ sở làm việc. Dưới đây là một số thông tin để các bạn có thể tham khảo:

  • Mức lương của Dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc nằm trong khoảng từ 7 triệu đến 12 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm ở các nhà thuốc có quy mô lớn hoặc chuỗi nhà thuốc thì mức lương có thể lên tới 15 triệu đồng/tháng;
  • Dược sĩ làm việc tại phòng khám, bệnh viện có mức thu nhập từ  8 triệu đến 15 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn nhiều lần nếu bạn làm việc tại các bệnh viện tư hoặc bệnh viện có quy mô lớn, độ uy tín cao;
  • Đối với những Dược sĩ tự mở tiệm thuốc, nhà thuốc riêng thì thu nhập sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý và kinh doanh của bạn. Lợi nhuận bạn có thể đạt được từ 15 triệu đến 50 triệu đồng/tháng;

Lưu ý khi học Dược sĩ bán thuốc

Khi học Dược sĩ bán thuốc, các bạn cần lưu ý một số yếu tố để đảm bảo việc học đạt hiệu quả cũng như phát triển nghề nghiệp trong tương lai như sau:

  • Lựa chọn cơ sở đào tạo uy tín có chất lượng giảng dạy, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất đạt chuẩn;
  • Nắm vững kiến thức về thuốc và Dược lý cũng như các quy định pháp lý về việc bán thuốc;
  • Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, tư vấn cũng như lắng nghe kỹ các thắc mắc của người bệnh;
  • Cập nhật liên tục các xu hướng và kiến thức về dược phẩm, đồng thời thường xuyên học hỏi từ thực tế để bạn nắm vững các kỹ năng cần thiết trong công việc;
  • Tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp, tư vấn trung thực cho người dùng;
  • Nắm vững các kiến thức về quản lý thuốc, kho thuốc;
  • Đặt mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân cũng như tham gia các khóa học, học thêm các chứng chỉ để nâng cao chuyên môn và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

Câu hỏi “Học Dược sĩ bán thuốc được không?” đã được Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp chi tiết qua bài viết phía trên. Hy vọng các bạn có thể lựa chọn được địa chỉ đào tạo phù hợp cũng như định hướng được nơi để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngành Y khối A00 học trường nào? Cách xét tuyển Y khối A00 Ngành Y khối A00 là ngành tiềm năng bởi luôn gắn liền với nhu cầu thiết yếu của xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe. Chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có thay đổi gì? Chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có gì thay đổi hay không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Bán thuốc học ngành gì? Cách nào bán thuốc an toàn, hiệu quả? Bán thuốc học ngành gì? Làm thế nào để bán thuốc an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.  Ngành Y khối A1 thi được không? Tiềm năng Y khối A1 thế nào? Ngành Y khối A1 có xét tuyển không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh khối A1 đang có dự định theo học ngành Y trong tương lai. Giấy xác nhận thời gian công tác trong ngành Y mới nhất 2025 Giấy xác nhận thời gian công tác trong ngành Y là văn bản hành chính và là tài liệu quan trọng để các nhân viên Y tế chứng minh năng lực. Ngành Y khối D08 có xét tuyển không? Tiềm năng như thế nào? Ngành Y khối D08 có hay không? Gồm trường Đại học nào đào tạo Y Dược xét tuyển khối D08? Tìm hiểu thông tin việc thi ngành Y khối D08. Các ngày lễ của ngành Y tế có nghĩa gì với cán bộ nhân viên? Các ngày lễ của ngành Y tế được đặt ra để tôn vinh sự cống hiến không biết mệt mỏi của những người hoạt động trong ngành này. Ngành Y có xét đánh giá năng lực không? Có những lợi thế gì? Ngành Y có xét đánh giá năng lực không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh có dự định xét tuyển ngành Y vào mỗi mùa tuyển sinh. Sinh viên ngành Y đi thực tập có lương không? Giải đáp thông tin Sinh viên ngành Y đi thực tập có lương không? Đây là thắc mắc của rất nhiều sinh viên đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thực tập.