08/01/2025
Người đăng : Nguyễn Bá TrungNgành Dược những năm gần đây đang trên đà phát triển rất nhanh chóng, nhiều người lựa chọn học ngành Dược để có cơ hội trong sự nghiệp. Một câu hỏi thường gặp khi lựa chọn học chuyên ngành này đó là: Dược sĩ có được tiêm không? Cùng tìm hiểu các vấn đề pháp lý và quy định về công việc của ngành Dược.
Mục lục
Căn cứ Điều 11 Luật dược 2016 quy định về các vị trí công việc cần có chứng chỉ hành nghề dược bao gồm như sau:
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
– Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
– Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Từ đó có thể suy ra những phạm vi hành nghề dược đối với chứng chỉ hành nghề dược như nội dung nêu trên.
Tuy nhiên cần phải làm rõ thêm nữa rằng phạm vi hoạt động theo nội dung câu hỏi chính là phạm vi hoạt động chuyên môn. Theo Khoản 1 Điều 13 Luật dược 2016 thì điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề dược có nội dung như sau: Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược.
Từ đó có thể xác định những ngành nghề được phép hoạt động trong phạm vi hành nghề dược được quy định tại Điều 11 Luật dược 2016 và phải đúng với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược.
Dược sĩ không được phép tiêm cho bệnh nhân theo quy định hiện hành ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam theo đúng Điều 11 Luật dược 2016 nếu trên. Công việc của Dược sĩ chủ yếu tập trung vào việc tư vấn, cung cấp thuốc, theo dõi tác dụng phụ và tương tác của thuốc, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân trong việc sử dụng thuốc đúng cách.
Việc tiêm truyền, một thủ thuật y tế có tính chất phức tạp và yêu cầu kiến thức chuyên sâu về sinh lý bệnh, thường được giao cho bác sĩ hoặc điều dưỡng. Tuy nhiên, Dược sĩ có thể tham gia vào quá trình tiêm chủng với vai trò hỗ trợ, giám sát, tư vấn cho bệnh nhân về các loại vắc-xin, cách tiêm, và theo dõi tình trạng sau khi tiêm.
Trong một số trường hợp, nếu Dược sĩ có đào tạo chuyên sâu và chứng chỉ về tiêm chủng, họ có thể tham gia tiêm vắc-xin trong các chương trình tiêm chủng cộng đồng.
Sau đây là chi tiết nội dung về Dược sĩ muốn được tiêm truyền và kèm theo điều kiện để giúp người Dược sĩ được tiêm truyền chi tiết nhất:
Như đã nói ở trên, trong một số trường hợp Dược sĩ có thể được đào tạo chuyên sâu để tham gia vào chương trình tiêm chủng cộng đồng.
Dược sĩ tham gia vào việc tiêm phòng cũng là một bước tiến mới trong lĩnh vực ngành Y, đặc biệt khi nguồn nhân lực ngành Y hiện tại đang thiếu hụt về số lượng, trong khi nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh, nhu cầu tiêm chủng tăng cao.
Khi được phép tham gia, Dược sĩ sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình an toàn và hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt phải đáp ứng được các điều kiện trước khi thực hiện tiêm chủng. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân mà còn giúp Dược sĩ nâng cao kỹ năng thực hành của bản thân.
Như vậy, nếu Dược sĩ muốn tiêm truyền cần phải học thêm chứng chỉ về tiêm truyền mới có thể thực hiện được các công việc này.
Việc chăm sóc sức khỏe ngày càng trở nên quan trọng, điều này thúc đẩy sự giao thoa giữa các chuyên môn trong ngành y tế. Dược sĩ không chỉ làm việc độc lập mà còn phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và điều dưỡng để đưa ra giải pháp chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
Sự phối hợp này cũng tạo cơ hội cho Dược sĩ học hỏi thêm về các kỹ thuật y tế, trong đó có tiêm truyền. Từ đó, họ có thể áp dụng những kiến thức này vào công việc hàng ngày. Vậy cần làm gì để nâng cao chất lượng tay nghề của Dược sĩ.
Chương trình đào tạo dành cho dược sĩ thường bao gồm nhiều lĩnh vực, từ dược lý, dược phẩm cho đến quản lý thuốc. Tuy nhiên, phần lớn chương trình học không bao gồm kỹ năng tiêm truyền. Do đó, Dược sĩ cần tìm kiếm thêm các khóa học chuyên sâu để nâng cao khả năng của mình.
Các khóa đào tạo ngắn hạn giúp Dược sĩ hiểu rõ hơn về quy trình tiêm truyền, từ chuẩn bị thuốc đến thực hiện tiêm truyền và theo dõi tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên không vì thế mà không cần tập trung các kiến thức trọng tâm ở hệ Đại học hay Cao đẳng Dược.
Ngành Dược luôn không ngừng thay đổi để phù hợp và đáp ứng được các loại bệnh mới. Chính vì vậy người học Dược tại các đơn vị Trường học như sau:
+ Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
+ Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn… luôn luôn phải hệ thống hóa kiến thức. Cập nhật kiến thức mới từ tham gia các hội nghị, khóa đào tạo và nghiên cứu để nắm bắt các thông tin mới nhất về thuốc, kỹ thuật và quy trình chăm sóc bệnh nhân.
Dược sĩ sau khi đáp ứng được hết những điều kiện tham gia vào quá trình tiêm truyền, quan trọng nhất vẫn cần phải đảm bảo nguyên tắc an toàn trong tiêm truyền.
Kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, xác định loại thuốc và liều lượng cần tiêm cũng như chuẩn bị dụng cụ tiêm truyền sạch sẽ. Dược sĩ có thể đảm nhiệm vai trò tư vấn trong giai đoạn này, giúp bác sĩ chọn được loại thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Sau khi tiêm truyền, việc theo dõi tình trạng của bệnh nhân là rất cần thiết. Dược sĩ có thể giúp ghi nhận các phản ứng của bệnh nhân đối với thuốc và theo dõi sự thay đổi trong tình trạng sức khỏe.
giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về những dấu hiệu cần theo dõi, cũng như cách xử lý nếu gặp phải các triệu chứng bất thường.
Mặc dù Dược sĩ có kiến thức sâu về dược phẩm và thuốc, tuy vậy việc tiêm truyền vẫn là một kỹ thuật y tế cần có sự giám sát chặt chẽ và thường được thực hiện bởi bác sĩ hoặc điều dưỡng. Việc nâng cao kỹ năng và cập nhật kiến thức sẽ giúp Dược sĩ thể hiện giá trị của mình trong chăm sóc sức khỏe, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.
Qua bài viết trên, đã giải thích được những khúc mắc về việc Dược sĩ có được tiêm không? Việc lựa chọn học thêm chứng chỉ tiêm truyền sẽ có lợi cho công việc của Dược sĩ, tuy nhiên cũng cần cân nhắc đến tính chất công việc hiện tại của bản thân để có lộ trình học tập phù hợp.