25/05/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungSự phát triển của Y học Cổ truyền kéo theo thuốc Y học Cổ truyền có nhiều thay đổi lớn. Trong đó phải kể đến những tiềm năng to lớn mang lại cho người lao động, những học sinh – sinh viên sắp và đang học trong ngành này. Bài viết này mời bạn cùng Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Mục lục
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BYT có định nghĩa về thuốc Y học Cổ truyền như sau:
Thuốc Y học Cổ truyền (gồm cả vị thuốc Y học Cổ truyền và thuốc thang) là thuốc có thành phần là dược liệu chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp Y học Cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại. Thuốc Y học Cổ truyền có tác dụng nâng cao sức khỏe thể chất – tinh thần và an toàn với người sử dụng.
Thuốc dùng để chữa bệnh hiện nay có các loại phổ biến sau:
Hiện nay, thuốc Y học Cổ truyền không còn xa lạ với người dân khi nhận thấy thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy loại thuốc này có những thế mạnh và hạn chế gì cho người bệnh?
Thuốc Y học Cổ truyền sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng, cụ thể:
Bên cạnh hiệu quả tốt như vậy, thuốc cổ truyền cũng còn một số hạn chế nhỏ như:
Dù còn những hạn chế song không phủ nhận những lợi ích to lớn của thuốc Y học Cổ truyền. Cùng với việc người dân quan tâm hơn đến chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp cổ truyền và dùng thuốc từ thiên nhiên lành tính đã tạo cơ hội cho thuốc cổ truyền có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Thực tế, thuốc Y học Cổ truyền đang có nhiều cơ hội để phát triển. Nguyên nhân chính là ngành Y học Cổ truyền đang được chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng và phủ kín trong hệ thống khám – chữa bệnh. Sự phối hợp Đông – Tây Y hay giữa Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại được xem là xu thế phát triển tất yếu của Y học.
Việt Nam cũng đang thực hiện chương trình hành động đến năm 2030 đạt mục tiêu 100% tỉnh/thành phố có bệnh viện đa khoa Y Dược Cổ truyền, 95% bệnh viện hiện đại có khoa Y – Dược Cổ truyền, 100% các trạm y tế xã đều sử dụng Y Dược Cổ truyền chăm sóc sức khỏe và khám – chữa bệnh. Các hoạt động nghiên cứu trong ngành được khuyến khích, trong đó tiêu biểu là phát hiện, nghiên cứu thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền; nghiên cứu tính vị và tác dụng của các vị thuốc nam, thuốc dân gian, bài thuốc Y học Cổ truyền trong phòng và chữa bệnh. Ngoài ra, hoạt động tuyển chọn, phát triển thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền an toàn hiệu quả cao cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Việt Nam hướng tới sản xuất thuốc “tự túc” nguồn dược liệu, thực hiện cân bằng Dược học hiện đại và Y học dân tộc; thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nhằm phát huy tiềm năng vốn có của Dược phẩm trong nước. Các chính sách đào tạo ngành Y học Cổ truyền mở rộng hình thức tuyển sinh, đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo số lượng và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực ngành kế cận.
Vì những lý do trên mà Y học Cổ truyền đang dần là một phần không thể thiếu trong công tác khám – chữa bệnh cộng đồng. Điều này tạo cơ hội cho nghiên cứu, sử dụng thuốc Y học Cổ truyền nhân rộng, số lượng các vị thuốc Y học Cổ truyền đăng ký lưu hành hiện nay cũng gia tăng.
Sau đây là danh sách số lượng các vị thuốc Y học Cổ truyền được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam hiện nay.
STT |
Tên thuốc |
1 |
Ý dĩ chế |
2 |
Xích thược phiến |
3 |
Xa tiền tử |
4 |
Viễn chí chế |
5 |
Uy linh tiên |
6 |
Tục đoạn phiến |
7 |
Trạch tả phiến |
8 |
Thục địa |
9 |
Thiên niên kiện phiến |
10 |
Thảo quyết minh chế |
11 |
Tần giao phiến |
12 |
Tam thất |
13 |
Sinh địa |
14 |
Sài hồ phiến |
15 |
Ngô thù du |
16 |
Mạch môn |
17 |
Liên nhục |
18 |
Kim ngân hoa |
19 |
Kim ngân cuộng |
20 |
Khương hoạt phiến |
21 |
Ké đầu ngựa chế |
22 |
Huyết giác phiến |
23 |
Huyền sâm phiến |
24 |
Hoàng liên phiến |
25 |
Hậu phác chế sinh khương |
26 |
Hà thủ ô đỏ chế |
27 |
Đương quy chế |
28 |
Đỗ trọng phiến |
29 |
Diệp hạ châu đắng |
30 |
Địa long chế |
31 |
Đảng sâm chích gừng |
32 |
Cốt toái bổ chế |
33 |
Câu đằng |
34 |
Cam thảo chích mật ong |
35 |
Bạch linh phiến |
36 |
Bách bộ phiến |
37 |
Ba kích chế |
38 |
Xuyên bối mẫu |
39 |
Trần bì vi sao |
40 |
Thương truật sao qua |
Trên đây là những vị thuốc tiêu biểu được cấp phép lưu hành tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn nhiều cái tên khác như Thổ phục linh phiến, Thăng ma phiến, Tang bạch bì, Sa nhân,… cùng hơn 800 vị thuốc khác.
Đặc biệt, trong năm 2023 Cục Y Dược học Cổ truyền cũng đã cấp giấy đăng ký lưu hành, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho hơn 100 thuốc cổ truyền. Điều này đảm bảo cho thuốc Y học Cổ truyền có đủ nguồn nguyên liệu tương ứng, đồng thời khẳng định thuốc cổ truyền đang được đầu tư rất tốt.
Như vậy, Y học Cổ truyền nói chung và thuốc Y học Cổ truyền nói riêng có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Việc Chính phủ kết hợp sản xuất Dược với tiềm năng Y học Cổ truyền được coi là bước tiến mới trong nâng cao hiệu quả khám – chữa bệnh. Nhận thấy những điều trên, không ít bạn trẻ đã ấp ủ mục tiêu theo học ngành Dược hoặc Y học Cổ truyền.
Nếu các em đang cần tìm đơn vị học Dược và Y học Cổ truyền chất lượng thì có thể tham khảo Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Chương trình đào tạo Trung cấp Y học Cổ truyền tại trường là 2 năm, Cao đẳng Dược là 3 năm. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ra trường dễ kiếm việc làm, nhà trường đã cho sinh viên thực hành – thực tập ngay từ sớm với sự dẫn dắt của giảng viên, chuyên gia hàng đầu trong ngành. Các em được rèn luyện thành thạo kiến thức – kỹ năng về thuốc, bào chế nghiên cứu thuốc, khám – chữa bệnh Y học Cổ truyền, marketing Dược,… Mạng lưới liên kết giữa trường và bệnh viện/phòng khám/nhà thuốc/doanh nghiệp đảm bảo sinh viên thực tập có cơ hội việc làm hấp dẫn.
Năm 2024, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét học bạ hoặc xét điểm thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ tuyển sinh đầu vào ngành Dược và Y học Cổ truyền. Thí sinh có nguyện vọng chỉ cần đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website nhà trường.
Như vậy, thuốc Y học Cổ truyền có nhiều tiềm năng trong tương lai. Với những ai yêu thích lĩnh vực này có thể tìm hiểu để tận dụng những lợi thế đó nắm bắt cơ hội việc làm cho mình. Riêng các bạn trẻ, học Dược hay Y học Cổ truyền sẽ là lựa chọn sáng suốt để các em cống hiến sức mình vào công việc khám chữa bệnh cứu người – một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.