Nhật ký thực tập ngành Dược: Thời gian rèn luyện thực tế nhất

Nhật ký thực tập ngành Dược: Thời gian rèn luyện thực tế nhất

07/07/2025

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Thực tập không chỉ là một phần bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Dược mà còn được ví như hành trình trải nghiệm quý giá giúp sinh viên trưởng thành về cả chuyên môn lẫn thái độ nghề nghiệp. Trong bài viết này, bạn sẽ được theo dõi từng chặng đường trong nhật ký thực tập ngành Dược, kể từ những ngày đầu làm quen với môi trường ở nhà thuốc, học hỏi kỹ năng xử lý tình huống thực tế.

Khái quát về địa điểm và nội dung thực tập

Thực tập là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của sinh viên ngành Dược. Đây không chỉ là cơ hội để tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế mà còn là dịp để kiểm chứng, củng cố và mở rộng những kiến thức đã học.

Trong nhật ký thực tập ngành Dược tại một hệ thống nhà thuốc bán lẻ uy tín, các Dược sĩ tương lai đã được đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp của cơ sở hướng dẫn tận tình. Nội dung được rèn luyện trong khoảng thời gian này gồm những công việc chính:

  • Quan sát và học hỏi quy trình bán thuốc tại quầy
  • Trao đổi thông tin với khách hàng về cách sử dụng thuốc
  • Tìm hiểu quy trình nhập – xuất kho, quản lý tồn kho
  • Ghi nhận các tương tác thuốc và kỹ năng xử lý tình huống tại quầy
  • Áp dụng kiến thức dược lý và dược lâm sàng vào tình huống thực tế

Thực tập tại nhà thuốc không chỉ là cơ hội phát triển về chuyên môn mà còn rèn luyện thái độ làm việc, khả năng thích nghi . Bên cạnh đó, các em còn được học tập kỹ năng giao tiếp linh hoạt trong môi trường dịch vụ y tế.

Nội dung thực tập được ghi rõ ràng trong chương trình học tập

Nội dung thực tập được ghi rõ ràng trong chương trình học tập

Nhật ký thực tập ngành Dược theo ngày/tuần

Cùng tham khảo nhật ký thực tập ngành Dược trong 4 tuần dưới đây để hiểu rõ hơn về kỳ học quan trọng này:

Tuần 1: Làm quen và thích nghi

Tuần đầu tiên là giai đoạn làm quen với môi trường mới, các em sẽ bắt đầu bằng việc quan sát các anh/chị dược sĩ tư vấn, ghi nhớ vị trí các nhóm thuốc trên kệ. Sinh cũng được học cách đọc đơn thuốc và hiểu sơ bộ cách nhập dữ liệu bán hàng vào phần mềm quản lý.

Tuy chưa được tham gia trực tiếp bán thuốc nhưng học viên đã học được rất nhiều điều chỉ qua việc quan sát: từ cách chào khách, dò thuốc đến giải thích tác dụng phụ của thuốc dễ hiểu cho người lớn tuổi. Những buổi đầu tuy còn bỡ ngỡ nhưng không khí thân thiện tại nhà thuốc là cơ hội để sinh viên hòa nhập nhanh chóng.

Tuần 2: Bắt đầu tham gia công việc

Từ tuần thứ hai, các em được giao một số nhiệm vụ cụ thể như: sắp xếp thuốc đúng nhóm dược lý, nhập kho hàng mới và hỗ trợ ghi thông tin thuốc hết hạn để xử lý. Trong tuần này, sinh viên được phép đứng bên cạnh dược sĩ chính để hỗ trợ trong các tình huống đơn giản như tìm thuốc theo toa, tư vấn liều dùng thuốc không kê đơn.

Các em bắt đầu học cách tư vấn bằng giọng nói rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với từng nhóm tuổi khác nhau. Một bài học quý giá tuần này là khả năng xử lý đơn thuốc sai sót và chủ động gọi lại cho bác sĩ để điều chỉnh. Điều này góp phần giúp sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò của người dược sĩ. Họ không chỉ bán thuốc mà còn là người gác cổng an toàn cho bệnh nhân.

Tuần 3: Thực hành sâu và tự tin hơn

Sang tuần thứ ba, sinh viên thực tập được phép đảm nhiệm nhiều tình huống tư vấn hơn. Đây là cơ hội ôn lại kiến thức dược lý và cảm thấy tự tin hơn khi trò chuyện với khách hàng. Đặc biệt, ở thời điểm này, học viên có thể giải thích tác dụng phụ hoặc hướng dẫn dùng thuốc đúng bữa, điều tưởng chừng nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng.

Các em cũng được giao theo dõi một số công việc kiểm kê hàng tuần, học cách phân loại thuốc theo hạn sử dụng và cách xử lý thuốc bị lỗi bao bì. Ở tuần này, anh chị dược sĩ trong nhà thuốc sẽ hướng dẫn sinh viên kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân khó tính hoặc những người có kiến thức hạn chế về thuốc. Khả năng lắng nghe, điều chỉnh lời nói và giữ bình tĩnh được tôi rèn luyện từng chút một trong kỳ thực tập.

Tuần 4: Tổng kết, đánh giá và cảm nhận

Tuần cuối cùng là giai đoạn tổng kết thực tập ngành Dược và nhận đánh giá của Dược sĩ quản lý tại cơ sở. Một vài tiêu chí đánh giá sinh viên trong khi kết thúc khóa thực hành như thái độ làm việc, kiến thức chuyên môn, khả năng xử lý tình huống và giao tiếp.

Mỗi người sẽ viết một bản thu hoạch cá nhân, trình bày những gì mình học được, những điểm còn thiếu sót và kế hoạch tự cải thiện. Cảm nhận lớn nhất trong tuần cuối cùng này là niềm tin vào nghề nghiệp tương lai của mình.

Các em không còn nhìn ngành Dược là một lĩnh vực khô khan mà cảm nhận rõ tính nhân văn và trách nhiệm trong từng lần tư vấn. Mỗi lời nói của người Dược sĩ đều ảnh hưởng đến sức khỏe người khác và giúp sinh viên thêm trân trọng công việc mình đang theo đuổi.

Nhật ký thực tập trong ngành Dược trong vòng 4 tuần 

Nhật ký thực tập trong ngành Dược trong vòng 4 tuần 

Bài học rút ra sau kỳ thực tập

Sau khi hoàn thành kỳ thực tập tại nhà thuốc, các em sẽ rút ra nhiều bài học quý giá bao gồm:

Tư duy cẩn thận – Ngành Dược không cho phép sai sót

Một trong những bài học lớn nhất của người làm trong ngành Dược là sự chính xác. Chỉ cần một liều sai, hướng dẫn một cách mơ hồ hay nhầm lẫn nhỏ trong phân loại thuốc cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tư duy cẩn trọng và thói quen kiểm tra nhiều lần là kỹ năng không thể thiếu trong ngành Dược.

Dược sĩ phải đọc kỹ đơn, đối chiếu hoạt chất, kiểm tra tương tác thuốc và nghi ngờ nếu thấy điều gì đó không hợp lý. Chính tư duy cẩn trọng này sẽ xây dựng hình ảnh một người dược sĩ có trách nhiệm và đáng tin cậy.

Kỹ năng giao tiếp là “liều thuốc” cần thiết

Không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ về loại thuốc mình đang dùng. Có người lo lắng quá mức, có người lại xem nhẹ tác dụng phụ. Trong những trường hợp đó, một người Dược sĩ không chỉ cần kiến thức mà còn cần khả năng truyền đạt và thuyết phục khéo léo.

Qua kỳ thực tập, các em được rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi, lắng nghe chủ động và điều chỉnh cách tư vấn sao cho phù hợp với từng đối tượng. Có những lúc chỉ một câu nói nhẹ nhàng cũng khiến khách hàng yên tâm và tin tưởng hơn vào liệu trình điều trị.

Thực hành xử lý tình huống thực tế

Không có một giáo trình nào dạy cách xử lý tình huống thực tế tốt hơn môi trường thực tập. Từ việc một khách hàng nổi nóng vì phải chờ lâu đến tình huống có người nhầm lẫn thuốc nhỏ mắt với thuốc uống. Tất cả mang đến cho các em những bài học quý giá.

Làm việc trong ngành Dược đòi hỏi phải phản ứng nhanh nhưng vẫn giữ được bình tĩnh và chính xác là kỹ năng bắt buộc. Không được phép vội vàng nhưng cũng không được thể hiện sự lúng túng.

Nhật ký thực tập ngành Dược là ghi chép về hành trình trưởng thành không chỉ về mặt kiến thức chuyên môn mà còn về thái độ, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ cho đến khi có thể tự tin hơn trong công việc là chặng đường không hề ngắn nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Thực tập không chỉ là yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp mà còn giúp các em hình dung rõ như thế nào là người Dược sĩ tận tâm.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Quy định bằng cấp ngành Y năm 2025 cập nhật chính xác nhất Cập nhật điểm mới trong quy định bằng cấp ngành Y năm 2025 theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Bài viết cung cấp thông tin cho người học Y. Góc khuất ngành Dược: Những sự thật ít ai biết sau ánh quang Góc khuất ngành Dược là câu chuyện ít ai ngờ đằng sau nghề nghiệp cao quý và nhân văn. Khám phá sự thật trước khi chọn đăng ký nguyện vọng. Bác sĩ khoa nào khó nhất? Review 6 khoa phổ biến nhất hiện nay Bạn thắc mắc Bác sĩ khoa nào khó nhất trong ngành Y? Khám phá tiêu chí đánh giá và định hướng chọn chuyên ngành phù hợp. Điều kiện thi ngành Y 2025 theo quy định của Bộ GD&ĐT là gì? Cập nhật điều kiện thi ngành Y 2025 theo quy định mới nhất từ Bộ GD&ĐT. Bài viết giúp thí sinh nắm rõ các yêu cầu để bước vào kỳ tuyển sinh. Nên học dược hay kinh tế? Bản so sánh thực tế giúp bạn lựa chọn Bạn đang phân vân không biết nên học Dược hay Kinh tế? Bài viết phân tích chi tiết về nội dung và địa chỉ đào tạo để bạn lựa chọn đúng đắn. Góc khuất ngành y trong quá trình học và khi công tác là gì? Góc khuất ngành Y là những khó khăn, gian nan trong sự nghiệp các em phải vượt qua. Đây là thông tin cần biết khi đăng ký vào ngành này. Học ngành y tốn bao nhiều tiền? Liệt kê học phí các trường HOT Học ngành Y tốn bao nhiêu tiền là thắc mắc nhiều thí sinh. Tài chính là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường học. Thi ngành y có cần học sinh giỏi không? Thắc mắc của học sinh Thi ngành Y có cần học sinh giỏi là chủ đề nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã có quy định cụ thể về vấn đề này. Rủi ro trong ngành dược là gì? Làm sao để khắc phục được tốt? Rủi ro trong ngành Dược là thông tin quan trọng mà thí sinh cần nắm trước khi đăng ký nguyện vọng, bởi ngành này cũng có nhiều khó khăn.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát