24/04/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungHọc Y không chỉ trở thành bác sĩ mà còn có cơ hội đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Vậy thực chất ngành Y gồm những nghề nào và có dễ kiếm việc làm không? Hãy theo chân Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu nhé.
Mục lục
Y có phạm vi hành nghề vô cùng rộng nên sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, công việc sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành các em đăng ký. Nhìn chung, học ngành Y sẽ gồm những nghề sau:
Chức năng nhiệm vụ của Y sĩ đa khoa là chăm sóc điều trị, tiếp đón bệnh nhân và người nhà của họ; hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định của cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Y sĩ sẽ giúp bác sĩ trong quá trình thăm khám và chữa bệnh, thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
Bác sĩ đa khoa (còn gọi là bác sĩ tổng quát) có công việc là điều trị bệnh mãn tính và cấp tính, khám và đưa ra biện pháp phòng – chữa bệnh hiệu quả cho bệnh nhân.
Nha sĩ (bác sĩ nha khoa) là người làm công tác chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh về răng, miệng và các vấn đề liên quan đến nha khoa. Đồng thời, nha sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn giáo dục cách chăm sóc răng miệng hiệu quả đến người bệnh.
Bác sĩ – Y sĩ Y học Cổ truyền nhiệm vụ chính là sử dụng thuốc hoặc các biện pháp không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu xoa bóp, ẩm thực trị liệu… điều hòa các chức năng của cơ thể khi bị rối loạn, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.
Bác sĩ phẫu thuật hay còn có tên gọi khác là bác sĩ khoa ngoại/ngoại khoa. Vị trí này thường làm các ca phẫu thuật trong phòng mổ trên cơ thể nhằm loại bỏ ổ bệnh, ghép nối, tạo hình hoặc chỉnh sửa một bộ phận nào đó bên trong cơ thể bệnh nhân.
Nhân viên hay Bác sĩ Y học dự phòng có chức năng phát hiện, giám sát các vấn đề sức khỏe cộng đồng; dự báo kiểm soát, khống chế bệnh dịch và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch.
Họ sẽ là người xây dựng kế hoạch chuyên môn về phòng chống bệnh xã hội; quản lý chương trình y tế; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng; ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển cũng như kiểm soát nguồn bệnh; nâng cao sức khỏe các cá nhân, gia đình và cộng động.
Kỹ thuật viên Y có thể kể đến như kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, kỹ thuật viên siêu âm – chẩn đoán, kỹ thuật viên X-quang, kỹ thuật viên khẩn cấp,… Họ đảm nhiệm công tác tổ chức thông tin y tế bệnh nhân; khử trùng và làm sạch khu vực làm việc – thiết bị; thu thập mẫu mô từ người bệnh và phân tích chúng giúp bác sĩ chẩn đoán tình hình bệnh.
Riêng kỹ thuật viên y tế khẩn cấp (EMTs) sẽ phụ trách chở bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp đến bệnh viện, đồng thời điều trị cơ bản cho người bệnh trong khi đến cơ sở y tế.
Điều dưỡng viên thực hiện chăm sóc, bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người; xoa dịu nỗi đau qua các chẩn đoán, tư vấn. Điều dưỡng sẽ là người cùng bác sĩ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh về thể chất và tinh thần.
Bác sĩ sản khoa và hộ sinh liên quan đến sinh nở, đảm nhiệm chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh; đảm bảo tâm lý, sinh lý, sự an toàn cho mẹ và bé.
Với nền tảng kiến thức tốt, chuyên môn cao nên nhiều sinh viên ngành Y chọn trở thành giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học. Công việc chính của họ là đào tạo nên những thế hệ nhân lực y tế tài giỏi, có đạo đức, am hiểu pháp luật và chính trị.
Nếu bạn là người có bề dày kinh nghiệm, chuyên môn tốt, am hiểu sâu rộng về lĩnh vực Y thì có thể làm công việc nghiên cứu tại trung tâm – tổ chức y tế trong và ngoài nước. Họ phụ trách nghiên cứu, tìm ra các phương pháp điều trị bệnh, các loại thuốc mới, công nghệ y tế,… nhằm nâng cao hiệu quả khám – chữa bệnh.
Trên đây là một số công việc nổi bật mà sinh viên ngành Y ra trường có thể ứng tuyển. Các công việc ứng với mỗi chuyên ngành riêng biệt nên thí sinh cần tìm hiểu rõ ngành mình học cũng như cơ hội nghề nghiệp cụ thể. Vậy trong các công việc kể trên, học nghề nào dễ kiếm việc nhất?
>> Xem thêm: Giải đáp ngành y gồm những khoa nào?
Ngành Y nói chung trong thời gian tới có tiềm năng việc làm khá lớn khi nhu cầu phủ kín nhân sự tăng lên ở các tuyến trung ương, huyện/xã. Nhiều bệnh viện, trạm y tế được xây mới. Sự tham gia của doanh nghiệp Y Dược tư nhân, các tổ chức nước ngoài,… cũng đã tạo cú hích khiến cơ hội việc làm ngành Y rộng mở.
Rêng cán bộ làm công tác y tế dự phòng, hiện thị trường lao động đang cần tới 8.075 người, cử nhân y tế công cộng là 3.993 người. Giai đoạn năm 2021 – 2030, nước ta dự báo phải bổ sung khoảng 72.000 bác sĩ và 304.000 điều dưỡng.
Y học Cổ truyền cũng là nghề được đánh giá tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Chương trình phát triển Y Dược Cổ truyền, đạt mục tiêu 100% tỉnh/thành phố có bệnh viện đa khoa cổ truyền, 95% bệnh viện có khoa Y – Dược Cổ truyền, 100% trạm y tế sử dụng Y học Cổ truyền chăm sóc và khám chữa bệnh. Vì vậy, nếu các em đam mê Y thì có thể cân nhắc đến Y học Cổ truyền.
Tóm lại, trong thời gian tới sinh viên ngành Y không quá lo lắng về việc làm sau khi ra trường. Thay vào đó, các em nên chọn được ngành nghề yêu thích và phù hợp năng lực bản thân; chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Đây là những yếu tố giúp sinh viên dễ có được việc làm ưng ý.
Song song với đó, các em cũng nên trang bị và rèn luyện cho mình những tố chất phù hợp. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng để giảm bớt khó khăn, áp lực cho hành trình học tập sau này.
Học tập và làm tốt nghề Y đòi hỏi sinh viên có một số tố chất cần thiết sau:
Sự đam mê và khát khao tìm hiểu về y học, bệnh lý và sức khỏe thúc đẩy người học tìm hiểu cơ thể người, quá trình hình thành bệnh lý, phương pháp chẩn đoán và điều trị,… Đây cũng là yếu tố quyết định đến khả năng gắn bó của người học với ngành và công việc.
Nghiên cứu là kỹ năng cần thiết khi học và làm nghề Y – một nghề đặc thù về khoa học. Nghiên cứu ở đây là cách bạn nắm bắt vấn đề, khai thác thông tin, tìm căn cứ, đánh giá và đưa ra kết luận chuẩn xác.
Y đòi hỏi khả năng phân tích tình huống và giải quyết vấn đề một cách logic, nhất quán. Sinh viên nên trau dồi khả năng ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu và thông tin có sẵn.
Giao tiếp là sự khéo léo, linh hoạt trong mọi tình huống, có khả năng gắn kết đồng nghiệp và các bộ phận, đồng thời dễ dàng khai thác thông tin từ người bệnh.
Lòng nhân ái, khả năng thấu hiểu,… giúp bạn kết nối, xây dựng mối quan hệ tin cậy với người bệnh.
Việc chẩn đoán, điều trị yêu cầu sự chính xác cao. Tính cẩn thận và tỉ mỉ sẽ giúp bạn đảm bảo sự an toàn và chất lượng công việc.
Những ai có tố chất trên sẽ rất phù hợp để học ngành Y. Tất nhiên mọi phẩm chất đều có thể rèn luyện và trau dồi nên nếu hiện tại bạn thấy mình còn thiếu thì đừng nản chí. Hãy nỗ lực thay đổi, hoàn thiện bản thân để theo đuổi ước mơ của chính mình nhé.
Trên đây là toàn bộ thông tin hỗ trợ các em hiểu rõ hơn về ngành Y gồm những nghề nào. Nếu các em còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho trường qua hotline: 0899 955 990 – 0969 955 990 để được giải đáp.
Năm 2024 Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM thực hiện tuyển sinh 5 chuyên ngành gồm Dược, Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền. Những em có nhu cầu theo học có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website của trường.