Ngành Dược khối B ngành học mang lại tiềm năng cho sinh viên

Ngành Dược khối B ngành học mang lại tiềm năng cho sinh viên

09/12/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Vào mỗi mùa tuyển sinh, ngành Dược khối B nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh cũng như phụ huynh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin cần thiết về ngành học này để có lựa chọn phù hợp nhất với bản thân trong tương lai.

Tìm hiểu về ngành Dược khối B

Từ năm 2017, các trường được tự chủ trong tuyển sinh nên đã có rất nhiều phương thức và tổ hợp môn mới được áp dụng để xét tuyển ngành Dược. Để trả lời cho câu hỏi “Dược học khối nào” là rất nhiều khối thi giúp các thí sinh theo đuổi ước mơ của mình như: khối A, khối B, khối D,… Tuy nhiên về cơ bản khối B vẫn là khối thi chiếm tỷ trọng tuyển sinh cao nhất trong ngành Dược. Theo đó, khối B được mở rộng với 9 môn thi và chia thành 7 tổ hợp. Cụ thể như sau:

  • Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học;
  • Khối B01: Toán học, Hóa học, Lịch sử;
  • Khối B02: Toán học, Hóa học, Địa lý;
  • Khối B03: Toán học, Sinh học, Ngữ văn;
  • Khối B04: Toán học, Sinh học, GDCD;
  • Khối B05: Toán học, Sinh học, Khoa học xã hội;
  • Khối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh.

Các tổ hợp môn khối B có 2 môn bắt buộc là Toán học và Sinh học. Dựa trên danh sách các các tổ hợp khối B mới nhất, các thí sinh hãy lựa chọn tổ hợp môn thế mạnh của bản thân để gia tăng cơ hội trúng tuyển của bản thân.

Có xét tuyển ngành Dược khối B được không?

Từ trước đến nay, ngành Dược vẫn luôn xét tuyển bằng tổ hợp môn khối B00 truyền thống (Toán học, Hóa học, Sinh học). Tuy nhiên, từ khi Bộ GD&ĐT thay đổi về quy chế tuyển sinh thì các tổ hợp môn dùng để xét tuyển vào ngành Dược khối B đã rộng mở hơn rất nhiều. Các thí sinh có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển vào ngành Dược bằng khối B00, khối B01, khối B03,… sao cho phù hợp nhất với năng lực của bản thân.

Có xét tuyển ngành Dược khối B được không?

Có xét tuyển ngành Dược khối B được không?

Tùy vào từng trường mà phương thức xét tuyển ngành Dược khối B sẽ khác nhau. Dưới đây là một số phương thức phổ biến để các bạn có thể tham khảo:

  • Xét tuyển bằng điểm thi THPTQG;
  • Xét tuyển bằng điểm học bạ khối B;
  • Xét tuyển qua kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức.

Thí sinh hãy theo dõi thông tin tuyển sinh trên website chính thức của trường để có thể lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp nhất cũng như không bỏ lỡ cơ hội học tập của bản thân trong tương lai.

Lợi thế theo học ngành Dược khối B

Sinh viên khi theo học ngành Dược khối B sẽ nhận được rất nhiều lợi thế nổi bật như sau:

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở:

Trong bối cảnh xã hội ngày càng chú trọng đến chăm sóc sức khỏe thì nhu cầu nhân lực về ngành Dược luôn lớn. Sinh viên khi theo học ngành Dược khối B sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm ở trong nước cũng như quốc tế với đa dạng lĩnh vực khác nhau.

Thu nhập ổn định:

Mức lương của Dược sĩ được đánh giá là ổn định và có xu hướng tăng theo kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, nếu bạn làm việc ở các bệnh viện hay công ty dược phẩm lớn thì thường có chế độ thưởng hoặc phúc lợi khá tốt.

Cơ hội phát triển trong nghiên cứu:

Học ngành Dược khối B ra trường không chỉ để bán thuốc. Bạn có thể tham gia vào các dự án để phát triển các loại thuốc cũng như cải tiến quá trình sản xuất dược phẩm.

Cơ hội học lên cao:

Nếu muốn nâng cao kiến thức để phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực chuyên sâu như sản xuất dược phẩm, nghiên cứu thuốc, quản lý dược thì bạn có thể học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Trường trọng điểm tuyển sinh ngành Dược khối B

Trên toàn quốc hiện nay có khá nhiều trường xét tuyển ngành Dược khối B. Tùy vào năng lực, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, vị trí địa lý,… mà thí sinh hãy lựa chọn địa chỉ đào tạo cho phù hợp. Dưới đây là danh sách các trường tiêu biểu cùng mức điểm chuẩn năm 2024 để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:

Trường trọng điểm tuyển sinh ngành Dược khối B

Trường trọng điểm tuyển sinh ngành Dược khối B

Hệ Đại học

Thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển ngành Dược khối B có thể tham khảo danh sách các trường chất lượng sau:

  • Đại học Dược Hà Nội: 26.25 điểm;
  • Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội: 26.25 điểm;
  • Đại học Y Dược Hải Phòng: 25.25 điểm;
  • Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch: 26.35 điểm;
  • Khoa Y – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh: 23.7 điểm;
  • Đại học Hòa Bình: 21.7 điểm;
  • Đại học Đông Đô: 21 điểm;
  • Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng: 25.95 điểm;
  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng: 25 điểm;
  • Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên: 25.20 điểm;
  • Đại học Y Dược Thái Bình: 24.90 điểm;
  • Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh: 36.25 điểm;
  • Đại học Y Dược Cần Thơ: 24.5 điểm;
  • Đại học Y Dược – Đại học Huế: 24.9 điểm;
  • Đại học Đông Á: 21 điểm;
  • Đại học Y Khoa Vinh: 23.5 điểm;
  • Đại học Nguyễn Tất Thành: 21 điểm;
  • Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh: 21 điểm;
  • Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu: 21 điểm.

Hệ Cao đẳng

Có thể thấy mức điểm chuẩn của ngành Dược khối B khá cao, đang dao động trong khoảng từ 21 – 26 điểm. Đồng thời, với tỷ lệ chọi lớn thì không phải thí sinh nào cũng đủ khả năng để đỗ vào các trường Đại học Dược và việc lựa chọn theo học ngành Dược hệ Cao đẳng là hoàn toàn đúng đắn.

Theo đó, hầu hết các trường Cao đẳng Dược HCM hay Hà Nội và các tỉnh khác đều xét tuyển ngành Dược bằng phương thức xét học bạ với điều kiện thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Điều này giúp các bạn nắm chắc cơ hội trở thành tân sinh viên ngành Dược trong tương lai mà không bị áp lực về thi cử hay điểm số.

Một số trường Cao đẳng xét tuyển ngành Dược uy tín mà các bạn có thể tham khảo như:

  • Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch;
  • Cao đẳng Y Dược Sài Gòn;
  • Cao đẳng Y Dược Pasteur;
  • Cao đẳng Y Hà Nội;
  • Cao đẳng Y Dược Hà Nội;
  • Cao đẳng Y tế Bạch Mai;
  • Cao đẳng Y tế Hà Đông;
  • Cao đẳng Quân Y 1;
  • Cao đẳng Y Dược Hồng Đức;
  • Cao đẳng Y tế Đồng Nai;
  • Cao đẳng Y tế Bình Dương;
  • Cao đẳng Y tế Kiên Giang;
  • Cao Đẳng Việt Mỹ;
  • Cao Đẳng Bách Việt.

Cơ hội nghề nghiệp học ngành Dược khối B và mức lương tương ứng?

Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mà các sinh viên ngành Dược khối B sau khi ra trường có thể lựa chọn ứng tuyển. Dưới đây là một số nghề nghiệp phổ biến cùng mức tương ứng để các bạn có thể tham khảo:

Dược sĩ tại các cơ sở, trung tâm Y tế, phòng khám, bệnh viện:

Mức lương khởi điểm của Dược sĩ mới ra trường sẽ khoảng 7 – 12 triệu đồng/tháng tùy vào quy mô của nơi bạn công tác. Với những người đã có kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Dược sĩ tại nhà thuốc, quầy thuốc:

Mức thu nhập của vị trị này sẽ từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm việc tại các nhà thuốc lớn thì mức thu nhập có thể lên đến 12 triệu đồng/tháng cộng thêm doanh thu từ việc bán hàng.

Dược sĩ làm việc trong các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển dược phẩm:

Với những người mới vào nghề, mức lương sẽ dao động khoảng từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, mức lương sẽ khoảng 20 triệu và có thể cao hơn nữa.

Chuyên viên kiểm nghiệm thuốc:

Các chuyên viên mới ra trường có mức lương từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm ở những công ty dược phẩm lớn hoặc có nhiều kinh nghiệm thì mức lương có thể đạt 15 triệu đồng/tháng.

Giảng viên chuyên ngành Dược:

Mức thu nhập của giảng viên thường trong khoảng 8 – 15 triệu đồng/tháng khi mới vào nghề. Với những giảng viên có học vị cao hoặc nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, mức thi nhập sẽ dao động từ 15 – 25 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu các bạn công tác tại các trường quốc tế, trường Đại học lớn thì mức thu nhập có thể cao hơn rất nhiều lần.

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển dược phẩm:

Tùy vào kinh nghiệm và quy mô của công ty mà mức lương của vị trí này sẽ từ 12 – 20 triệu đồng/tháng. Với những người có nhiều kinh nghiệm làm việc thì mức lương có thể lên tới 25 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên quản lý dược:

Mức thu nhập của vị trí này trung bình từ 10 – 18 triệu đồng/tháng và có thể lên tới 30 triệu đồng/tháng nếu có nhiều kinh nghiệm làm việc.

Tự mở hiệu thuốc:

Tùy thuộc vào quy mô cũng như data khách hàng và độ uy tín mà mức thu nhập của Dược sĩ tự kinh doanh sẽ khác nhau. Thông thường doanh thu của bạn có thể đạt 15 – 30 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về ngành Dược khối B mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp. Hy vọng bài viết, các bạn có thể định hướng được nghề nghiệp cũng như lựa chọn được địa chỉ đào tạo phù hợp với bản thân trong tương lai. 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Con gái nên học Dược hay Điều dưỡng giúp tương lai tốt nhất? Con gái nên học Dược hay Điều dưỡng để có tương lai? Các bạn nữ hãy tham khảo bài viết dưới đây để có lựa chọn chính xác nhất cho bản thân. Học Dược có giàu không? Mức thu nhập khoảng bao nhiêu tiền? Học Dược có giàu không? Mức thu nhập là bao nhiêu? Là thắc mắc nhiều thí sinh đang có nguyện vọng đăng ký học ngành Dược. Đạo đức hành nghề Dược là gì? Bao gồm những nguyên tắc nào? Đạo đức hành nghề dược là gì? Nội dung bài viết dưới đây cùng phần tích về các đạo đức cụ thể qua bài viết dưới đây. Học Dược có học giải phẫu không? Sinh viên cần lưu ý gì khi học? Học Dược có học giải phẫu không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang có nguyện vọng theo học ngành Dược. Dược sĩ có được tiêm truyền không? Giải đáp câu hỏi kỹ lưỡng Dược sĩ có được tiêm không? Nội dung bài viết dưới đây cùng tìm hiểu các vấn đề pháp lý và quy định về công việc của ngành Dược.  Năm nhất ngành Dược học những môn gì hệ cao đẳng và đại học? Năm nhất ngành Dược học những môn gì? Có khó không? Đây vấn đề được rất nhiều thí sinh muốn theo học ngành Dược quan tâm và tìm hiểu. Các môn thi tốt nghiệp Cao đẳng Dược giúp học sinh ôn tập tốt Các môn thi tốt nghiệp Cao đẳng Dược chi tiết để sinh viên có thể nắm được và xây dựng kế hoạch ôn tập hiệu quả nhất cho bản thân. Mẫu đơn xác nhận thâm niên công tác ngành Dược mới nhất 2025 Mẫu đơn xác nhận thâm niên công tác ngành dược mới nhất để các bạn có thể sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu. Kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược và cách phát triển kỹ năng? Kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược là gì? Làm thế nào để phát triển kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược tốt nhất.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát