Marketing ngành Dược là gì? Ý nghĩa Marketing Dược hiện nay

Marketing ngành Dược là gì? Ý nghĩa Marketing Dược hiện nay

21/09/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Marketing ngành Dược đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, giải pháp và kiến thức chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng. Dưới đây là tổng hợp các thông tin về Marketing ngành Dược để các bạn có thể hiểu rõ hơn về chuyên ngành này.

Tìm hiểu chung về Marketing ngành Dược

Marketing ngành Dược vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm. Vậy Marketing ngành Dược là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào?

Marketing ngành Dược là gì?

Marketing ngành Dược là việc sử dụng các chiến lược truyền thông để thu hút khách hàng mới, thỏa mãn nhu cầu của họ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như nâng cao nhận thức về một loại thuốc nào đó hoặc kế hoạch điều trị cụ thể.

Tìm hiểu chung về Marketing ngành Dược

Tìm hiểu chung về Marketing ngành Dược

Marketing ngành Dược là sự kết hợp giữa tư duy marketing và lĩnh vực thuốc. Qua đó, đưa ra một chiến lược quảng cáo và truyền thông phù hợp nhất nhằm phát triển lâu dài và bền vững. Đặc biệt các thông tin khi Marketing nghề Dược cần có tính chính xác, an toàn, khoa học cho người bệnh. Qua hoạt động Marketing, bạn cần có sự khéo léo và linh hoạt nhằm thu hút và quảng bá sản phẩm sao cho nhiều người biết đến và quan tâm nhất.

Tầm quan trọng Marketing ngành Dược trong xã hội

Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, Marketing cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và Marketing ngành Dược cũng vậy. Tầm quan trọng của Marketing ngành Dược được thể hiện cụ thể như sau:

  • Giúp tăng nhận thức của người sử dụng với thương hiệu dược phẩm cũng như nhà sản xuất.
  • Cung cấp pháp đồ điều trị và thông tin cụ thể về bệnh lý cho người bệnh.
  • Giúp tăng khả năng đầu tư khi xây dựng các nền tảng tiếp thị phù hợp.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về công nghệ, quy trình sản xuất,…của các loại dược phẩm.
  • Giúp tăng sản lượng bán hàng, cụ thể là dược phẩm.

So sánh Marketing ngành Dược với Marketing ngành khác

Marketing ngành Dược chịu trách nhiệm thúc đẩy và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. Theo đó, chuyên ngành này sẽ có những điểm khác biệt rõ rệt so với Marketing ngành khác, cụ thể như sau:

Tiêu chí

Marketing ngành Dược

Marketing ngành khác

Mục tiêu

Marketing ngành Dược có 2 mục tiêu chính luôn đi song hành và bổ trợ nhau:

Sức khỏe: Sản phẩm thuốc mà doanh nghiệp cung cấp cần đảm bảo về chất lượng, tính hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.

Kinh tế: Marketing ngành Dược hướng đến đạt hiệu quả cao trong kinh tế cho doanh nghiệp, mang lại doanh thu lớn để có thể đóng góp cho xã hội.

Marketing ngành khác có mục tiêu chính là kinh tế, tối đa hóa lợi nhuân lên hàng đầu.

Sản phẩm

Giới thiệu những loại thuốc, thực phẩm chức năng và các mặt hàng liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người.

Tất cả các sản phẩm cần Marketing

Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu sản phẩm

Những người sử dụng dược phẩm và các sản phẩm liên quan thường có sự trung thành với thương hiệu đã chọn. Lý do là bởi bệnh nhân thường có tâm lý phải sử dụng đúng thương hiệu thường dùng mới có hiệu quả.

Người tiêu dùng dễ dàng thay thế sản phẩm thường dùng bằng một sản phẩm khác nếu có các tác động.

Độ nhạy cảm về giá

Với dược phẩm, trừ trường hợp bất khả kháng thì đa số người sử dụng thường muốn chọn sản phẩm tốt, đắt tiền nhất và có danh tiếng hoặc đã sử dụng lâu dài trước đó. Chính vì thế, các sản phẩm trong ngành dược không bị nhạy cảm về giá như sản phẩm hàng tiêu dùng. Trong trường hợp các sản phẩm dược đang sử dụng có sự thay đổi về giá thì các khách hàng cũng không dễ cân nhắc chuyển sang thương hiệu thay thế khác như ngành hàng tiêu dùng.

Sản phẩm thường dùng có thể dễ dàng bị thay thế bởi một sản phẩm khác để tiết kiệm chi phí.

Khách hàng mục tiêu

Thị trường ngành dược lại hướng đến các đối tượng ra quyết định sử dụng thuốc là chủ yếu. Và người đưa quyết định lựa chọn sản phẩm chính là các nhân viên Y tế. Do vậy, đối tượng của Marketing ngành Dược thường hướng tới là các bác sĩ và nhân viên y tế khác. Đây là thị trường lớn nhất và chỉ có một phần nhỏ bán trực tiếp cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm OTC.

Thị trường hàng tiêu dùng thường hướng trực tiếp đến người tiêu dùng là người sử dụng sản phẩm.

Chiến lược Marketing ngành Dược hiệu quả

Để Marketing ngành Dược đạt hiệu quả tối đa, các doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể, bao gồm:

Đặt khách hàng lên hàng đầu

Doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ thị trường để tìm ra nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó, bạn sẽ có những giải pháp phù hợp để khách hàng thấy được những lợi ích, giá trị mà doanh nghiệp đem lại cho họ. Do đó, Marketing ngành Dược cần dựa trên sự hợp tác và đảm bảo sao cho cả khách hàng và doanh nghiệp cùng có lợi.

Đảm bảo sản cung cấp phẩm chất lượng

Do có liên quan trực tiếp đến sức khỏe nên khách hàng sẽ đặc biệt chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Chính vì thế, doanh nghiệp cần đảm bảo sự chính xác về sản phẩm đối với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, Marketing ngành Dược cần truyền tải các lợi ích của sản phẩm cũng như giá trị thương hiệu đến người sử dụng một cách hiệu quả và chính xác nhất.

Chú trọng vào Internet

Trong thời buổi công nghệ bùng nổ như hiện nay, doanh nghiệp cần xây dựng website thương hiệu với nội dung chính xác, chất lượng về sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng.

Chiến lược Marketing ngành Dược hiệu quả

Chiến lược Marketing ngành Dược hiệu quả

Bạn có thể đăng bài viết liên quan đến sức khỏe với các giải pháp bằng sản phẩm dược. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các cộng đồng trực tuyến về y tế để cung cấp thông tin cụ thể về các sản phẩm của doanh nghiệp. Điều quan trọng ở đây là các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các nền tảng tuyển thông.

Xây dựng các mối quan hệ chắc chắn

Doanh nghiệp có thể xây dựng các mối quan hệ giữa khách hàng và đối tác thông qua các buổi gặp gỡ như: hội nghị, triển lãm, các buổi tư vấn sức khỏe, các sự kiện ngành dược,…Ở đây, các bạn có thể gặp gỡ rất nhiều bác sĩ, chuyên giam thầy thuốc để tạo mối quan hệ và giới thiệu về sản phẩm của mình. Khi được giới thiệu các sản phẩm lạ, bệnh nhân có thể còn e ngại nhưng khi được kê đơn bởi những thầy thuốc uy tín thì sẽ chứng minh được độ tin cậy về sản phẩm của bạn.

Cung cấp các dịch vụ 0đ

Để tạo kết nối với khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra các ứng dụng miễn phí trên điện thoại, thiết kế các blog, tạo webinars về các chủ đề liên quan đến sức khỏe một cách miễn phí.

Kết nối với khách hàng về mặt tình cảm

Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến dịch Marketing định hướng cá nhân hóa. Đây là một cách hay để tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng và kết nối với họ về mặt tinh thần.

Điển hình, bạn có thể gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật, gửi email cá nhân, tặng quà tri ân,…Điều này sẽ giúp tạo ấn tượng tích cực đối với khách hàng. Từ đó, họ có thể chia sẻ trải nghiệm sản phẩm đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…

Xây dựng thương hiệu

Bạn cần xây dựng thương hiệu để tăng độ nhận diện, tạo niềm tin và giá trị riêng của doanh nghiệp. Cụ thể như:

  • Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu đối với ngành y tế và sức khỏe cuả cộng đồng.  các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ cải thiện cuộc sống của khách hàng như thế nào?
  • Đánh giá về sự nhận diện thương hiệu, sự hài lòng của khách hàng,…Qua đó, có các điều chỉnh chiến lược Marketing ngành Dược cho phù hợp.
  • Thực hiện các thử nghiệm lâm sàng và báo cáo kết quả một cách trung thực nhằm tạo dựng độ uy tín cho doanh nghiệp.

Marketing ngành Dược làm việc gì? Mức lương như thế nào?

Sinh viên Marketing ngành Dược sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều công việc với nhiều mức lương khác nhau. Tùy vào năng lực và sở thích của bản thân mà bạn hãy lựa chọn công việc cho phù hợp.

Marketing ngành Dược làm công việc gì?

Dưới đây là những công việc mà sinh viên Marketing ngành Dược có thể làm:

  • Phát triển chiến lược marketing: Nhân viên Marketing ngành Dược sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết như: các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, chiến lược giá cả,…dựa trên các nghiên cứu thị trường dược phẩm.
  • Nghiên cứu thị trường: Nhiệm vụ chính của công việc này là thu thập và phân tích thông tin về thị trường, xu hướng tiêu dùng, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…Chính vì vậy, các bạn cần hiểu rõ về nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
  • Tham gia hội chợ và triển lãm: Thường xuyên tham gia các hội chợ, hội thảo, sự kiện, triển lãm,…để giới thiệu sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác.
  • Thúc đẩy sản phẩm: Tăng doanh số bán hàng bằng cách tạo ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi, chương trình thưởng,…
  • Đo lường tính hiệu quả của chiến dịch: Liên tục theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Từ đó, bạn sẽ có những điều chỉnh để tối ưu hóa các hoạt động trong tương lai.
  • Quảng cáo và truyền thông: Xây dựng chiến dịch quảng cáo truyền thông để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty đến khách hàng.

Mức thu nhập

Hiện nay, mức lương ngành Dược của Marketing sẽ dao động trong khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng tùy vào vị trí và kinh nghiệm làm việc. Tùy vào quy mô và nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp mà Marketing ngành Dược sẽ có nhiều vị trí khác nhau. Ngoài mức lương cơ bản, bạn có thể có phụ cấp và thưởng bổ sung tùy thuộc vào khả năng làm việc của bản thân. Dưới đây là mức lương cụ thể của một số vị trí tiêu biểu để các bạn có thể tham khảo:

Mức thu nhập của Marketing ngành Dược

Mức thu nhập của Marketing ngành Dược

  • Mức lương của chuyên viên Digital Marketing ngành Dược thường từ 10 – 20 triệu VND/tháng.
  • Mức lương của chuyên viên truyền thông ngành Dược thường từ 12 – 20 triệu VND/tháng
  • Mức lương của chuyên viên Marketing sản phẩm thường dao động từ 8 – 15 triệu VND/tháng.
  • Mức lương của trưởng nhóm Marketing thường từ 15 – 25 triệu VND/tháng.
  • Mức lương của quản lý sản phẩm dược phẩm thường từ 25 – 40 triệu VND/tháng.
  • Mức lương của quản lý quan hệ khách hàng thường từ 15 – 30 triệu VND/tháng.
  • Mức lương của chuyên viên Thương mại điện tử thường từ 12 – 25 triệu VND/tháng.
  • Mức lương của quản lý thương hiệu thường từ 20 – 30 triệu VND/tháng.

Học Marketing ngành Dược ở đâu uy tín?

Martketing ngành Dược là một ngành học hot được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Dưới đây là một số trường uy tín đào tạo chuyên ngành này để các bạn có thể tham khảo:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Dược Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Hà Nội
  • Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG
  • Học viện Kinh doanh BMG
  • Học viện Thương hiệu PLATO

Ngoài ra, các bạn thí sinh có thể đăng ký học Marketing ngành Dược tại các Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Quản lý hoặc các khóa học online trên các nền tảng như: Coursera, Udemy, hoặc edX,…

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Marketing ngành Dược mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về chuyên ngành này để có định hướng rõ ràng trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Tỷ lệ thất nghiệp ngành Dược: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục Tỷ lệ thất nghiệp ngành Dược: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục Tỷ lệ thất nghiệp ngành Dược là bao nhiêu để đưa ra định hướng cụ thể cho tương lai bởi các bạn trẻ đang có nguyện vọng theo học nhiều. Ngành Dược có xét học bạ không? Gồm trường nào xét tuyển? Ngành Dược có xét học bạ không? Gồm trường nào xét tuyển? Ngành Dược có xét học bạ không? Trường nào xét học bạ ngành Dược hiện nay? Cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp Học Dược hệ vừa học vừa làm: Giải đáp thông tin liên quan đủ Học Dược hệ vừa học vừa làm: Giải đáp thông tin liên quan đủ Học Dược hệ vừa học vừa làm được khá nhiều người lựa chọn bởi có thể sắp xếp giữa học tập và làm việc một cách linh động. 12 điều y đức của ngành Dược cốt lõi sinh viên cần ghi nhớ 12 điều y đức của ngành Dược cốt lõi sinh viên cần ghi nhớ 12 điều y đức của ngành Dược mà sinh viên cần ghi nhớ bởi các bạn cần có trách nhiệm trong từng hành động, từng công việc của bản thân Báo cáo thực tập Cao đẳng Dược – Yêu cầu, quy định cần biết Báo cáo thực tập Cao đẳng Dược – Yêu cầu, quy định cần biết Báo cáo thực tập Cao đẳng Dược là văn bản quan trọng để giảng viên đánh giá năng lực sinh viên và cách viết báo cáo thực tập tốt Học Dược trường tư nào tốt? TOP 10 trường chất lượng nhất Học Dược trường tư nào tốt? TOP 10 trường chất lượng nhất Học Dược trường tư nào tốt giúp bạn tìm kiếm được đơn vị đào tạo chất lượng bởi chọn đúng cơ sở đào tạo là yếu tố khi muốn trở thành Dược sĩ. Học Dược cần Laptop không? Nhu cầu dùng laptop học Dược Học Dược cần Laptop không? Nhu cầu dùng laptop học Dược Học Dược có cần laptop không là thắc mắc của nhiều tân sinh viên ngành Dược để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng các bạn sinh viên Dược. Học Cao đẳng Dược Online? Khó khăn và thuận lợi học Online Học Cao đẳng Dược Online? Khó khăn và thuận lợi học Online Học Cao đẳng Dược online là phương thức đào tạo trực tuyến xu hướng trong thời gian gần đây mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. Học ngành Dược tương lai không? Học chuyên ngành Dược nào? Học ngành Dược tương lai không? Học chuyên ngành Dược nào? Học ngành Dược có tương lai không là thắc mắc của thí sinh trước khi theo học ngành này bởi ngành Dược hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội việc làm