11/11/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungTrong bối cảnh hiện nay, lương theo vị trí việc làm ngành Y tế ngày càng trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ ngành Y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chính vì vậy nắm rõ được mức lương sẽ giúp ngành thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến mức lương theo vị trí việc làm ngành Y tế qua bài viết dưới đây.
Ở lĩnh vực Y tế, được chia ra làm rất nhiều chuyên ngành, chuyên khoa khác nhau. Mỗi một vị trí ngành nghề sẽ có những nhiệm vụ, chức năng, công việc chuyên môn khác nhau, từ đó sẽ có mức lương khác nhau.
Các công việc trong lĩnh vực ngành y tế:
Bác sĩ chính là người nắm vai trò quan trọng nhất trong cả hệ thống Y tế, Bác sĩ đòi hỏi trình độ học vấn cao, kinh nghiệm dày dặn và các kỹ năng chuyên môn tốt. Bác sĩ cũng được chia ra nhiều chuyên ngành như: Bác sĩ nội, ngoại, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ Y học cổ truyền, bác sĩ răng hàm mặt…
Là cánh tay phải đắc lực cho bác sĩ, nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của người bệnh. Điều dưỡng có thể làm ở bất cứ cơ sở y tế hay bệnh viện.
Dược sĩ là những người sẽ chịu trách nhiệm chính về thuốc, có thể làm ở nhà thuốc, khoa dược bệnh viện, cơ sở sản xuất thuốc, trung tâm tiêm chủng… Dược sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc, tư vấn đúng cách việc sử dụng và chăm sóc cho người bệnh.
Các kỹ thuật viên như kỹ thuật viên Xét nghiệm, kỹ thuật viên Phục hồi chức năng,… những người này có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật lâm sàng tại bệnh viện, cơ sở y tế, sử dụng các thiết bị máy móc trong việc nghiên cứu, chẩn đoán, xét nghiệm tình trạng của người bệnh.
Vị trí này có thể là Y sĩ, Điều dưỡng, Dược sĩ,… những người theo lĩnh vực ngành Y có khả năng, kiến thức chuyên môn chăm sóc sức khỏe ở cộng đồng ví dụ: Phòng Y tế trường học, Y tế phường, xã, Y tế tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh…
Ở bất cứ vị trí và công việc nào cũng sẽ có những thang bậc lương khác nhau, trong lĩnh vực Y tế cũng vậy. Theo đó, bảng lương viên chức Y tế từ 01/7/2024 sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%).
Hiện nay bảng lương viên chức y tế quy định tại Bảng lương số 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu, bảng lương viên chức y tế từ 01/7/2024 chi tiết như sau:
Đối với Bác sĩ cao cấp hạng I; Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I; Dược sĩ cao cấp hạng I; Y tế công cộng cao cấp (áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1):
Hệ số lương |
Bậc 1 (6.2) |
Bậc 2 (6.56) |
Bậc 3 (6.92) |
Bậc 4 (7.28) |
Bậc 5 (7.64) |
Bậc 6 (8.0) |
Mức lương trước ngày 30/6/2024 |
11.160 |
11.808 |
12.456 |
13.104 |
13.752 |
14.400 |
Mức lương tính từ ngày 1/7/2024 |
14.508 |
15.350,4 |
16.192,8 |
17.035,2 |
17.877,6 |
18.720 |
Bảng lương Bác sĩ chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II, Dược sĩ chính hạng II, Y tế công cộng chính hạng II, dân số viên hạng II; Điều dưỡng hạng II; Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II (Bảng lương này áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1):
Hệ số lương |
Bậc 1 (4.4) |
Bậc 2 (4.74) |
Bậc 3 (5.08) |
Bậc 4 (5.42) |
Bậc 5 (5.76) |
Bậc 6 (6.1) |
Bậc 7 (6.44) |
Bậc 8 (6.78) |
Mức lương trước ngày 30/6/2024 |
7.920 |
8.532 |
9.144 |
9.756 |
10.368 |
10.980 |
11.592 |
12.204 |
Mức lương tính từ ngày 1/7/2024 |
10.296 |
11.091,6 |
11.887,2 |
12.682,8 |
13.478,4 |
14.274 |
15.069,6 |
15.865,2 |
Bảng lương Bác sĩ hạng III, bác sĩ y học dự phòng hạng III, Dược sĩ hạng III, Y tế công cộng hạng III, dân số viên hạng III; Điều dưỡng hạng III; Hộ sinh hạng III; Kỹ thuật y hạng III; Khúc xạ nhãn khoa hạng III (áp dụng hệ số lương viên chức loại A1):
Hệ số lương |
Bậc 1 (2.34) |
Bậc 2 (2.67) |
Bậc 3 (3.0) |
Bậc 4 (3.33) |
Bậc 5 (3.66) |
Bậc 6 (3.99) |
Bậc 7 (4.32) |
Bậc 8 (4.65) |
Bậc 9 (4.98) |
Mức lương trước ngày 30/6/2024 |
4.212 |
4.806 |
5.400 |
5.994 |
6.588 |
7.182 |
7.776 |
8.370 |
8.964 |
Mức lương tính từ ngày 1/7/2024 |
5.475,6 |
6.247,8 |
7.020 |
7.792,2 |
8.564,4 |
9.366,6 |
10.108,8 |
10.881 |
11.653 |
Bảng lương Y sĩ; Dược hạng IV; dân số viên hạng IV; Điều dưỡng hạng IV; Hộ sinh hạng IV; Kỹ thuật y hạng IV (áp dụng hệ số lương viên chức loại B):
Hệ số lương |
Bậc 1 (1.86) |
Bậc 2 (2.06) |
Bậc 3 (2.26) |
Bậc 4 (2.46) |
Bậc 5 (2.66) |
Bậc 6 (2.86) |
Bậc 7 (3.06) |
Bậc 8 (3.26) |
Bậc 9 (3.46) |
Bậc 10 (3.66) |
Bậc 11 (3.86) |
Bậc 12 (4.06) |
Mức lương trước ngày 30/6/2024 |
3.348 |
3.708 |
4.068 |
4.428 |
4.788 |
5.148 |
5.508 |
5.868 |
6.228 |
6.588 |
6.948 |
7.308 |
Mức lương tính từ ngày 1/7/2024 |
4.352,4 |
4.820,4 |
5.288,4 |
5.756,4 |
6.244,4 |
6.692,4 |
7.160,4 |
7.628,4 |
8.096,4 |
8.564,4 |
9.032,4 |
9.500,4 |
Chính phủ và Bộ Y tế đã có những chính sách tăng cường đãi ngộ cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, đặc biệt là những người làm việc tại các cơ sở y tế công lập, với các mức tăng lương và hỗ trợ tài chính.
Ngoài những khoản lương, các cán bộ ngành Y tế cũng có các khoản phụ cấp khác nhau, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp trực, phụ cấp thâm niên…
Có rất nhiều yếu tố tác động tới mức lương ngành Y tế, tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh mà mức lương sẽ có những tác động khác nhau.
Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng nhiều tới công việc của các cán bộ trong ngành. Từ vùng sâu, vùng xa đến các địa phận như tỉnh hoặc thành phố lớn.
Kinh nghiệm làm việc cũng như trình độ học vấn đều có những ảnh hưởng không nhỏ tới mức lương ngành Y tế. Việc sở hữu các chứng chỉ bổ sung hoặc tham gia các khóa đào tạo nâng cao cũng giúp bạn có cơ hội nhận mức lương cao hơn, tương tự như trình độ giữa Cao đẳng và Đại học hoặc cao hơn nữa là Thạc sĩ, Tiến sĩ…
Đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc sẽ được trả lương cao hơn, nhờ vào sự tích lũy kiến thức và kỹ năng thực tiễn.
Sự gia tăng dân số và tình trạng bệnh lý phức tạp đang tạo ra áp lực lớn lên hệ thống y tế.
Ngành Y tế cũng chịu ảnh hưởng bởi xu hướng toàn cầu hóa. Nhiều chuyên gia Y tế có cơ hội làm việc tại nước ngoài, điều này mở ra nhiều cơ hội và thách thức. Nhiều bác sĩ và điều dưỡng có thể tìm kiếm cơ hội làm việc tại các quốc gia phát triển với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, làm việc ở nước ngoài cũng sẽ gặp phải khó khăn về ngôn ngữ và thích nghi với môi trường mới.
Bên cạnh đó, sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật cũng giúp cho ngành Y tế ngày càng phát triển. Hệ thống Y tế Việt Nam đã mở rộng từ các bệnh viện lớn tuyến Trung ương đến mạng lưới y tế cơ sở ở các xã, phường, tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ Y tế cho người dân ở khắp mọi vùng miền.
Với sự phát triển của công nghệ AI, công nghệ gen, xét nghiệm phân tử, và điều trị cá nhân hóa, ngành Y tế Việt Nam đang dần tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến giúp tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Có thể thấy rằng, việc nền Y tế phát triển sẽ rất có lợi cho cả người bệnh lẫn những người công tác trong ngành, việc phát triển này giúp cho chất lượng ngành ngày càng trở nên tốt hơn, cũng như mức lương đối với cán bộ viên chức cũng sẽ tốt hơn trước.
Để có thể có được sự thay đổi chất lượng này, cần phải tăng cường cả về chất lượng nhân lực. Việc chuẩn hóa trong công tác đào tạo sẽ giúp cho chất lượng ngành cũng được cải thiện hơn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, các trường Đại học, Cao đẳng cũng không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng. Đơn cử như Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhà trường không ngừng nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như liên kết với nhiều bệnh viện để thí sinh có thể thực hành, thực tập lấy kinh nghiệm tích lũy từ môi trường thực tế. Nhà trường đào tạo các chuyên ngành như: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Y sĩ đa khoa, Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Trung cấp Y học cổ truyền đào tạo những thí sinh có niềm đam mê với lĩnh vực sức khỏe.
Nhìn chung, lương theo vị trí việc làm ngành y tế có những yêu cầu riêng về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Với sự phát triển không ngừng của ngành Y tế tại Việt Nam cũng như toàn cầu, triển vọng nghề nghiệp cũng như cơ hội thăng tiến trong ngành Y tế sẽ ngày càng mở rộng. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ nét về lương theo vị trí việc làm trong ngành Y tế, từ đó giúp bạn đưa ra những quyết định nghề nghiệp phù hợp với bản thân.