12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc của Điều dưỡng bắt buộc

12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc của Điều dưỡng bắt buộc

23/08/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Để trở thành một Điều dưỡng viên, chắc chắn ai cũng từng nghe đến 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng. Các nhiệm vụ này là quy tắc về y đức, vai trò của người Điều dưỡng do Bộ Y tế đã đề ra.

Nhiệm vụ của Điều dưỡng có ý nghĩa gì?

12 nhiệm vụ của Điều dưỡng là những quy tắc về y đức cần có của một người làm việc trong ngành Y tế. Những nhiệm vụ này được ví như “kim chỉ nam” giúp các Điều dưỡng tìm được phương hướng đúng đắn cho mình trong công việc. 

Với những người Điều dưỡng, y đức là yếu tố không thể thiếu và cần không ngừng cải thiện song hành với năng lực chuyên môn. Một người làm việc trong lĩnh vực Y tế có y đức luôn được bệnh nhân, người nhà tôn trọng và xã hội công nhận.

Nhiệm vụ của người Điều dưỡng là các quy tắc về y đức cần có của người làm việc trong ngành Y tế

Nhiệm vụ của người Điều dưỡng là các quy tắc về y đức cần có của người làm việc trong ngành Y tế

12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng

Ngày 6/11/1996, Bộ Y tế đã chính thức ban hành “Quy định về y đức” áp dụng cho những người làm trong lĩnh vực Y tế tại Việt Nam. Cụ thể 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng như sau:

Tư vấn và hướng dẫn tận tình về giáo dục sức khỏe

Nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu trong 12 nhiệm vụ của người Điều dưỡng là phải tư vấn, hướng dẫn rõ ràng cho bệnh nhân và người nhà đến thăm khám hay nhập viện về giáo dục sức khỏe. Không chỉ như vậy, Điều dưỡng cần phải hướng dẫn chi tiết cách tự chăm sóc, theo dõi và phòng bệnh khi nằm viện và sau xuất viện. 

Động viên, chăm sóc bệnh nhân về tinh thần

Ngoài chăm sóc về mặt sức khỏe thể chất, người bệnh còn phải được động viên, chăm sóc về tinh thần. Trong 12 nhiệm vụ Điều dưỡng đã có quy định cụ thể về thái độ của nhân viên Y tế đối với bệnh nhân và người nhà. Họ cần giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của người bệnh về tình trạng của mình, tránh để sự lo lắng ảnh hưởng đến tinh thần và quá trình trình điều trị.

Hỗ trợ người bệnh vấn đề chăm sóc vệ sinh cá nhân

Công việc hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân gồm làm sạch răng miệng, thân thể, thay đồ, đại tiện và tiểu tiện. Những bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện việc vệ sinh cá nhân theo hướng dẫn của Điều dưỡng viên. Đối với các bệnh nhân cấp I thì Điều dưỡng sẽ trực tiếp hỗ trợ.

Người Điều dưỡng cần hỗ trợ người bệnh vấn đề chăm sóc vệ sinh cá nhân

Người Điều dưỡng cần hỗ trợ người bệnh vấn đề chăm sóc vệ sinh cá nhân

Chăm sóc bệnh nhân về dinh dưỡng

Quy định tiếp theo trong 12 nhiệm vụ của Điều dưỡng là chăm sóc về mặt dinh dưỡng cho người bệnh. Mỗi người có một nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe khác nhau. Điều dưỡng cần phối hợp với các bác sĩ để có đánh giá chính xác.

Chăm sóc phục hồi chức năng sau khi điều trị

Sau quá trình điều trị, những bệnh nhân có tình trạng quá nghiêm trọng cần được hỗ trợ phục hồi chức năng. Điều dưỡng viên là người trực tiếp kết hợp với các khoa, phòng ban để có hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng đúng chuẩn, phù hợp.

Chăm sóc các bệnh nhân đã có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

Với các đối tượng cần thực hiện phẫu thuật hay thủ thuật, bác sĩ thường có chỉ định riêng và đề nghị các Điều dưỡng phối hợp thực hiện. Một số nhiệm vụ của Điều dưỡng trong trường hợp bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, thủ thuật như sau:

  • Hoàn thành các thủ tục hành chính
  • Kiểm tra công tác chuẩn bị thực hiện phẫu thuật, thủ thuật
  • Đánh giá đúng tình trạng của bệnh nhân và thông báo cho bác sĩ
  • Hỗ trợ đưa bệnh nhân đến phòng thực hiện phẫu thuật, thủ thuật
  • Bàn giao người bệnh và bệnh án cho đơn vị đảm nhận tiến hành phẫu thuật, làm thủ thuật

Hướng dẫn sử dụng và theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân

Khi người bệnh sử dụng thuốc, các Điều dưỡng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Đảm bảo bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Chuẩn bị các phương tiện để người bệnh sử dụng thuốc đúng quy chuẩn của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra hạn sử dụng, chất lượng thuốc,… có đúng tiêu chuẩn hay không trước khi cho bệnh nhân dùng.
  • Hướng dẫn và giải thích rõ cho bệnh nhân về tác dụng của thuốc điều trị.
  • Thực hiện 5 đúng khi cho bệnh nhân dùng thuốc bao gồm đúng người, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng và đúng thời gian sử dụng.
  • Đảm bảo người bệnh dùng thuốc ngay tại giường bệnh trước sự kiểm chứng của Điều dưỡng viên.
  • Theo dõi để phát hiện sớm các tác dụng phụ không mong muốn nhằm báo cáo kịp thời với bác sĩ.
  • Ghi hay đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện những hình thức công khai thuốc đúng quy định.
  • Phối hợp với Bác sĩ, Dược sĩ,… để tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót xảy ra.

Chăm sóc các bệnh nhân hấp hối, tử vong

Những bệnh nhân đang hấp hối cần được Điều dưỡng bố trí phòng bệnh thích hợp để tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác. Đối với trường hợp tử vong cần tiến hành vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục như quản lý tư trang, bàn giao thi thể cho nhân viên nhà xác.

Thực hiện đúng các kỹ thuật của Điều dưỡng viên

Dựa theo 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng, các bệnh viện sẽ có quy định cụ thể sao cho phù hợp. Khi làm việc Điều dưỡng viên cần tuân thủ đúng các nguyên tắc này để đảm bảo quá trình điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Điều dưỡng viên cần thực hiện đúng các kỹ thuật theo đúng quy định

Điều dưỡng viên cần thực hiện đúng các kỹ thuật theo đúng quy định

Theo dõi và đưa ra đánh giá chính xác về người bệnh

Nhiệm vụ thứ 10 của người Điều dưỡng viên là cần theo dõi và có đánh giá về bệnh nhân. Đây là nguyên tắc quan trọng để sắp xếp mức độ ưu tiên khám bệnh, điều trị. Công việc này cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để có sự phân cấp hợp lý.  Không chỉ như vậy, Điều dưỡng viên cũng cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh để có hướng xử lý kịp thời.

Đảm bảo an toàn trong chuyên môn hành nghề Điều dưỡng

Đối tượng công việc của người Điều dưỡng là con người nên mọi sai sót đều không được xảy ra. Do đó, khi làm việc Điều dưỡng viên cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc đúng cách để tránh nhầm lẫn.

Ghi chép hồ sơ bệnh án tỉ mỉ

Quy định cuối cùng trong 12 nhiệm vụ chăm sóc của Điều dưỡng, người Điều dưỡng viên cần cẩn thận khi ghi chép hồ sơ bệnh án như:

  • Hồ sơ cần có đầy đủ phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu Điều dưỡng và các biểu mẫu khác.
  • Các thông tin được đánh giá một cách khách quan và chính xác.
  • Ghi chép cẩn thận về tình trạng bệnh lý và các can thiệp của Điều dưỡng.
  • Thống nhất thông tin giữa các phòng ban trong bệnh viện.
  • Hồ sơ cần được lưu trữ theo đúng quy định được nêu trong Khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch – Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín

Điều dưỡng là một trong những ngành đào tạo chất lượng tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Chương trình đào tạo của nhà trường hướng đến việc đem lại cho ngành Y tế nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng Cao đẳng có thể làm công việc chăm sóc, hỗ trợ bác sĩ điều trị cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Sinh viên được Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo thích nghi nhanh chóng với công việc thực tế.

Bên cạnh chú trọng lý thuyết, nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên được thực hành, thực tập tại các cơ sở y tế. Đội ngũ giảng viên đều là những người có chuyên môn cao, học hàm Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó giáo sư. Năm 2024, nhà trường đang tích cực mở rộng liên kết với các bệnh viện lớn trên khắp cả nước để mang đến cơ hội thực tập trực tiếp cho sinh viên. 

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những trường Cao đẳng Điều dưỡng Hồ Chí Minh đang tổ chức tuyển sinh qua hình thức xét tuyển với các thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo 3 năm với học phí ngành Điều dưỡng hệ chính quy là 1.200.000 đồng/ tháng. 

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng được Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp trong bài viết này. Đây là các nguyên tắc mà người Điều dưỡng viên cần tuân thủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người làm việc trong ngành Y tế.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Khối A01 học Điều dưỡng được không? Học trường nào tốt nhất? Khối A01 học Điều dưỡng được không? Nên học trường nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh khối A01 đang có dự định theo học ngành Điều dưỡng. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Khối A01 học Điều dưỡng được […] Điều dưỡng khối C00 thi được không? Xét tuyển hình thức nào? Điều dưỡng khối C00 thi được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh và phụ huynh vào mỗi mùa tuyển sinh. Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống y tế Việt Nam Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống Y tế Việt Nam? Tìm hiểu thứ hạng Điều dưỡng và thay đổi chính sách mới cấp bậc Điều dưỡng. Vai trò của Điều dưỡng là gì? Thực hiện tốt vai trò Điều dưỡng? . Vai trò của Điều dưỡng là gì? Điều dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chăm sóc, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân. Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng công việc tốt hơn? Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi chức năng để phát triển trong tương lai? Bởi đây là hai ngành học tiềm năng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có mục đích và quan trọng thế nào? chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới. Điều dưỡng khối D01 học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào? Điều dưỡng thi khối D01 được không? Cùng tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên để có định hướng tốt nhất trong tương lai. Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Học chuyển đổi Y sĩ đang Điều dưỡng có thể phát triển trong tương lai. Vậy chương trình học này như thế nào? Điều dưỡng đa khoa là gì? Kiến thức Điều dưỡng đa khoa chi tiết Điều dưỡng đa khoa là gì là vấn đề được rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu bởi là ngành học tiềm năng hiện nay.