28/08/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungBên cạnh các cơ sở đào tạo Công lập thì hiện nay tại Việt Nam đang có rất nhiều trường tư đào tạo ngành Y. Tuy nhiên, khá nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh thắc mắc học Y trường tư có tốt không, cùng tìm hiểu rõ hơn câu trả lời qua bài viết chi tiết dưới đây.
Mục tiêu đào tạo của trường tư ngành Y hiện nay là đảm bảo chất lượng đào ra của đội ngũ nhân viên y tế. Các em phải là những người có đủ y đức với nền tảng kiến thức khoa học cơ bản vững vàng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại trường tư ngành Y các em sẽ có trình độ ngoại ngữ tốt, năng lực nghiên cứu khoa học và tiếp cận các ứng dụng khoa học y học mới.
Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành Y tế tại những trường tư sẽ có nền tảng kiến thức lâm sàng để chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Bên cạnh đó, sau thời gian đào tạo các em cũng phải hiểu rõ pháp luật, chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân.
Hiện nay rất nhiều phụ huynh và các thí sinh thắc mắc học trường Y tư có tốt không, cùng tìm hiểu câu trả lời qua nội dung sau:
Trường tư đào tạo ngành Y là môi trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên là các Y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực. Các em sẽ được đào tạo chuyên sâu về nền tảng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh.
Bên cạnh đó, các trường tư là môi trường chú trọng đào tạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm và vốn kiến thức ngoại ngữ cho sinh viên. Theo đó, chất lượng đào tạo của các trường tư ngành Y rất tốt, là lựa chọn mà các bậc phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo.
Bên cạnh các trường Y Công lập thì hệ thống đào tạo Y khoa của trường tư cũng là một lựa chọn mà các em nên theo học. Tuy nhiên, học phí tại các cơ sở tư thường khá cao và gia đình nên cân nhắc thật kỹ trước khi đăng ký theo học. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các trường tư thường sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh, đòi hỏi sinh viên phải có nền tảng tiếng Anh ngành Y vững vàng để dễ dàng tiếp thu kiến thức và trao đổi với giảng viên.
Để hiểu rõ hơn về trường Y tư nhân và trường Y công lập cùng tham khảo bảng so sánh chi tiết dưới đây:
Đặc điểm |
Trường Y công lập |
Trường Y tư thục |
Cơ sở vật chất, trang thiết bị |
Cơ sở vật chất và trang thiết bị do nhà nước đầu tư |
Cơ sở vật chất và trang thiết bị do nhà đầu tư đóng góp, học sinh, phụ huynh hỗ trợ. |
Học phí |
Mức học phí thấp và nhiều chính sách miễn giảm cho sinh viên nghèo. |
Mức học phí ngành Y cao hơn |
Chương trình học |
Chương trình đào tạo theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. |
Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn riêng, có thể liên kết với các trường Quốc tế để sinh viên có điều kiện phát triển và hội nhập toàn diện. |
Tuyển sinh vào trường |
Các trường công lập ngành Y tổ chức thi tuyển, xét tuyển theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. |
Tiêu chuẩn điểm xét tuyển thường thấp hơn các trường công. Một số trường chỉ yêu cầu xét tuyển học bạ với thí sinh đầu vào. |
Các sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Y tại trường tư hoàn toàn có cơ hội việc làm như những bạn học trường Công lập. Bạn có thể làm việc ở các cơ sở y tế, công ty sản xuất thuốc, trung tâm y tế dự phòng trong nước hoặc nước ngoài. Bên cạnh đó, các bạn cũng còn một lựa chọn khác là học nâng cao bằng cấp của mình để tìm kiếm cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều ngôi trường tư thục đào tạo ngành Y chất lượng. Cùng tham khảo một số trường đào tạo ngành Y tư thục uy tín để có gợi ý lựa chọn phù hợp cho các bậc phụ huynh và thí sinh:
Các trường Đại học tư thục trong danh sách này đều nổi tiếng với khoa Y Dược chất lượng. Số lượng sinh viên đầu ra hàng năm có kỹ năng chuyên môn giỏi, kiến thức vững vàng. Tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường của các trường rất cao và nhiều sinh viên có cơ hội công tác tại các cơ sở y tế nước ngoài với mức lương hấp dẫn.
Học Y trường tư có tốt không là chủ đề mà Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Nhìn chung, học Y ở trường Công lập hay Tư thục đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên cân nhắc lựa chọn tùy theo yêu cầu, điều kiện kinh tế của mỗi người.