02/04/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungVài năm gần đây, ngành Dược trở thành định hướng nghề nghiệp được nhiều cha mẹ hướng đến cho con em mình. Theo đó, học Cao đẳng Dược ra trường làm gì, cơ hội việc làm như thế nào cũng được đưa ra bàn luận mỗi kỳ tuyển sinh gần kề.
Nhu cầu nghề Dược hiện nay sẽ được đánh giá dựa trên triển vọng thị trường ngành Dược cũng như nhu cầu bổ sung nhân lực. Thực tế, nghề Dược đang có nhiều biến động khi tháng 10/2023 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1165/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn.
Một số mục tiêu chính trong Chiến lược gồm:
Để đạt được danh sách mục tiêu trên, nhiều giải pháp được đề ra như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật; Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết, tham gia chuỗi giá trị ngành; Nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý, kiểm soát từ nhân sự; Hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ 4.0 song song với trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số,…
Với các “đòn bẩy” trên tạo đà cho thế hệ nhân lực Dược có cơ hội phát triển về số lượng và năng lực chuyên môn. Từ đó giúp sinh viên tự tin vững bước, tương xứng với tiềm năng mạnh mẽ mà ngành đã mang lại.
Với quy mô thị trường hơn 100 triệu dân cùng ý thức chăm sóc sức khỏe chủ động của người dân tăng cao khiến Dược trở thành nghề được nhiều bạn trẻ chú ý. Trong đó, học Cao đẳng Dược ra trường làm gì là thắc mắc của phần lớn học sinh và các bậc phụ huynh.
Nghề Dược hệ Cao đẳng trang bị các kiến thức, kỹ năng vững chắc trong đảm bảo và kiểm tra chất lượng thuốc, bảo quản thuốc, sản xuất – pha chế thuốc, quản lý và cung ứng thuốc,… Điều này giúp người học sau khi ra trường có thể làm các công việc sau:
Lấy, xử lý hoặc hủy mẫu kiểm nghiệm; Kiểm tra chất lượng mẫu, tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả và quản lý hoạt động thử nghiệm.
Giám sát, kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo quy trình chuẩn.
Kiểm tra, nhập và sắp xếp, bảo quản, tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng; Bán thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư y tế,…
Tìm, chọn địa điểm mở quầy, các mặt hàng kinh doanh, thiết bị máy móc; Chọn nhà cung cấp; Đề ra chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế; Thực hiện công tác tuyển dụng, tổ chức nhân sự; Bán lẻ thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư y tế,…
Nhập và xuất, sắp xếp, bảo quản thành phẩm; Giao hàng, xử lý thuốc khi bị thu hồi hoặc trả về; Vệ sinh kho, đảm bảo kho an toàn; Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa về số lượng, hạn sử dụng, chất lượng,…
Thực hiện công việc của nhân viên kho; Tổ chức lao động trong kho; Quản lý hàng hóa, các thiết bị,…
Giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển thị trường của doanh nghiệp Dược đến các cán bộ y tế, các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc,…
Thực hiện lập kế hoạch dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, cấp phát, bảo quản thuốc – hóa chất – vật tư y tế – dược liệu; Kiểm kê kho, thống kê, theo dõi, báo cáo số liệu hàng hóa; Pha chế, kiểm tra chất lượng thuốc; Các nghiệp vụ về Dược; Bán lẻ thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế,… tại nhà thuốc bệnh viện.
Qua đó có thể thấy mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng. Và sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược sinh viên hoàn toàn đủ các điều kiện cần thiết đảm đương các công việc trên.
Không phủ nhận tiềm năng ngành Dược hiện tại và trong tương lai. Nhưng để trở thành một phần của thế hệ Dược sĩ, Trình dược viên,… kế cận chuyên môn cao đòi hỏi người học có các kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm phù hợp.
Sau tốt nghiệp trình độ Cao đẳng Dược, sinh viên cần đạt được các kỹ năng cơ bản theo tiểu mục 3 Mục A Chương 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp, Cao đẳng Dược ban hành kèm Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vì là ngành sức khỏe nên sau khi tốt nghiệp người học cần có nền tảng chuyên môn vững chắc và đầy đủ kỹ năng theo quy định trên. Việc chọn trường học được coi là bước đi đầu tiên để sinh viên sở hữu được các kỹ năng hành nghề như vậy.
Một trường học tốt không chỉ đảm bảo đào tạo kiến thức chuyên môn mà còn là môi trường lý tưởng để sinh viên tận dụng thế mạnh, phát huy năng lực. Vì vậy, nếu bạn còn phân vân chưa chọn được đơn vị đào tạo nào có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau:
Hoàn tất các công đoạn trên sẽ giúp thí sinh lọc ra được một số trường phù hợp. Sau đó bạn có thể dựa vào học lực, điều kiện tài chính, mục tiêu nghề nghiệp,… để đưa ra quyết định tối ưu nhất.
Là trường “top đầu” về đào tạo Y Dược, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng là địa chỉ đào tạo Cao đẳng Dược lý tưởng cho bạn tham khảo. Trường thành lập từ năm 2006 theo Quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Hơn 18 năm phát triển, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những đơn vị đi đầu về chất lượng đầu ra, đóng góp tích cực cho hệ thống nhân lực Y tế đất nước.
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, thầy và trò trường đã kiến tạo nên nhiều thế mạnh như:
Với các lợi thế trên, Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thu hút hàng nghìn sinh viên nhập học hàng năm. Nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung nhân lực ngành trong giai đoạn sắp tới, năm 2024 trường mở rộng quy mô tuyển sinh. Học sinh đam mê Dược đăng ký học tại trường thuận tiện hơn nhờ hình thức xét học bạ hoặc dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia. Bạn chỉ cần đăng ký xét tuyển trực tuyến hoặc gửi hồ sơ về địa chỉ trường tại: Số 127/3 – 5 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
Học Cao đẳng Dược ra trường làm gì không còn là vấn đề khó với bạn đọc. Qua bài viết có thể thấy học Dược làm được nhiều công việc với vị trí và đơn vị công tác khác nhau. Và để tăng cơ hội việc làm, bạn cũng nên cập nhật xu thế lao động ngành hiện nay cùng chọn trường đào tạo chất lượng.