Các phương pháp chữa bệnh theo Y học Cổ truyền quý báu

Các phương pháp chữa bệnh theo Y học Cổ truyền quý báu

09/10/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của Y học phương Tây, Y học cổ truyền vẫn luôn khẳng định được giá trị trong quá trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại.

Chữa bệnh bằng Y học cổ truyền là gì?

Chữa bệnh bằng Y học cổ truyền là phương pháp điều trị bệnh dựa trên các nguyên lý khí, huyết, âm dương và ngũ hành. Đây là phương pháp đúc kết từ kinh nghiệm lâu đời của nền Y học dân gian dựa trên sự coi trọng cân bằng giữa cơ thể con người với môi trường. Theo đó, Y học cổ truyền sẽ tập trung vào các triệu chứng mà chủ yếu điều trị gốc rễ của bệnh.

Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền

Từ xưa đến nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền được ông cha ta truyền lại. Đây là những phương pháp được đúc kết từ những kinh nghiệm của bao thế hệ đi trước. Hãy cùng ban tư vấn Trung cấp Y học cổ truyền TP HCM tìm hiểu về các phương pháp chữa bệnh quý báu này ngay dưới đây:

Phương pháp châm cứu

Đây là một trong những phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền được sử dụng rất phổ biến. Từ xa xưa, ông cha ta đã tin rằng trên cơ thể con người có hơn 2.000 huyệt đạo và được kết nối với nhau bằng các kinh mạch.

Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền

Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền

Phương pháp châm cứu sẽ sử dụng những chiếc kim mỏng để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Ngoài ra, kim có thể được làm nóng khi điều trị hoặc có thể dùng dòng điện nhẹ để kích thích. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhẹ khi kim được đâm vào. Khi kim đưa vào một điểm trên huyệt đạo sẽ gây ra cảm giác đau nhức và áp lực.

Thực tế cho thấy, phương pháp châm cứu mang lại hiệu quả tích cực với rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Do đó, trước khi thực hiện, bạn cần tham khảo ý kiến của các Bác sĩ. Trong trường hợp cho phép, người bệnh cần tìm một chuyên gia châm cứu có tay nghề cao và có chứng chỉ hành nghề.

Thuốc uống

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có rất nhiều loại thảo mộc quý để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người. Các cây thuốc này có thể dùng để chữa bệnh hoặc tẩm bổ cho sức khỏe. Hiện nay, thuốc trong Y học cổ truyền được chia làm hai loại là thuốc Nam và thuốc Bắc.

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt

Đây là phương pháp trị liệu bằng tay có hiệu quả trong chữa bệnh cũng như phòng bệnh rất tốt. Phương pháp này có khả năng chữa một số bệnh mãn tính đạt hiệu quả nhanh chóng và lại đảm bảo tính an toàn cho người bệnh. Họ sẽ cảm thấy các triệu chứng thuyên giảm và rất nhẹ người sau khi điều trị.

Khi thực hiện phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ dùng tay tác động lên các huyệt, da thịt và gân khớp của người bệnh. Từ đó sẽ kích thích vào thần kinh giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.

Kết hợp chế độ ăn uống và tâm lý trị liệu

Theo Y học cổ truyền, ăn uống cũng là một phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh rất hiệu quả. Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm tự nhiên, không chất bảo quản và hóa chất để cân bằng cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có tâm lý thật thoải mái và cảm xúc tốt thì mới có thể nhanh chóng hồi phục bởi tâm lý là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của con người.

Lợi ích của các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền

Nếu Y học hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị nhanh chóng các trường hợp bệnh khẩn cấp thì Y học cổ truyền sẽ giúp phục hồi chức năng cho những trường hợp mang di chứng. Đơn cử như viêm khớp, tiểu đường, tai biến mạch máu não, các bệnh mãn tính,…Chính vì thế, Y học cổ truyền vẫn là một phương pháp chữa bệnh không thể thiếu trong thời đại Y học phát triển vượt bậc như hiện nay.

Lợi ích của các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền

Lợi ích của các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền

Dựa trên nền Y học dân gian, Y học cổ truyền thực hiện chữa bệnh theo hai phương pháp chính là dùng thuốc và không dùng thuốc.

  • Dùng thuốc Y học Cổ truyền: Chuyên sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên. Những dược phẩm này không những giúp điều trị bệnh hiệu quả mà còn ít gây tác dụng phụ. Điều này giúp người bệnh an tâm khi điều trị lâu dài.
  • Không dùng thuốc Y học Cổ truyền: Sử dụng các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thủy trị liệu, băng bó và tập dưỡng sinh.

Thực tế, những bệnh nhân sau khi đã điều trị bằng Y học hiện đại có thể tiếp tục điều trị bằng Y học cổ truyền giúp đạt hiệu quả tối đa trong hồi phục sức khỏe. Đây chính là lợi ích của các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền mà bạn có thể nhìn thấy ngay lập tức. Điển hình như:

  • Với những bệnh nhân bí tiểu đã dùng thuốc Tây nhưng không hiệu quả thì chỉ cần châm cứu là có thể sinh hoạt bình thường.
  • Các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não bị liệt nửa người sử dụng phương pháp xoa bóp, châm cứu sẽ dần phục hồi chức năng cơ thể.
  • Với các bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, viêm khớp, mất ngủ, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày,…áp dụng các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền mang lại hiệu quả toàn diện và đặc biệt không có tác dụng phụ.

Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ được những lợi ích từ các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Y học cổ truyền luôn được sử dụng rộng rãi và song hành với Y học hiện đại. Với những bệnh mà Y học hiện đại không thể điều trị triệt để thì Y học cổ truyền lại hoàn toàn có thể. Do đó, phương pháp này sẽ càng ngày càng phát triển dù cho Y học hiện đại có phát triển đến đâu.

Áp dụng phương pháp Y học cổ truyền vào chữa bệnh

Như đã biết, Y học cổ truyền có thể chữa được rất nhiều bệnh và ít để lại tác dụng phụ. Hãy cùng áp dụng phương pháp này để chữa một số bệnh phổ biến ngay dưới đây.

Áp dụng phương pháp Y học cổ truyền vào chữa bệnh

Áp dụng phương pháp Y học cổ truyền vào chữa bệnh

Chữa trầm cảm

Với cuộc sống bộn bề và căng thẳng như hiện nay thì căn bệnh trầm cảm trở nên vô cùng phổ biến. Bên cạnh việc điều trị trầm cảm bằng cách điều chỉnh tâm lý cho bệnh nhân thì có thể kết hợp dùng thuốc. Từ đó, người bệnh có thể giảm lo lắng, căng thẳng và u uất. Các bài thuốc Đông y chữa trầm cảm:

  • Đương quy thân, Tế sa nhân, Chích viễn chí, Tử đan sâm, Toan táo nhân, Bắc ngũ vị, Đoạn mẫu lệ, Ngọc cát cánh, Bạch đàn hương.
  • Đại hoàng, Mang tiêu (ngâm), Hải phù thạch, Cúc hoa, Lao ngưu tử, Đại giả thạch, Chi tử, Mạch môn đông, Tri mẫu, Thiên hoa phấn, Xuyên khung, Trúc nhự, Mông thạch, Hoàng cầm, Hoàng bá.

Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, luyện tập,…để giúp bệnh nhân thư giãn và thoải mái về tinh thần giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

Chữa ngủ ngáy

Ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ, do không khí được đưa đến sau họng và phải đi qua một đoạn hẹp, tạo ra một áp lực âm.

Ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh khi ngủ qua đường thở. Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra ngủ ngáy là do sự bế tắc của đường hô hấp trên. Điều này có thể xảy ra từ những người mắc bệnh viêm mũi, viêm họng, mắc bệnh dị ứng, amidan quá to,…Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, cần phải thông huyết và tiêu viêm để chữa trị triệt để bệnh này.

Dưới đây là một số bài thuốc dể điều trị bệnh ngủ ngáy:

  • Ké đầu ngựa 12g, bạch chuột 8g, kinh giới 12g, phòng phong 12g, cát cánh 16 g, cam thảo 8g, mạch môn 12g, hoàng kỳ 12g, táo 3 quả. Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Bài thuốc này đặc trị viêm mũi và viêm mũi dị ứng – nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ.
  • Cát cánh 12g, xạ can 16gb, huyền sâm 16g, thăng ma 4g, cam thảo 8g, mạch môn 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đan sâm 12g, táo 3 quả, sơn đậu căn 10 g. Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày.

Những người ngủ ngáy có thể cải thiện tình hình nhờ thay đổi tư thế ngủ từ nằm thẳng sang nằm nghiêng.

Ngoài ra, những người ngủ ngáy có thể thay đổi tư thế ngủ từ nằm thẳng sang nằm nghiêng để cải thiện tình trạng. Đặc biệt, với những người thừa cân sẽ có phần cổ to và dày khiến đường thở bị hẹp và sinh ra ngủ ngáy. Những bệnh nhân này có thể giảm cân để hạn chế ngủ ngáy.

Chữa viêm amidan

Bệnh viêm amidan được chia thành hai loại là cấp tính và mãn tính.

Viêm amidan cấp tính bao gồm thể nhẹ và thể nặng

Thể nhẹ

Biểu hiện của người mắc bệnh viêm amidan cấp tính thể nhẹ là họng đau, đầu lưỡi đỏ, sốt, nhức đầu, amidan sưng đỏ, mạch phù hoạt sắc, rêu lưỡi trắng mỏng. Các bài thuốc để chữa bệnh này như sau:

  • Ngân kiều tán gia giảm: kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, bạc hà 5g, huyền sâm 16g, đạm trúc diệp 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 5g, cát cánh 6g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.
  • Bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kim ngân hoa 16g, cát cánh 6g, xạ can 6g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bồ công anh 16g, sơn đậu căn 12g. Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.

Thể nặng

Với những người bị viêm amidan cấp tính thể nặng sẽ có biểu hiện miệng khô, sốt cao, tuyến amidan sưng to, loét hoặc hóa mủ, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, họng đau nhiều, không dám ăn, mạch sác hữu lực, nổi ở dưới hàm, rêu lưỡi vàng dày. Dưới đây là các bài thuốc để chữa viêm amidan cấp tính thể nặng:

  • Phức phương lượng cách thang gia giảm: thạch cao sống (sắc trước) 40g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 4g, cát cánh 8g, đạm trúc diệp 12g, chi tử 12g, huyền sâm 16g, bạc hà (cho sau) 4g, cam thảo 8g. Sắc uống.
  • Kim ngân hoa 20g, xạ can 8g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, huyền sâm 16g, sinh địa 16g, tang bạch bì 12g, cam thảo đất 16g, thạch cao 20g. Thạch cao sắc trước 10 phút trước khi cho các vị thuốc khác. Sắc uống ngày 1 thang.

Viêm amidan mãn tính

Người bị viêm amidan mãn tính sẽ có biểu hiện như: ho khan, sốt nhẹ, miệng khô hơi đau, hôi, chân tay đau mỏi, tiểu tiện vàng ít, người yếu mệt mỏi,…Bài thuốc Đông y để chữa bệnh này như sau:

  • Liên kiều 8g, hoàng kỳ 24g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, trần bì 8g, đương quy 10g, đảng sâm 16g, hạnh nhân 10g, hoàng cầm 10g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 8g. Sắc uống.
  • Sinh địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, huyền sâm 12g, xạ can 6g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 10g, địa cốt bì 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các phương pháp chữa bệnh trong Y học cổ truyền mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Câu hỏi trắc nghiệm Y học Cổ truyền – Bí quyết để đạt điểm cao Câu hỏi trắc nghiệm Y học Cổ truyền – Bí quyết để đạt điểm cao Câu hỏi trắc nghiệm Y học cổ truyền có đáp án sẽ giúp các sinh viên nắm chắc kiến thức, rút ra các phần cần sửa sai và đạt điểm thi cao hơn. Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền có mục đích, quan trọng gì? Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền có mục đích, quan trọng gì? Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, hướng dẫn quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền Y học Cổ truyền vừa học vừa làm có những ưu nhược điểm gì? Y học Cổ truyền vừa học vừa làm có những ưu nhược điểm gì? Nên học Trung cấp Y học cổ truyền hệ vừa học vừa làm hay không là thắc mắc của rất nhiều người đang có nguyện vọng theo đuổi ngành học này. Y học Cổ truyền tiếng anh là gì? Nghĩa Y học Cổ truyền tiếng Anh Y học Cổ truyền tiếng anh là gì? Nghĩa Y học Cổ truyền tiếng Anh Tiếng Anh có vai trò quan trọng với mọi lĩnh vực, kể cả Y học Cổ truyền. Thông tin Y học Cổ truyền tiếng Anh là gì không phải ai cũng nắm rõ. Logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa thể hiện giá trị bản sắc Logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa thể hiện giá trị bản sắc Thiết kế logo Y học Cổ truyền đẹp, ý nghĩa không dễ. Biểu tượng cần thể hiện giá trị và truyền tải thông điệp của tổ chức đến khách hàng. Học Y học Cổ truyền Online? Thuận lợi, khó khăn học Online Học Y học Cổ truyền Online? Thuận lợi, khó khăn học Online Học Y học Cổ truyền online là lựa chọn của học viên không có thời gian rảnh. Hình thức học này góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian học Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM uy tín năm 2024 Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM uy tín năm 2024 Lớp Y học Cổ truyền ngắn hạn TPHCM là khóa đào tạo trong thời gian 3 - 6 tháng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực Đông Y Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền điều kiện, thủ tục Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền điều kiện, thủ tục Xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền cần tuân thủ đúng pháp luật để đáp ứng đúng những tiêu chí về an toàn mới được phép hoạt động. Điều kiện xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM mới 2024 Điều kiện xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM mới 2024 Điều kiện xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM cần có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương có chi phí thấp, cơ hội nghề nghiệp lớn.