Y học Cổ truyền có những ngành nào để giúp thí sinh đăng ký?

Y học Cổ truyền có những ngành nào để giúp thí sinh đăng ký?

12/12/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Y học cổ truyền là ngành học có hệ thống kiến thức rộng lớn và được chia ra làm rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Vậy, Y học cổ truyền có những ngành nào? Tiềm năng phát triển ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua bài viết phía dưới.

Y học cổ truyền có những ngành nào? Tiềm năng ngành Y học cổ truyền hiện nay

Y học cổ truyền là ngành học kế thừa kiến thức y học dân gian lâu đời. Trong đó mỗi chuyên ngành của ngành học này đều có tiềm năng phát triển và ứng dụng riêng trong cuộc sống.

Y học cổ truyền có những ngành nào?

Y học cổ truyền được chia ra làm rất nhiều chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng bằng phương pháp chữa bệnh dân gian. Dưới đây là một số ngành tiêu biểu trong Y học cổ truyền để các bạn có thể tham khảo và định hướng nghề nghiệp trong tương lai:

Y học cổ truyền có những ngành nào?

Y học cổ truyền có những ngành nào?

STT

Tên ngành

Giới thiệu

1

Ngành Dược liệu học

 

Chuyên nghiên cứu về các dược liệu có nguồn gốc từ thực vật, động vật, đồng thời nghiên cứu về các hợp chất tự nhiên nhằm mục đích chữa bệnh cho mọi người.

2

Ngành Thảo dược học

Chuyên nghiên cứu và đào tạo các kiến thức để xác định, nghiên cứu tác dụng và sử dụng các loại cây cỏ và thảo mộc có tác dụng chữa bệnh vào điều trị.

 

3

Ngành Châm cứu và bấm huyệt

Cung cấp các kiến thức để người học sử dụng kim châm vào các điểm huyệt trên cơ thể nhằm mục đích giảm đau, điều trị bệnh và kích thích năng lượng trong cơ thể.

 

4

Ngành Xoa bóp và trị liệu cơ thể

Đào tạo các kiến thức và kỹ năng để người học áp dụng các phương pháp xoa bóp, massage giúp giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu và phục hồi chức năng cơ thể cho bệnh nhân. Đồng thời giúp người bệnh thư giãn cơ bắp và cải thiện sức khỏe.

 

5

Ngành Dưỡng sinh

Chuyên nghiên cứu các phương pháp luyện tập thể dục như thiền định, yoga, khí công, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và các phương pháp khác để duy trì và tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

 

6

Ngành Dinh dưỡng học

 

Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng trong Y học cổ truyền như sử dụng thực phẩm và thảo dược để điều chỉnh cơ thể, duy trì sức khỏe và điều trị bệnh.

7

Ngành Tâm lý học

Chuyên nghiên cứu và áp dụng các phương áp chữa trị tâm lý bao gồm khí công, thiền và các liệu pháp tinh thần để giảm lo âu, stress và các vấn đề về tâm lý cho người bệnh.

 

8

Ngành Y học dự phòng

Tập trung vào việc phòng ngừa bệnh tật như luyện tập thể dục, giữ gìn sức khỏe, chế độ ăn uống, đồng thời áp dụng các biện pháp tự nhiên để ngăn ngừa bệnh tật.

 

9

Ngành Phục hồi chức năng

Cung cấp các kiến thức và phương pháp bao gồm châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, các bài tập vật lý trị liệu nhằm giúp người bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật, chấn thương hoặc bệnh tật.

 

10

Ngành Nắn bó xương khớp

Tập trung vào việc điều trị các bệnh lý về xương khớp như sai lệch khớp, trật khớp, các vấn đề về cột sống,…

 

Đánh giá tiềm năng các ngành Y học cổ truyền hiện nay

Trong những năm gần đây, các chuyên ngành trong ngành Y học cổ truyền ngày càng thể hiện tiềm năng phát triển mạnh mẽ bởi người dân có xu hướng chữa bệnh bằng nguyên liệu thiên nhiên và các phương pháp không dùng thuốc.

  • Cùng sự phát triển của ngành công nghiệp thảo dược, nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng tăng;
  • Xã hội ngày càng ưa chuộng các sản phẩm từ thiên nhiên để ngăn ngừa và điều trị bệnh tật; 
  • Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu được mở ra nhằm tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của các thảo dược và việc phát triển các sản phẩm từ thảo dược phục vụ sức khỏe;
  • Các sản phẩm thảo dược ngày càng được sản xuất và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước cũng như quốc tế trong những năm gần đây;
  • Người dân ngày càng có nhu cầu cao về các phương pháp điều trị tự nhiên trong việc giảm đau;
  • Dưỡng sinh ngày càng được nhiều người quan tâm với mục đích duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật;
  • Người dân áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các món ăn là vị thuốc trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày;
  • Tỷ lệ người bị trầm cảm, lo âu, stress ngày càng nhiều khiến cho nhu cầu điều trị tâm lý ngày càng cao;
  • Người dân ngày càng chú trọng đến việc phòng bệnh thay vì chữa bệnh;
  • Các công nghệ mới trong phục hồi chức năng có thể kết hợp với các phương pháp Y học cổ truyền để tạo cơ hội phát triển lớn trong tương lai;
  • Do lối sống ít vận động của đa phần người dân hiện nay khiến cho các bệnh lý về xương khớp ngày càng gia tăng. 

Tất cả các nguyên nhân trên đã tạo điều kiện cho các ngành của Y học cổ truyền phát triển mạnh mẽ không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Đặc biệt với xu hướng chăm sóc và điều trị bệnh tật theo phương pháp tự nhiên ngày càng gia tăng, các sinh viên khi theo học các chuyên ngành này sẽ có vô vàn cơ hội nghề nghiệp với mức lương Y học Cổ truyền hấp dẫn chờ đón sau khi ra trường. Ngoài ra, nếu kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại sẽ tạo ra hướng phát triển mới giúp đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

Y học cổ truyền nên học ngành nào để phát triển tương lai?

Thực tế, việc chọn lựa ngành học phù hợp có thể mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt cho bạn trong tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành Y học cổ truyền ngày càng được chú trọng và phát triển như hiện nay, các chuyên ngành của ngành học đều có tiềm năng phát triển nhất định.

Chính vì thế, điều quan trọng ở đây là bạn cần xác định được đam mê, sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai là gì? Từ đó, bạn sẽ có lựa chọn về ngành học sao cho phù hợp nhất với bản thân.

Hiện nay, có một số chuyên ngành được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn và trở thành xu hướng. Các thí sinh có thể tham khảo trước khi đưa ra quyết định về chuyên ngành sẽ theo học. Điển hình các chuyên ngành Y học Cổ truyển nổi bật có thể kể đến như sau:

– Dược liệu học; 

– Châm cứu và Bấm huyệt;

– Dưỡng sinh;

– Y học dự phòng; 

– Tâm lý học.

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tự nhiên, các ngành này còn phù hợp với xu hướng chăm sóc sức khỏe toàn diện và lâu dài của xã hội.

Nghề nghiệp tương ứng với các chuyên ngành Y học cổ truyền

Các thí sinh dù lựa chọn học Trung cấp Y học cổ truyền, Cao đẳng hay Đại học thì đều có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc trong ngành. Theo đó, mỗi chuyên ngành của Y học cổ truyền lại có những nghề nghiệp tương ứng để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Cụ thể như sau:

Nghề nghiệp tương ứng với các chuyên ngành của ngành Y học cổ truyền

Nghề nghiệp tương ứng với các chuyên ngành của ngành Y học cổ truyền

Công việc ngành Dược liệu học:

Dược sĩ cổ truyền, Giảng viên, nghiên cứu viên về dược liệu, Kỹ sư sản xuất thuốc từ thảo dược, Nhân viên kiểm tra chất lượng dược liệu,…

Công việc ngành Thảo dược học:

Dược sĩ thảo dược, Bác sĩ Y học cổ truyền, tham gia nghiên cứu về tác dụng của thảo dược trong y học, Chuyên gia bào chế thuốc thảo dược,…

Công việc ngành Châm cứu và bấm huyệt, Xoa bóp và trị liệu cơ thể:

Chuyên gia hoặc Bác sĩ châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp; Thầy thuốc Y học cổ truyền; nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm lý, trị liệu thần kinh; Kỹ thuật viên xoa bóp, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu,…

Công việc ngành Dưỡng sinh:

Chuyên gia tư vấn về chế độ ăn uống, luyện tập dưỡng sinh; Giảng viên hoặc huấn luyện viên về thực hành dưỡng sinh; Bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên về dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe dài lâu,…

Công việc ngành Dinh dưỡng học:

Bác sĩ Y học cổ truyền chuyên về dinh dưỡng, Chuyên gia hoặc tư vấn viên về dinh dưỡng, tham gia nghiên cứu về tác dụng của thực phẩm trong Y học cổ truyền,…

Công việc ngành Tâm lý học:

Bác sĩ Y học cổ truyền chuyên về tâm lý, Chuyên gia hoặc tư vấn viên về trị liệu tinh thần qua các phương pháp cổ truyền, Chuyên gia điều trị bệnh bằng thiền, yoga, các phương pháp giảm stress,…

Công việc ngành Y học dự phòng:

Bác sĩ Y học cổ truyền chuyên về dự phòng bệnh tật, Nhân viên y tế công cộng, Giảng viên, nghiên cứu viên về y học dự phòng trong Y học cổ truyền,…

Công việc ngành Phục hồi chức năng:

Chuyên gia hoặc thầy thuốc phục hồi chức năng theo phương pháp Y học cổ truyền, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng,…

Công việc ngành Nắn bó xương khớp:

Chuyên gia hoặc thầy thuốc chuyên nắn chỉnh xương khớp, Kỹ thuật viên nắn chỉnh, trị liệu các chấn thương cơ xương khớp,…

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp nhằm giải đáp cho câu hỏi “Y học cổ truyền có những ngành nào?”. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể lựa chọn được ngành phù hợp với bản thân để phát triển trong tương lai.

5/5 - (2 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Trung cấp Y học cổ truyền được mở quầy thuốc cổ truyền không? Bằng Trung cấp Y học cổ truyền mở quầy thuốc cổ truyền không? Là thắc mắc thí sinh đang có nguyện vọng theo học Trung cấp Y học cổ truyền. Y học Cổ truyền xét học bạ: Trường xét tuyển và quy trình thế nào? Y học cổ truyền xét học bạ không? Các hình thức xét học bạ phổ biến là gì? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết phía dưới. Trung cấp Y học Cổ truyền mở phòng khám được không? Giải đáp Trung cấp Y học cổ truyền mở phòng khám được không là thắc mắc nhiều thí sinh đang có dự định theo học ngành Y học cổ truyền hệ Trung cấp. Review ngành Y học Cổ truyền giúp học sinh nắm bắt chi tiết Review ngành Y học cổ truyền chi tiết để các bạn có cái nhìn toàn diện về ngành học này. Cùng tìm hiểu nội dung bài viết sau. Y học Cổ truyền là gì? Cần tố chất gì khi học Y học cổ truyền? Y học cổ truyền là gì? Chương trình đào tạo như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về ngành học này. Các phương pháp chữa bệnh theo Y học Cổ truyền quý báu Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền an toàn vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại. Cùng tìm hiểu ngay Câu hỏi trắc nghiệm Y học Cổ truyền – Bí quyết để đạt điểm cao Câu hỏi trắc nghiệm Y học cổ truyền có đáp án sẽ giúp các sinh viên nắm chắc kiến thức, rút ra các phần cần sửa sai và đạt điểm thi cao hơn. Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền có mục đích, quan trọng gì? Quy trình kỹ thuật Y học Cổ truyền còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, hướng dẫn quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền Y học Cổ truyền vừa học vừa làm có những ưu nhược điểm gì? Nên học Trung cấp Y học cổ truyền hệ vừa học vừa làm hay không là thắc mắc của rất nhiều người đang có nguyện vọng theo đuổi ngành học này.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát