Tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền mở phòng khám được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang có dự định theo học ngành Y học cổ truyền hệ Trung cấp. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết phía dưới.
Điều kiện mở phòng khám Y học cổ truyền
Để xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền bên cạnh việc đáp ứng các quy định chung, theo quy định tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì phòng khám y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
Điều kiện mở phòng khám Y học cổ truyền
Cơ sở vật chất
– Phòng khám có diện tích tối thiểu 10 m2 và phải có nơi đón tiếp người bệnh.
– Ngoài ra, tùy vào phạm vi hoạt động đăng ký chuyên môn mà phòng khám Y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện như sau:
- Phòng khám cần có thêm phòng thực hiện kỹ thuật, thủ thuật với diện tích tối thiểu 10m2 nếu trong quá trình khám chữa bệnh có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật. Trong trường hợp phòng khám thực hiện các kỹ thuật vận động trị liệu thì diện tích yêu cầu tối thiểu của phòng này sẽ là 20m2;
- Nếu phòng khám thực hiện xông hơi thuốc thì diện tích phòng này yêu cầu tối thiểu phải đạt là 2m2, kín và đủ ánh sáng;
- Với trường hợp có chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phòng khám đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thiết bị phục vụ khám bệnh và chữa bệnh
– Trong trường hợp phòng khám thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc thì cần có:
- Tủ thuốc và các vị thuốc phải được đựng trong các lọ thủy tinh, lọ nhựa có nắp hoặc các ô kéo có ghi tên vị thuốc ở bên ngoài;
- Cân thuốc để phân chia các vị thuốc theo đúng định lượng của từng thang và giấy gói;
– Nếu thực hiện các biện pháp xoa bóp, châm cứu, day ấn huyệt thì cần có các thiết bị tối thiểu như:
- Giường để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Đầy đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có dụng cụ xử lý vựng châm.
– Trường hợp phòng khám có xông hơi thuốc thì phải có hệ thống tạo hơi thuốc, có bảng hướng dẫn xông hơi, van điều chỉnh, hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.
– Có hộp cấp cứu phản vệ, đồng thời có đủ thuốc cấp cứu phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám thực hiện.
Nhân sự
Phòng khám Y học cổ truyền cần có người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau:
- Bác sỹ với phạm vi hành nghề Y học cổ truyền;
- Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa Y học cổ truyền.
Có bằng Trung cấp Y học cổ truyền mở phòng khám được không?
Như vậy, theo Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về điều kiện mở phòng khám Y học cổ truyền mà chúng tôi đã nêu ở trên cho thấy người tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền sẽ không đủ điều kiện để mở phòng khám. Bởi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại phòng khám đòi hỏi phải có trình độ Bác sĩ.
Có bằng Trung cấp Y học cổ truyền mở phòng khám được không?
Như vậy, nếu bạn có bằng Trung cấp Y học cổ truyền và muốn mở phòng khám thì sẽ cần học liên thông lên Đại học để có thể đảm nhận chức danh chức danh người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Ngoài việc đáp ứng yêu cầu về nhân sự, bạn sẽ cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ khám chữa bệnh để phòng khám có thể hoạt động một cách an toàn và hợp pháp.
Khó khăn và thách thức khi lựa chọn học Trung cấp Y học cổ truyền
Bên cạnh những lợi ích mà ngành học mang lại thì việc lựa chọn học Trung cấp Y học cổ truyền cũng khiến thí sinh đối với khá nhiều khó khăn và thách thức như:
- Các kiến thức của chuyên ngành mang tính chất lâu dài và cần nhiều thời gian để lĩnh hội. Do đó, người học cần có sự kiên trì và đam mê để theo đuổi ngành học này.
- Khối lượng kiến thức của ngành Y học cổ truyền khá rộng lớn sẽ là thách thức lớn đối với sinh viên khi theo học.
- Ngoài việc nắm chắc kiến thức lý thuyết, người học còn phải có kỹ năng thực hành tốt để có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và điều trị của bệnh nhân.
- Các cơ sở điều trị theo phương pháp Y học cổ truyền hiện vẫn chưa nhiều và thường tập trung vào một số khu vực nhất định khiến cho cơ hội nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường còn hạn chế.
- Sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn điều trị.
Quy định mới về việc cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ
Các Y sĩ Trung cấp cần lưu ý rằng tại Điều 121 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định sau ngày 31/12/2026, người có bằng Trung cấp Y sĩ sẽ không được cấp giấy phép hành nghề. Cụ thể như sau:
- Người được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01/01/2024 sẽ được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định. Bên cạnh đó theo quy định Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023, họ sẽ cần gia hạn 05 năm một lần định kỳ kể từ ngày chuyển đổi.
- Đối với chức danh Y sĩ trình độ Trung cấp từ sau ngày 31/12/2026 thì không được cấp giấy phép hành nghề.
- Các hồ sơ đã nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009.
- Những chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01/01/2024 phải chuyển đổi sang giấy phép hành nghề. Ngoài ra, các chứng chỉ này sẽ cần gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.
- Việc sử dụng ngôn ngữ trong khám/chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định và cấp phép tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (sửa đổi bổ sung vào năm 2017) và áp dụng đến hết ngày 31/12/2031.
- Các chứng chỉ hành nghề bị đình chỉ và thu hồi sẽ được thực hiện theo quy định về đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề tại Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.
- Bác sĩ đề nghị cấp giấy phép hành nghề từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2026 sẽ không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.
- Theo quy định Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023, các Y sĩ, Điều dưỡng, Hộ sinh sẽ không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề nếu đề nghị cấp giấy phép hành nghề từ 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2027.
- Trường hợp các kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng muốn đề nghị cấp giấy phép hành nghề từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2028 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.
- Những đối tượng được cấp phép hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 6, 7 và 8 Điều 121 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 phải tuân thủ các quy định có liên quan đến hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.
- Các có sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 sẽ được tiếp tục hoạt động mà không phải cấp lại giấy phép hoạt động.
- Những trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đã nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Định hướng học tập sau khi tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền
Trong trường hợp các bạn sau khi tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền muốn mở phòng khám thì sẽ cần đăng ký học liên thông lên Đại học. Có như vậy, bạn mới đủ điều kiện trở thành người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Con đường học Trung cấp sau đó liên thông lên Đại học để mở phòng khám trong những năm gần đây đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Lý do bởi khi học Trung cấp bạn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí học tập. Chỉ sau 2 năm, bạn có thể ra trường sớm có thu nhập và có nhiều lựa chọn nghề nghiệp so với các bạn đồng trang lứa.
Định hướng học tập sau khi tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền
Hơn nữa, trong quá trình vừa học liên thông vừa đi làm, bạn sẽ có thể áp dụng các kiến thức được học vào thực tế giúp hiểu nhanh, ghi nhớ lâu và nâng cao được tay nghề. Từ đó, bạn có thể trau dồi kỹ năng chuyên môn, hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường cũng như quy trình làm việc trong ngành.
Đặc biệt thời gian học liên thông khá ngắn chỉ từ 1,5 – 2 năm. Bạn vẫn có thể trở thành Bác sĩ Y học cổ truyền theo đúng lộ trình của những người bằng tuổi. Sau đó, bạn có thể mở phòng khám theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, đây là một lộ trình hợp lý và khả thi dành cho những bạn muốn học nhanh và trường sớm để sớm có thu nhập hoặc những bạn không có khả năng đỗ vào các trường Đại học chuyên ngành Y học cổ truyền mà vẫn muốn mở phòng khám. Với cách này, các bạn sẽ được phép mở phòng khám một cách hợp pháp và phát triển sự nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Một số trường đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền uy tín được đông đảo thí sinh đăng ký theo học có thể kể đến như: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trung cấp Ánh Sáng, Trung cấp Y Dược Lê Hữu Trác,… Các thí sinh hãy tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ đào tạo phù hợp nhất để thực hiện ước mơ mở phòng khám Y học cổ truyền của bản thân.
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc “Tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền mở phòng khám được không?”. Hy vọng qua đây, các bạn có thể tự tin đăng ký theo học ngành Y học cổ truyền hệ Trung cấp và thực hiện ước mơ mở phòng khám của mình trong tương lai.