18/10/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungNgành Y Dược nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ tuy nhiên vẫn còn phải đối đầu với nhiều khó khăn. Vậy, những thách thức ngành Y Dược Việt Nam phải đối mặt là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Trong những năm gần đây, ngành Y Dược nước ta đã có những bước tiến đáng kể tuy nhiên vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong hiện tại và tương lai.
+ Hiện nay, Nhà nước đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Tuy vậy, sự đầu tư và cải tạo này vẫn chưa đồng đều. Điển hình như cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại các vùng nông thôn, vùng núi vẫn còn rất thô sơ và hạn chế. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ y tế tại những nơi này cũng đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Thực trạng về ngành Y Dược Việt Nam hiện nay
+ Trong những năm gần đây, chất lượng dịch vụ y tế đã có những cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng triệt để vào quá trình điều trị cho người bệnh. Tuy vậy, tình trạng quá tải tại các bệnh viện vẫn chưa thể kiểm soát. Người bệnh vẫn phải chờ đợi rất lâu trong khâu khám xét và điều trị.
+ Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, Nhà nước đã mở rộng dịch vụ bảo hiểm y tế cho nhân dân. Tuy nhiên, những người ở vùng sâu xa, hải đảo,…vẫn chưa tiếp cận được với dịch vụ này.
+ Hiện nay, rất nhiều trường đào tạo ngành Y Dược được thành lập để đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn trẻ. Đặc biệt, chương trình đào tạo luôn được cập nhật những kiến thức mới, các thành tựu khoa học kỹ thuật của ngành nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế trong tương lai.
+ Trong quá trình công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay, việc áp dụng vào ngành Y Dược đang ngày càng trở nên phổ biến và cấp thiết. Qua đó sẽ giúp chất lượng dịch vụ của ngành trở nên tốt hơn cũng như hạn chế được tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế tại trung tâm.
+ Chính phủ đang khuyến khích kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại để đáp ứng đa dạng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Tuy vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để sự kết hợp này đạt hiệu quả cao hơn so với hiện tại.
Có thể thấy, tiềm năng ngành Y Dược là vô cùng lớn nhưng cũng vẫn còn nhiều thách thức cần đối mặt. Do đó, cần sự chung tay từ chính phủ, các cơ sở y tế để ngành Y Dược phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trong tương lai.
Thách thức mà ngành Y Dược Việt Nam phải đối mặt không hề ít, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Những thách thức trong hiện tại và tương lai có thể kế đến như:
Theo nhận định của các chuyên gia y tế trong nước và trên thế giới, dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và vẫn xuất hiện thêm rất nhiều biến chủng mới với diễn biến vô cùng phức tạp. Bên cạnh đó, có rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới nổi mà chưa xác định được nguyên nhân như đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, viêm gan cấp,…Những hạn chế từ giai đoạn trước chưa được giải quyết cộng thêm những phát sinh sau đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân.
Thứ nhất việc áp dụng công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu. Người dân vẫn không mấy mặn mà với bảo hiểm Y tế và không tham gia lâu dài.
Thách thức ngành Y Dược phải đối mặt
Thứ hai vẫn còn rất nhiều bất cập trong hệ thống thể chế liên quan đến lĩnh vực Y tế như đấu thầu, mua sắm, sử dụng tài sản công,…
Thứ ba hệ thống cơ sở Y tế không đồng đều và còn nhiều mặt hạn chế. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng ở một số địa phương vẫn chưa đảm bảo được theo đúng quy định.
Thứ tư dịch vụ Y tế tại nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân, thường xuyên gặp phải tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc bệnh nhân ở các tuyến dưới chưa được nâng cấp khiến cho tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương ngày càng trở nên trầm trọng.
Thứ năm ở nước ta, ngành công nghiệp sản xuất trang thiết bị Y tế vẫn chỉ đang dừng lại ở các thiết bị thông dụng cơ bản với công nghệ thấp nên chưa thể phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hầu hết các máy móc phục vụ cho quá trình chăm sóc và điều trị đều phải nhập khẩu của nước ngoài với chi phí rất cao. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở y tế tại tuyến trung ương đều quá tải và chưa đảm bảo được yêu cầu đầu ra.
Thứ sáu các cơ sở Y tế trên toàn quốc đều đang trong tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị Y tế trong khi đó hồ sơ đăng ký cấp giấy lưu hành thuốc và trang thiết bị thì đang tồn động lớn và chưa được giải quyết.
Thứ bảy nguồn nhân lực phục vụ trong ngành đang thiếu hụt trầm trọng, trình độ không đồng đều. Bên cạnh đó, rất nhiều cán bộ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm thường chuyển công tác từ công lập sang tư nhân gây khó khăn cho ngành Y tế.
Thứ nhất theo nhận định, trong tương lai ngành Y Dược nước ta sẽ vẫn phải đối đầu với những thử thách trên nếu chưa thể giải quyết triệt để. Với tình trạng dân số ngày càng già hóa khiến cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao đòi hỏi ngành Y Dược phải phát triển không ngừng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thứ hai trong tương lai sẽ ngày càng xuất hiện nhiều bệnh mới cũng như gia tăng tỷ lệ các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, tim mạch,…Do đó, ngành Y Dược cần nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng đa dạng.
Thứ ba quá trình hội nhập giúp gia tăng cơ hội phát triển cho ngành Y Dược nhưng cũng sẽ gây ra nhiều áp lực cạnh tranh từ nước ngoài. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trong nước cần cải thiện quy trình sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế.
Từ những thách thức mà ngành Y Dược phải đối mặt trong hiện tại và tương lai có thể gây ra rất nhiều hệ quả quan trọng như:
Có thể thấy, những hệ quả này gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Y Dược Việt Nam cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành Y Dược là giải quyết triệt để những thách thức này để xây dựng một nền Y tế vững mạnh.
Trên đây là những thách thức ngành Y Dược ở Việt Nam mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Nước ta có những biện pháp cụ thể để giải quyết các thách thức trên. Có như vậy, hệ thống Y tế của Việt Nam mới có thể phát triển và đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.