Mục đích của Phục hồi Chức năng là gì? 4 mục đích giá trị nhất

Mục đích của Phục hồi Chức năng là gì? 4 mục đích giá trị nhất

18/09/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Phục hồi chức năng giúp cho bệnh nhân phục hồi lại chức năng cơ thể thông qua các biện pháp luyện tập và thay đổi môi trường. Vậy, mục đích của Phục hồi Chức năng là gì? Chúng ta hãy cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp chi tiết qua bài viết phía dưới.

Mục đích của Phục hồi Chức năng

Phục hồi chức năng là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong Y khoa. Nó cần được thực hiện song song với phòng bệnh và chữa bệnh. Có rất nhiều phương pháp để Phục hồi chức năng như: dùng dụng cụ trợ giúp, vật lý trị liệu, chọn công việc phù hợp, cải thiện môi trường sống cho bệnh nhân,…Dưới đây là mục đích chính của Phục hồi chức năng để các bạn có thể nắm được:

Mục đích của Phục hồi chức năng

Mục đích của Phục hồi chức năng

Mục đích thứ nhất:

Hỗ trợ bệnh nhân ngăn ngừa và phòng chống tái phát bệnh sau khi điều trị. Nhờ đó, người bệnh có thể duy trì sức khỏe một cách ổn định và lâu dài để sống vui, sống khỏe với gia đình và những người xung quanh.

Mục đích thứ hai:

Giúp bệnh nhân phục hồi lại tối đa chức năng của các cơ quan, các bộ phận tổn thương trong và sau quá trình điều trị, phẫu thuật.

Mục đích thức ba:

Hỗ trợ người bệnh thích nghi với môi trường sống một cách tốt nhất. Từ đó, họ có thể sống tự lập, không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội cũng như không cần sự trợ giúp của người khác.

Mục đích thứ tư:

Giúp bệnh nhân suy nghĩ tích cực hơn, có nhìn nhận tốt hơn về xã hội. Điều này giúp họ có tinh thần thoải mái, dễ chịu, hạn chế được các dấu hiệu stress, căng thẳng có thể xảy ra.

Kiến thức cơ bản về Phục hồi chức năng

Kiến thức Phục hồi Chức năng quan trọng

Kiến thức Phục hồi Chức năng quan trọng

Kiến thức cho người cần Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là một trong những chuyên ngành quan trọng của Y học. Ngành học này chuyên nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp để giúp thuyên giảm tình trạng bệnh lý của bệnh nhân cũng như phục hồi lại chức năng một số cơ quan sau khi điều trị bệnh. Phục hồi chức năng là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành Y khoa.

Có thể nói, Phục hồi chức năng chính là sự kết hợp của rất nhiều biện pháp khác nhau như: tâm lý học, y học, xã hội học, giáo dục, kinh tế, giao tiếp, hướng nghiệp,…Mục đích của nó là nhằm giúp người bệnh phục hồi các bộ phận bị tổn thương, duy trì được sức khỏe luôn trong tình trạng tốt để sống vui vẻ và trở thành người có ích cho xã hội.

Thường khi bị bệnh hoặc chấn thương, chúng ta thường hay nghĩ đến các biện pháp điều trị sao cho khỏi nhanh nhất và tránh gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, vấn đề duy trì sức khỏe ổn định lâu dài và làm sao để hòa nhập lại với cuộc sống thật tốt thì rất ít người suy nghĩ tới.

Đó chính là lý do chúng ta cần đến Phục hồi chức năng. Đây sẽ là những biện pháp giúp người bệnh cải thiện và phục hồi các cơ quan, bộ phận sau điều trị. Từ đó, giúp chúng hoạt động hiệu quả và giảm thiểu tối đa các trường hợp tái phát bệnh gây liệt và tàn phế.

Kiến thức về Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Chúng ta có thể thực hiện Phục hồi chức năng tại nhà, phòng khám và trong cộng đồng. Đây là 3 hình thức phổ biến nhất để Phục hồi chức năng cho người bệnh. Và ở mỗi nơi riêng biệt sẽ có thực hiện những biện pháp khác nhau sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả tối đa. Dưới đây là những Kỹ thuật Phục hồi chức năng cơ bản để các bạn có thể tham khảo:

Vận động trị liệu:

Trong quá trình phòng bệnh, chữa bệnh và Phục hồi chức năng, đây là phương pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc một số loại máy móc. Từ đó, họ có thể phục hồi khả năng hoạt động của các cơ, xương, khớp,…và tránh khả năng bị tàn phế, bại liệt.

Vật lý trị liệu:

Bằng một số kỹ thuật nhất định, biện pháp này giúp các cơ quan, bộ phận tổn thương của bệnh nhân có thể phục hồi lại chức năng hoạt động. Các kỹ thuật này có tác dụng chống sưng, giảm đau, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.

Ngôn ngữ trị liệu:

Đây là biện pháp giúp người bệnh phục hồi khả năng giao tiếp đã bị mất. Đối tượng của biện pháp ngôn ngữ trị liệu sẽ là người tai biến, trẻ em,…Nhờ biện pháp này, họ có thể nói rõ ràng, rành mạch nếu nói ngọng, chậm nói. Ngoài ra, người bệnh còn được hỗ trợ tập viết hoặc sử dụng tay để giao tiếp với những bệnh nhân bị khuyết tật câm điếc hoặc không nói được do biến chứng sau tai biến để lại.

Tâm lý trị liệu:

Để quá trình Phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao nhất thì đây là biện pháp không thể thiếu. Tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân lấy lại được sự thoải mái, tỉnh táo, loại bỏ được các suy nghĩ tiêu cực để có thể làm việc hiệu quả và sống tốt hơn.

Hoạt động trị liệu:

Với biện pháp này, bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà hoặc trong cộng đồng. Hoạt động trị liệu giúp người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân với tình trạng sức khỏe phục hồi tốt nhất. Từ đó, họ có thể tìm được công việc ổn định và tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao giúp ngăn ngừa tái phát bệnh.

Qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về mục đích của Phục hồi chức năng. Hy vọng qua đây, các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này để có thể áp dụng hiệu quả nhằm cải thiện sức khỏe một các tốt nhất.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Nguyên tắc của Phục hồi Chức năng tại sao lại cần có vậy? Nguyên tắc của Phục hồi Chức năng tại sao lại cần có vậy? Nguyên tắc  Phục hồi Chức năng là gì? Bởi bất kỳ hoạt động can thiệp y tế nào cũng cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cụ thể. Phục hồi Chức năng tiếng anh là gì? Từ vựng tiếng anh PHCN Phục hồi Chức năng tiếng anh là gì? Từ vựng tiếng anh PHCN Phục hồi Chức năng tiếng Anh là gì là kiến thức quan trọng mà các thí sinh muốn theo học ngành này nên biết. Xe đạp Phục hồi Chức năng cho người tai biến tốt nhất 2024 Xe đạp Phục hồi Chức năng cho người tai biến tốt nhất 2024 Xe đạp phục hồi chức năng cho người tai biến hỗ trợ người bệnh sớm khôi phục khả năng vận động một cách hiệu quả Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi Chức năng TPHCM dễ thở hơn so với hệ Đại học, bởi là ngành học mơ ước nhiều bạn trẻ Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Điều kiện gì? Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Điều kiện gì? Chứng chỉ hành nghề Phục hồi Chức năng là gì? Cần điều kiện và thời gian bao lâu? Bài viết tổng hợp chi tiết Các bài tập Phục hồi Chức năng sau tai biến chi tiết, rõ ràng Các bài tập Phục hồi Chức năng sau tai biến chi tiết, rõ ràng Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe về thể chất và tinh thần. Phục hồi Chức năng là gì? Các hình thức, phương pháp PHCN Phục hồi Chức năng là gì? Các hình thức, phương pháp PHCN Phục hồi Chức năng là gì? Có những hình thức, phương pháp Phục hồi Chức năng nào? Nội dung bài viết tổng hợp chi tiết Liên thông cử nhân Phục hồi Chức năng Cao đẳng lên Đại học Liên thông cử nhân Phục hồi Chức năng Cao đẳng lên Đại học Liên thông Cử nhân Phục hồi chức năng hệ Cao đẳng lên Đại học là hướng đi nhiều em lựa chọn để nâng cao trình độ và cơ hội việc làm. Nên học Phục hồi Chức năng hay Trung cấp Y học Cổ Truyền Nên học Phục hồi Chức năng hay Trung cấp Y học Cổ Truyền Nên học Cao đẳng Phục hồi chức năng hay Trung cấp Y học Cổ truyền? Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp