Kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng viên nên biết

Kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng viên nên biết

16/06/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Điều dưỡng viên là công việc tiếp xúc nhiều với người bệnh và các bộ phận y tế khác. Đó là lý do kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng cần được trau dồi thường xuyên nhằm đảm bảo hiệu quả công việc được tốt nhất.

Vai trò quan trọng của kỹ năng giao tiếp với Điều dưỡng viên

Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc, giao lưu giữa con người với con người. Trong quá trình đó, những người tham gia sẽ tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau hướng đến mục tiêu cụ thể.

Trong hoạt động Điều dưỡng, giao tiếp có vai trò quan trọng. Kỹ năng này giúp Điều dưỡng viên thiết lập mối quan hệ tốt với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và đồng nghiệp của mình. Bạn sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu mến của mọi người từ đó đảm bảo hiệu suất công việc hiệu quả. 

Kỹ năng ứng xử khéo léo còn thể hiện tính chuyên nghiệp của người Điều dưỡng, là căn cứ để Điều dưỡng cơ bản khẳng định trình độ và không bị khó xử, bức xúc khi làm việc. Thậm chí, đây còn là cách để bạn ghi điểm với cấp trên của mình.

Kỹ năng ứng xử khéo léo còn thể hiện tính chuyên nghiệp của người Điều dưỡng

Kỹ năng ứng xử khéo léo còn thể hiện tính chuyên nghiệp của người Điều dưỡng

Hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp với Điều dưỡng nên hiện tại công tác giáo dục kỹ năng này đang được phổ biến rộng rãi. Không chỉ đơn thuần là hoạt động giao lưu chia sẻ thông tin, giao tiếp trong ngành Điều dưỡng còn gồm nhiều kỹ năng khác đòi hỏi người học phải nghiêm túc rèn luyện.

Các kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng cần phải biết 

Để trở thành Điều dưỡng viên giỏi bên cạnh chuyên môn các em phải thành thạo các kỹ năng giao tiếp sau.

Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói

Giao tiếp bằng lời nói là hình thức thể hiện qua cử chỉ hành động, ngữ điệu và biểu cảm gương mặt. Điều dưỡng nên mang đến cho người nghe cảm giác dễ chịu với tone giọng quá cao và gắt, thái độ hoà nhã, thân thiện nhưng vẫn thể hiện tính chuyên nghiệp của một Điều dưỡng viên được đào tạo bài bản. Bạn cũng hãy thả lỏng cơ mặt của mình khi giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hay đồng nghiệp của mình nhé.

Lắng nghe

Lắng nghe giúp Điều dưỡng viên thấu hiểu vấn đề đối phương đang gặp phải. Bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn khi hợp tác điều trị với người chăm sóc. Để thể hiện rằng bạn đang chú tâm vào điều người bệnh chia sẻ, Điều dưỡng hãy luôn nhìn vào mắt đối phương với vẻ mặt chăm chú, hơi nghiêng người về phía trước và gật nhẹ đầu theo câu chuyện của họ.

Giao tiếp xây dựng các mối quan hệ 

Giao tiếp chính là “chìa khóa” trong tạo dựng các mối quan hệ, từ đó tăng hiệu suất công việc đáng kể. Tuỳ vào từng đối tượng mà Điều dưỡng nên có cách hành xử phù hợp, cụ thể như sau:

  • Với cấp trên: Tôn trọng, chủ động làm việc và tuân theo chỉ thị của cấp trên. Chọn thời điểm phù hợp xin chỉ thị/ý kiến, học cách góp ý chân thành và khéo léo. Đặc biệt là bạn nên tự tin, chủ động trong công việc.
  • Với cấp dưới: Gương mẫu thực hiện chuẩn mực văn hóa giao tiếp, ứng xử tạo sự tin tưởng và tôn trọng. Khi nhân viên sai sót nên nghiêm túc nhận trách nhiệm, nghiên cứu giải pháp khắc phục kịp thời. Tuyệt đối không phê bình một cá nhân trước tập thể và không dùng lời lẽ mang tính công kích.
  • Giao tiếp với đồng nghiệp: Tôn trọng đồng nghiệp, tương trợ, hợp tác giúp đỡ nhau.
  • Giao tiếp với người bệnh: Tôn trọng, chủ động tiếp đón và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đúng quy trình/thủ tục của cơ sở y tế; Nhẹ nhàng khi nói chuyện tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh khi khai thác thông tin của người bệnh; Kiên trì, nhẫn nại giải đáp mọi thắc mắc của bệnh nhân, đồng thời tư vấn, hướng dẫn dễ hiểu cho họ khi làm các kỹ thuật điều dưỡng và chăm sóc sau khi xuất viện.

Kỹ năng thấu hiểu, đồng cảm

Thấu hiểu là khả năng hiểu biết, nhận thức sâu sắc cảm xúc của người khác. Người thấu hiểu sẽ đồng cảm và liên kết tốt hơn với mọi người xung quanh, nhất là với bệnh nhân – những người hay có tâm lý chán nản, lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, rèn luyện được kỹ năng thấu hiểu không hề dễ dàng với Điều dưỡng viên. Đó là cả quá trình bạn chú ý tập trung lắng nghe câu chuyện, quan sát biểu cảm, cử chỉ của đối phương và biết đặt mình vào vị trí người khác. 

Nhận thức, tôn trọng văn hóa 

Trong môi trường làm việc sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc, làm việc với nhiều bệnh nhân/đồng nghiệp đến từ các vùng miền, văn hoá hay tôn giáo khác nhau. Trong tình huống này, Điều dưỡng viên tuyệt đối không nên thể hiện sự phân biệt hoặc kỳ thị. Thay vào đó hãy hành động đúng mực thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương. 

Giao tiếp thông qua văn bản

Qua văn bản cũng thể hiện phần nào đó tính cách, kỹ năng mềm của Điều dưỡng. Với những công việc cần làm việc bằng văn bản, bạn hãy đảm bảo ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và người tiếp nhận, trình bày ngắn gọn dễ hiểu nhất có thể nhé.

Kỹ năng thuyết trình

Giỏi thuyết trình sẽ truyền đạt ý tưởng, thông điệp và mục tiêu của bạn đến người tiếp nhận hiệu quả. Thuyết trình tốt khi bạn biết kiểm soát giọng nói, cử chỉ, sự tự tin, biểu cảm và khả năng tương tác với mọi người, đồng thời thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Nắm rõ được chủ đề sẽ thuyết trình.
  • Tổ chức nội dung logic, dễ hiểu gồm các phần chính – phụ.
  • Sử dụng các yếu tố như hình ảnh, video, biểu đồ minh hoạ để phần thuyết trình trực quan, sinh động và hấp dẫn hơn.
  • Tăng tương tác với người nghe, lắng nghe ý kiến góp ý từ mọi người với thái độ tích cực.
  • Nói rõ ràng, không quá to kèm cử chỉ tay chân, ánh mắt linh hoạt thể hiện sự tự tin, nghiêm túc và chuyên nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp không lời

Giao tiếp không lời là các biểu cảm nét mặt, hình thái ngôn ngữ, độ lớn tông giọng, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể,… Điều dưỡng viên chuyên nghiệp phải kiểm soát tốt những yếu tố này, biết cách vận dụng linh hoạt ứng với đối tượng và tình huống cụ thể. 

Như vậy, giao tiếp trong hoạt động Điều dưỡng có nhiều kỹ năng nhỏ khác. Ngay từ bây giờ các bạn trẻ nên nhận thức và cải thiện sớm kỹ năng này để đảm bảo hành trình học tập – làm việc thuận lợi và dễ dàng hơn.

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng?

Để giao tiếp giỏi yêu cầu người học phải thực sự nghiêm túc học hỏi. Nhất là với Điều dưỡng viên khi phải kết hợp kỹ năng này với nghiệp vụ chuyên môn công việc. 

Học mọi lúc mọi nơi, giao tiếp với mọi người xung quanh

Cách hữu hiệu để cải thiện kỹ năng giao tiếp là tích cực làm quen, nói chuyện với mọi người xung quanh. Một khi thực hành nhiều bạn sẽ nâng được kỹ năng – kinh nghiệm cho mình và tránh sai lầm không đáng có. 

Một số lưu ý cơ bản khi giao tiếp với mọi người xung quanh gồm:

  • Duy trì thái độ tích cực, cởi mở.
  • Nhận định đối tượng và tình huống giao tiếp để sử dụng ngôn từ phù hợp tạo thiện cảm cho đối phương. Để đảm bảo buổi nói chuyện diễn ra suôn sẻ hãy thử trả lời 5 câu hỏi sau: tại sao cần giao tiếp? ai là người sẽ giao tiếp? mục tiêu buổi giao tiếp là gì? sau buổi gặp mặt bạn sẽ như thế nào? không khí buổi nói chuyện nên đi theo hướng như nào?
  • Khi nói chuyện nói rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn.
  • Phối hợp lời nói với ngôn ngữ cơ thể như tư thế, ánh mắt, biểu cảm, cử chỉ tay, gật đầu, mỉm cười,…
  • Kiểm soát giọng nói theo mô hình giao tiếp của Albert Mehrabian 7-38-25 nghĩa là: 7% ý nghĩa của cảm xúc và thái độ diễn ra qua ngôn từ, 38% diễn ra qua giọng điệu và 55% là ngôn ngữ có thể.
  • Đảm bảo âm lượng giọng nói đủ nghe, không nói quá lớn khiến người đối diện khó chịu.
  • Quản lý tốt cảm xúc, cảm thông, lắng nghe và thấu hiểu.
  • Giữ tinh thần tự tin.

Học ở trường đào tạo chất lượng 

Điều dưỡng viên đào tạo bài bản ở trường học chất lượng sẽ được hướng dẫn chi tiết cách giao tiếp phù hợp trong công việc. Ở trường các em có thầy cô truyền thụ kinh nghiệm hành nghề, hướng dẫn cách ứng xử phù hợp trong môi trường y tế. 

Tuy nhiên, để đảm bảo học được đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết, thí sinh phải chọn cho mình môi trường đào tạo uy tín. Với những em muốn ra trường nhanh, học phí Điều dưỡng thấp và dễ kiếm việc làm có thể lựa chọn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch bồi dưỡng sinh viên Điều dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch bồi dưỡng sinh viên Điều dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng Hồ Chí Minh trong thời gian 3 năm, học phí 12 triệu đồng/năm. Sinh viên tại đây không chỉ được học kiến thức, kỹ thuật nghiệp vụ Điều dưỡng mà còn được bồi dưỡng kỹ năng mềm khi hành nghề. Trong đó phải kể đến kỹ năng giao tiếp được cụ thể hóa trong học phần “Giao tiếp và thực hành Điều dưỡng”. 

Dạy bộ môn này là các thầy cô – những chuyên gia đến từ nhiều bệnh viện lớn mang bậc hàm Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Thạc sĩ,… Kết hợp với chương trình thực hành – thực tập từ sớm đã giúp nhiều thế hệ Điều dưỡng viên CBK ra trường chuyên môn giỏi, ứng xử khéo léo. Tính đến năm 2023, tỷ lệ sinh viên ra trường sau 1 năm có việc làm ở đơn vị đạt trên 98%. 

Hiện Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang tuyển sinh 5 ngành chính là Dược, Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền. Thí sinh đam mê Điều dưỡng hoặc bất kỳ ngành nào hãy đăng ký xét trực tuyến trên website nhà trường.

Như vậy, kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng là rất quan trọng để Điều dưỡng viên đạt hiệu quả tốt trong công việc. Vì vậy, với những thí sinh định hướng theo ngành này cần ý thức được sớm điều này, từ đó rèn luyện cải thiện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, học tại Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng là gợi ý không tồi để bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp và học tập chuyên môn. Đăng ký ứng tuyển ngay hôm nay để được miễn giảm học phí lên tới 100% nhé.

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Khối A01 học Điều dưỡng được không? Học trường nào tốt nhất? Khối A01 học Điều dưỡng được không? Nên học trường nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh khối A01 đang có dự định theo học ngành Điều dưỡng. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Khối A01 học Điều dưỡng được […] Điều dưỡng khối C00 thi được không? Xét tuyển hình thức nào? Điều dưỡng khối C00 thi được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh và phụ huynh vào mỗi mùa tuyển sinh. Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống y tế Việt Nam Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống Y tế Việt Nam? Tìm hiểu thứ hạng Điều dưỡng và thay đổi chính sách mới cấp bậc Điều dưỡng. Vai trò của Điều dưỡng là gì? Thực hiện tốt vai trò Điều dưỡng? . Vai trò của Điều dưỡng là gì? Điều dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chăm sóc, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân. Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng công việc tốt hơn? Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi chức năng để phát triển trong tương lai? Bởi đây là hai ngành học tiềm năng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có mục đích và quan trọng thế nào? chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới. Điều dưỡng khối D01 học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào? Điều dưỡng thi khối D01 được không? Cùng tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên để có định hướng tốt nhất trong tương lai. Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Học chuyển đổi Y sĩ đang Điều dưỡng có thể phát triển trong tương lai. Vậy chương trình học này như thế nào? Điều dưỡng đa khoa là gì? Kiến thức Điều dưỡng đa khoa chi tiết Điều dưỡng đa khoa là gì là vấn đề được rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu bởi là ngành học tiềm năng hiện nay.