06/12/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungKỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng trong ngành Dược. Vậy, các kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược là gì? Làm thế nào để phát triển kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới.
Kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bệnh nhân, hiệu quả điều trị cũng như chất lượng dịch vụ y tế. Cụ thể như sau:
Dược sĩ cần có khả năng giao tiếp để biết cách tiếp cận, lắng nghe, tâm sự và tạo lòng tin với người bệnh. Việc gây dựng được mối quan hệ tốt sẽ giúp quá trình làm việc và kết quả điều trị của bệnh nhân đạt hiệu quả tốt nhất.
Với đồng nghiệp, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp Dược sĩ phối hợp chặt chẽ với các nhân viên y tế để đưa ra quyết định điều trị chính xác và kịp thời.
Kỹ năng giao tiếp giúp Dược sĩ tư vấn và giải quyết những thắc mắc của bệnh nhân và người nhà của họ, đồng thời hỗ trợ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nhờ kỹ năng giao tiếp tốt, Dược sĩ có thể truyền đạt các cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc cũng như cách thức sử dụng thuốc an toàn cho bệnh nhân một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng thuốc sai cách.
Khi có kỹ năng giao tiếp tốt cùng sự lắng nghe và thấu hiểu, người Dược sẽ cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân. Từ đó, giúp họ cảm thấy an tâm, giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng trong quá trình điều trị.
Dược sĩ sử dụng hiệu quả các kỹ năng giao tiếp sẽ khiến người bệnh cảm thấy được quan tâm, chăm sóc đúng mực. Từ đó, tạo niềm tin và nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ được cung cấp.
Sinh viên nghề Dược bên cạnh các kiến thức chuyên môn sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp bao gồm cách lắng nghe, thấu hiểu người khác, cách giao tiếp để vận dụng vào quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, giao tiếp với đồng nghiệp, khác hàng, đối tác,…
Sau khi ra trường, các bạn sẽ vận dụng các kỹ năng giao tiếp được học để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Để việc giao tiếp đạt hiệu quả thì không thể thiếu kỹ năng lắng nghe. Các Dược sĩ cần lắng nghe người bệnh thì mới có thể thực hiện được chiến lược lấy người bệnh làm trung tâm.
Về tình trạng sức khỏe của người bệnh thì họ và người nhà sẽ là những người nắm rõ nhất. Chính vì thế, việc lắng nghe sẽ giúp Dược sĩ tiếp nhận đầy đủ thông tin cũng như thông điệp từ mọi người. Từ đó, khuyến khích họ tiếp tục trình bày ý kiến, cảm nhận được sự tôn trọng và đồng cảm từ phía Dược sĩ. Qua những thông tin được lắng nghe một cách đúng và đầy đủ, người Dược sĩ sẽ thấu hiểu được bệnh nhân để điều chỉnh cách giao tiếp cho phù hợp.
Nhiệm vụ của người Dược sĩ là tư vấn và hướng dẫn người bệnh cách dùng thuốc chính xác, những dấu hiệu nhận biết bệnh điển hình, các tác dụng phụ,… để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị. Nếu Dược sĩ có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt sẽ tạo dựng được lòng tin từ phía người bệnh. Từ đó, họ sẽ sẵn sàng tham gia và hợp tác trong quá trình điều trị và không gặp phải tâm trạng hoang mang, lo lắng.
Chúng ta không thể phủ nhận sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong ngành Dược. Bởi khi tiếp xúc với Dược sĩ, khách hàng sẽ cảm nhận được sự thân thiện thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ. Điều này giúp tạo bầu không khí thoải mái và giúp bệnh nhân hay khách hàng tin tưởng hơn vài người Dược sĩ.
Một trong những kỹ năng giao tiếp cần thiết trong ngành Dược chính là kỹ năng đặt câu hỏi. Người Dược sĩ sẽ dùng kỹ năng này để thu thập thông tin cần thiết của bệnh nhân như: giới tính, độ tuổi, bệnh, tiền sử bệnh, các thuốc từng dùng hoặc hiện đang dùng, các thuốc dị ứng,… Các thông tin này vô cùng quan trọng giúp xây dựng quy trình điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Người Dược sĩ cần có sự nỗ lực cũng như đầu tư về thời gian để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược. Dưới đây là một số phương pháp giúp các bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân:
Khi sử dụng kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược, người Dược sĩ cần tránh một số điều sau để đảm bảo rằng thông điệp được truyền đạt một cách đầy đủ và hiệu quả:
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về các kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Giao tiếp là chìa khóa giúp Dược sĩ mở cánh cửa dẫn tới thành công. Do đó, các bạn cần sử dụng kỹ năng đã được học để giao tiếp khéo léo, tạo thiện cảm với bệnh nhân, đồng nghiệp cũng như khách hàng.