Điều dưỡng cấp cứu? Quy trình chăm sóc Điều dưỡng cấp cứu

Điều dưỡng cấp cứu? Quy trình chăm sóc Điều dưỡng cấp cứu

17/06/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Hiện nay, số ca bệnh cấp cứu nguy hiểm diễn ra với tần suất dày đặc ở các bệnh viện. Do đó, công tác Điều dưỡng cấp cứu đang được chú trọng đào tạo và bổ sung nhân lực. Tuy nhiên bạn có thực sự hiểu rõ về lĩnh vực này? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết sau với nhiều thông tin chia sẻ hữu ích dưới đây.

Điều dưỡng cấp cứu là gì?

Điều dưỡng cấp cứu là những Điều dưỡng viên hoạt động trong công tác tập trung chăm sóc người bệnh cần xử lý cấp cứu nhanh chóng và kịp thời. Họ có thể làm trực tiếp tại Khoa Cấp cứu trong bệnh viện, cơ sở y tế hoặc linh hoạt ở các phòng ban, vị trí phù hợp khác tùy theo bố trí công việc của đơn vị công tác. 

Điều dưỡng cấp cứu là những Điều dưỡng viên hoạt động trong công tác tập trung chăm sóc người bệnh cần xử lý cấp cứu

Điều dưỡng cấp cứu là những Điều dưỡng viên hoạt động trong công tác tập trung chăm sóc người bệnh cần xử lý cấp cứu

Các đối tượng chăm sóc chính của Điều dưỡng cấp cứu có thể kể đến gồm:

  • Bệnh nhân xảy ra tình trạng sốc, hôn mê.
  • Bệnh nhân ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc,…
  • Bệnh nhân thở máy.
  • Bệnh nhân chịu tổn thương hệ hô hấp, tim, huyết áp, tim mạch,… nguy hiểm tính mạng.

Điều dưỡng cấp cứu có trách nhiệm thực hiện tiếp nhận, xử trí ban đầu các bệnh nhân như trên. Nhờ vậy mà quá trình điều trị, phục hồi chức năng sau cấp cứu của người bệnh đạt hiệu quả đáng kể.

Là khâu quan trọng trong công tác khám – chữa bệnh nên quy trình thực hiện Điều dưỡng cấp cứu luôn phải tổ chức bài bản và chuyên nghiệp. Các công việc được xây dựng tương ứng với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Quy trình chăm sóc Điều dưỡng hồi sức cấp cứu

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ chăm sóc Điều dưỡng hồi sức cấp cứu gồm các bước thực hiện cụ thể với tình trạng bệnh nhân như sau. 

Chăm sóc người bệnh sốc

  • Nhận định chăm sóc
  • Hỏi người nhà để biết triệu chứng và nguyên nhân.
  • Quan sát da, đo mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở.
  • Các dấu hiệu đau: tính chất, mức độ đau.
  • Tình trạng ý thức của người bệnh.
  • Cận lâm sàng: Hct, khí máu, ion đồ, ECG,…
  • Chẩn đoán chăm sóc
  • Tụt HA (HA tối đa < 90mmHg)
  • Dấu hiệu thiếu oxy tổ chức do sốc: Tình trạng suy hô hấp, giảm tuần hoàn não (vật vã, giãy giụa), giảm tuần hoàn thận (tiểu ít), giảm tuần hoàn ngoại biên (đầu chân lạnh), lo lắng sợ hãi do sốc.
  • Lập kế hoạch chăm sóc
  • Tăng cường tuần hoàn tới các cơ quan.
  • Làm thông thoáng đường hô hấp.
  • Thực hiện y lệnh.
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
  • Chăm sóc toàn thân, nuôi dưỡng và giáo dục sức khỏe.
  • Giảm lo lắng, sợ hãi.
  • Thực hiện chăm sóc
  • Thực hiện các biện pháp tăng cường tuần hoàn tới các cơ quan, làm thông thoáng hô hấp.
  • Theo dõi liên tục các thông số: theo dõi HA, tĩnh mạch, nhịp thở, thân nhiệt, nước tiểu.
  • Chăm sóc toàn thân, nuôi dưỡng và giáo dục sức khỏe.
  • Chăm sóc về tinh thần.
  • Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và sonde dạ dày.
  • Hướng dẫn người bệnh và người nhà những chăm sóc khi về gia đình. 
  • Giữ ấm hoặc hạ nhiệt cho người bệnh.
  • Đánh giá
  • Mạch, HA, nhiệt độ, nhịp thở trở về bình thường. 
  • Lượng nước tiểu trên 1.5 lít/24 giờ.
  • Làm xét nghiệm đầy đủ, chính xác. 
  • Theo dõi sát, phát hiện kịp thời các biến chứng.

Chăm sóc người bệnh hôn mê

  • Nhận định chăm sóc
  • Quan sát người bệnh. 
  • Đánh giá mức độ hôn mê. 
  • Các DIST.
  • Những rối loạn chức năng.
  • Khai thác tiền sử bệnh qua người nhà.
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng.
  • Các giấy tờ, y bạ có liên quan đến người bệnh để giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc.
  • Chẩn đoán chăm sóc
  • Rối loạn hoặc mất y thức do bệnh lý.
  • Rối loạn hô hấp do tổn thương trung tâm hô hấp.
  • Rối loạn tuần hoàn do tổn thương trung tâm tuần hoàn. Nguy cơ xảy ra biến chứng do tình trạng hôn mê. 
  • Lập kế hoạch chăm sóc
  • Duy trì chức năng sống: Duy trì hô hấp, tuần hoàn, theo dõi DHST, phát hiện các bất thường và kịp thời xử lý, thực hiện y lệnh và đảm bảo dinh dưỡng.
  • Ngăn ngừa các biến chứng.
  • Giáo dục sức khỏe.
  • Thực hiện chăm sóc
  • Các biện pháp chăm sóc duy trì chức năng sống:
  • Duy trì lưu thông đường thở.
  • Duy trì tuần hoàn.
  • Theo dõi DHST.
  • Thực hiện y lệnh thuốc và các xét nghiệm chính xác, kịp thời.
  • Nuôi dưỡng đủ dinh dưỡng, nước qua sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Các biện pháp chăm sóc ngăn ngừa và xử trí biến chứng:
  • Phòng chống loét.
  • Chăm sóc mắt: chống khô và tổn thương mắt.
  • Duy trì bài tiết.
  • Duy trì thân nhiệt.
  • Chống ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối.
  • Vệ sinh cơ thể bệnh nhân.
  • Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Chăm sóc tâm lý.
  1. Giáo dục sức khỏe
  • Hướng dẫn người nhà người bệnh biết chế độ chăm sóc và vệ sinh hằng ngày.
  • Chế độ ăn uống và dùng thuốc hàng ngày.
  • Luyện tập vận động hàng ngày cho người bệnh từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều.
  1. Đánh giá tình trạng tiến triển và hồi tỉnh

Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn

  • Nhận định chăm sóc
  • Hỏi người bệnh (nếu tỉnh) hoặc người thân về loại thức ăn đã ăn, cách chế biến, bảo quản? Thời gian từ khi ăn đến khi có triệu chứng là bao lâu? Người bệnh có nôn mửa, đau bụng, mót rặn không?
  • Tính chất phân: phân lỏng, có máu, thối.
  • Số lần, số lượng, màu sắc và tính chất của chất nôn. Có nước tiểu hay không?
  • Có kèm theo sốt không? Mạch, huyết áp, nhiệt độ như thế nào?
  • Dấu hiệu khát nước, độ chun giãn da. Tình trạng ý thức.
  • Khai thác yếu tố dịch tễ.
  • Thực hiện và tham khảo kết quả xét nghiệm. 
  • Chẩn đoán chăm sóc
  • Nguy cơ chất độc từ thực phẩm vào máu.
  • Rối loạn nước, điện giải do nôn và tiêu chảy.
  • Suy tuần hoàn do giảm thể tích tuần hoàn hoặc do độc tố. Suy thận cấp do urê máu tăng.
  • Thiếu kiến thức về bệnh.
  • Thực hiện chăm sóc
  • Thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm ngăn chặn chất độc vào máu: gây nôn, dùng than hoạt tính, dùng thuốc nhuận tràng, theo dõi các rối loạn tiêu hóa.
  • Thực hiện các biện pháp chăm sóc chống mất nước và điện giải cho người bệnh.
  • Khắc phục tình trạng sốc với dụng cụ đo áp lực tim mạch trung tâm, dụng cụ truyền tĩnh mạch.
  • Chăm sóc người bệnh với chế độ ăn uống phù hợp.
  • Giáo dục sức khỏe.
  1. Đánh giá kết quả chăm sóc gồm diễn biến tốt và xấu

Chăm sóc người bệnh ngộ độc thuốc ngủ – an thần

  1.  Nhận định chăm sóc
  • Tình trạng hô hấp: Quan sát da, móng tay, móng chân có tím không; đếm nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tăng tiết; nếu suy hô hấp phải dẫn lưu hô hấp.
  • Tình trạng tuần hoàn: Mạch và huyết áp.
  • Tình trạng ngộ độc: Thuốc, số lượng, thời gian, lý do ngộ độc.
  • Tình trạng chung: Nhiệt độ, nước tiểu, ý thức và vận động.
  • Chẩn đoán chăm sóc
  • Suy hô hấp do ức chế trung tâm hô hấp.
  • Suy tuần hoàn do ức chế trung tâm vận mạch.
  • Hôn mê do ức chế thần kinh trung ương.
  • Lập kế hoạch chăm sóc
  • Đảm bảo thông khí, duy trì tuần hoàn.
  • Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Thực hiện y lệnh.
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
  • Chăm sóc hệ thống các cơ quan và môi trường.
  • Giáo dục sức khỏe.
  • Thực hiện chăm sóc
  • Cho người bệnh ở tư thế nằm thoải mái, đặt canuyn tránh tụt lưỡi.
  • Bóp bóng ambu nếu ngưng thở hoặc thở chậm.
  • Thở oxy, hút đờm dãi, theo dõi tình trạng hô hấp.
  • Đo huyết áp, mạch, rửa dạ dày đúng phương pháp đến khi nước trong.
  • Xét nghiệm, cho uống thuốc và theo dõi dấu hiệu sinh tồn qua mạch, HA, nhịp thở, nhiệt độ, nước tiểu, CVP.
  • Vệ sinh răng miệng, mũi, da.
  • Cung cấp chế độ ăn lỏng qua ống thông.
  • Ngăn ngừa và phát hiện bội nhiễm.
  • An ủi, động viên người bệnh.
  • Đánh giá kết quả chăm sóc

Chăm sóc người bệnh thở máy

  • Các vấn đề theo dõi
  • Theo dõi hoạt động máy thở: Nguồn cấp năng lượng (điện, khí), áp lực đường thở, tần số thở, ống nội khí quản, hệ thống văn một chiều,…
  • Theo dõi bệnh nhân: Thở theo máy hay chống máy, thông số huyết động, các dấu hiệu huyết áp động mạch – tĩnh mạch trung ương, tần số tim, lưu lượng nước tiểu từng giờ, thông số SpO2, dấu hiệu hô hấp,…
  • Thực hiện các y lệnh xét nghiệm
  • Xét nghiệm khí máu PaO2, PaCO2, pH, HCO3-.
  • Điện giải máu.
  • Xét nghiệm vi khuẩn: Cấy vi khuẩn ở bệnh nhân có đặt nội khí quản và thở máy > 24 giờ.
  • Chụp X-quang ngực.
  • Chăm sóc bảo vệ phổi
  • Làm ấm và ẩm khí thở vào.
  • Hút đờm khí quản.
  • Vật lý trị liệu dự phòng và điều trị các biến chứng ứ đọng đờm dãi gây ra thông qua xoa bóp, vỗ rung lồng ngực, kích thích ho, dẫn lưu tư thế, tập thở.
  • Cung cấp dinh dưỡng
  • Cho bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày, mở thông dạ dày, hỗng tràng nếu cần.
  • Có thể phối hợp nuôi dưỡng đường tiêu hóa và đường tĩnh mạch.
  • Chăm sóc toàn diện
  • Vệ sinh, chống nhiễm khuẩn.
  • Chống loét.

Chăm sóc người bệnh ngộ độc cấp thuốc trừ sâu

  • Nhận định chăm sóc
  • Tình trạng tuần hoàn: Đo HA, đếm mạch.
  • Tình trạng hô hấp: Quan sát màu sắc da, móng tay – chân, đếm nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tăng tiết, quan sát cánh mũi, cơ hô hấp phụ. Các dấu hiệu khác như lượng nước tiểu, kích thước đồng tử, thân nhiệt.
  • Tình trạng ngộ độc: Hỏi người nhà hoặc người bệnh về ngộ độc thuốc gì, số lượng, thời gian, lý do, xử trí trước khi nhập viện.
  • Các vấn đề khác: Hoàn cảnh gia đình, tiền sử bệnh tật.
  • Chẩn đoán chăm sóc
  • Suy hô hấp cấp do tác dụng của độc chất.
  • Suy tuần hoàn do tác dụng của độc chất.
  • Co giật do tác dụng của độc chất.
  • Hôn mê do suy hô hấp và tuần hoàn.
  • Lập kế hoạch chăm sóc
  • Bảo đảm hô hấp, duy trì tuần hoàn.
  • Nuôi dưỡng, theo dõi biến chứng.
  • Giáo dục sức khỏe.
  • Thực hiện chăm sóc
  • Đặt người bệnh tư thế nằm nghiêng an toàn, đặc canyon phòng tụt lưỡi.
  • Thở oxy, đặt nội khí quản.
  • Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, móng tay chân, niêm mạc.
  • Hút đờm dãi nếu tăng tiết.
  • Theo dõi mạch, huyết áp, phụ bác sĩ đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.
  • Rửa dạ dày tối đa 10 lít nước, than hoạt tính 20 – 50g pha với 50ml nước.
  • Tiêm Atropin theo y lệnh.
  • Đặt sonde tiểu, sonde dạ dày, làm các xét nghiệm.
  • Vệ sinh chống loét, theo dõi biến chứng.
  • Phân tích người bệnh hiểu tác dụng thuốc độc, động viên họ chữa trị.
  • Đánh giá kết quả chăm sóc

Trên đây là toàn bộ quy trình chăm sóc Điều dưỡng cấp cứu với từng tình trạng bệnh nhân. Qua đó cho thấy, để trở thành Điều dưỡng cấp cứu chuyên môn cao đòi hỏi người học thành thạo nhiều kỹ năng – kỹ thuật hành nghề từ cơ bản đến chuyên sâu. Vì vậy, yêu cầu của người làm công tác Điều dưỡng cấp cứu luôn khá khắt khe.

Yêu cầu của người làm Điều dưỡng cấp cứu

Điều dưỡng nói chung và Điều dưỡng viên cấp cứu nói riêng để thực hiện tốt công việc cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:

  • Đủ trình độ chuyên môn, bằng cấp Điều dưỡng hệ Cao đẳng – Đại học.
  • Yêu nghề, đam mê với nghề.
  • Có tính siêng năng, cần mẫn. Đức tính này giúp Điều dưỡng viên gắn bó lâu dài và vượt qua những khó khăn thử thách công việc.
  • Chịu áp lực công việc tốt, tinh thần thép, bản lĩnh khi phải đối mặt với nhiều ca bệnh nặng và nguy hiểm.
  • Tư duy nhạy bén, linh hoạt khi cần phải thực hiện nhiều kỹ thuật y tế hay đưa ra các quyết định nhanh chóng.

Đáp ứng các yêu cầu trên sẽ giúp bạn trở thành một Điều dưỡng cấp cứu giỏi, thành thạo kỹ năng nghiệp vụ. Trong đó, trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, việc học ở đâu đảm bảo chất lượng người lao động là vấn đề các em cần đặc biệt lưu tâm.

Học Điều dưỡng cấp cứu ở đâu?

Điều dưỡng cấp cứu giỏi có thể học ở các tổ chức đào tạo trong nội bộ cơ sở Y tế hoặc các khóa học chuyên môn bên ngoài. Sau khi sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, có bằng Đại học, Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM được phép học tiếp lĩnh vực này.

Để đảm bảo có nền tảng căn bản tốt và quá trình học Điều dưỡng cấp cứu thuận lợi các em có thể tham khảo ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (CBK). Đây là đơn vị được đánh giá cao về chất lượng giáo dục và tỷ lệ việc làm của sinh viên ở khu vực phía Nam. 

Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch được đánh giá cao về chất lượng giáo dục và tỷ lệ việc làm

Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch được đánh giá cao về chất lượng giáo dục và tỷ lệ việc làm

Điều dưỡng tại CBK yêu cầu sinh viên học trong vòng 3 năm. Chương trình đào tạo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Sinh viên được học các môn đại cương, Điều dưỡng cơ bản trong năm nhất. Từ năm hai trở đi các em tham gia học lý thuyết xen kẽ thực hành, năm ba học và thực tập sớm tại hệ thống bệnh viện liên kết với trường để sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm chuyên môn thực tiễn. Đây là yếu tố quan trọng giúp tỷ lệ việc làm của CBKers sau khi ra trường luôn ở mức cao và ổn định với trên 98%.

Tốt nghiệp Cử nhân Cao đẳng Điều dưỡng Chính quy tại đơn vị bạn sẽ đủ điều kiện liên thông Đại học ngành Điều dưỡng hoặc Y đa khoa làm bác sĩ. 

Vì vậy, ngay từ bây giờ nếu các em thực sự đam mê ngành thì hãy đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website nhà trường. Bạn sẽ trở thành một trong những tân sinh viên sớm nhất tại CBK và được miễn giảm đến 100% học phí.

Như vậy, bài viết đã giúp các em nắm được các thông tin liên quan đến Điều dưỡng cấp cứu. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về lĩnh vực và có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với tiềm năng việc làm hiện nay. 

Liên hệ hotline: 0899 955 990 – 0969 955 990 nếu có nhu cầu học Điều dưỡng tại Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Khối A01 học Điều dưỡng được không? Học trường nào tốt nhất? Khối A01 học Điều dưỡng được không? Nên học trường nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh khối A01 đang có dự định theo học ngành Điều dưỡng. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Khối A01 học Điều dưỡng được […] Điều dưỡng khối C00 thi được không? Xét tuyển hình thức nào? Điều dưỡng khối C00 thi được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh và phụ huynh vào mỗi mùa tuyển sinh. Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống y tế Việt Nam Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống Y tế Việt Nam? Tìm hiểu thứ hạng Điều dưỡng và thay đổi chính sách mới cấp bậc Điều dưỡng. Vai trò của Điều dưỡng là gì? Thực hiện tốt vai trò Điều dưỡng? . Vai trò của Điều dưỡng là gì? Điều dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chăm sóc, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân. Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng công việc tốt hơn? Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi chức năng để phát triển trong tương lai? Bởi đây là hai ngành học tiềm năng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có mục đích và quan trọng thế nào? chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới. Điều dưỡng khối D01 học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào? Điều dưỡng thi khối D01 được không? Cùng tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên để có định hướng tốt nhất trong tương lai. Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Học chuyển đổi Y sĩ đang Điều dưỡng có thể phát triển trong tương lai. Vậy chương trình học này như thế nào? Điều dưỡng đa khoa là gì? Kiến thức Điều dưỡng đa khoa chi tiết Điều dưỡng đa khoa là gì là vấn đề được rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu bởi là ngành học tiềm năng hiện nay.