Vào ngày 13/08/2021, Bộ Y tế ban hành Thông tư 08/2021/TT-BYT quy định về 7 nguyên tắc đạo đức hành nghề dược. Vậy, đó là những nguyên tắc nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về đạo đức hành nghề dược
Đạo đức hành nghề dược là quy tắc quan trọng mà bất cứ người Dược sĩ nào cũng cần ghi nhớ và tuân thủ khi hành nghề.
Nguyên tắc đạo đức hành nghề dược là gì?
Nguyên tắc đạo đức hành nghề dược là quy tắc và tiêu chuẩn mà các Dược sĩ cần tuân thủ trong quá trình hành nghề. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn, công bằng cho người bệnh cũng như bảo vệ sự uy tín và danh dự của nghề dược. Nhờ các nguyên tắc đạo đức này, Dược sĩ có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc sức của khỏe bệnh nhân.
Giáo trình Đạo đức hành nghề dược
Giáo trình Đạo đức hành nghề dược và 12 điều y đức của ngành Dược sẽ giúp sinh viên hiểu rõ các nguyên tắc, quy định và giá trị đạo đức khi hành nghề. Mục đích xây dựng giáo trình là để cung cấp kiến thức cơ bản và những tình huống thực tế giúp sinh viên hiểu rõ các nguyên tắc đạo đức để thực hiện trong quá trình hành nghề. Về cơ bản, một giáo trình Đạo đức hành nghề dược sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu về khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của đạo đức trong ngành dược;
- Nguyên tắc cơ bản của đạo đức hành nghề dược;
- Nguyên tắc đạo đức trong mối quan hệ với bệnh nhân;
- Nguyên tắc đạo đức trong mối quan hệ với đồng nghiệp và cộng đồng;
- Cập nhật kiến thức mới, các nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác nghiên cứu và thực hành;
- Các tình huống đạo đức trong hành nghề dược;
- Xử lý và kỷ luật các vi phạm đạo đức trong ngành dược;
- Nguyên tắc đạo đức trong môi trường làm việc.
7 nguyên tắc đạo đức hành nghề dược
Dưới đây là 7 nguyên tắc đạo đức hành nghề dược để các bạn có thể tham khảo:
7 nguyên tắc đạo đức hành nghề dược
-
Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến hành nghề dược
- Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật, hiến pháp thì phải luôn tuân thủ Luật Dược cũng như các văn bản pháp luật có liên quan;
- Tuyệt đối tuân thủ các quy định của nguyên tắc đạo đức hành nghề dược. Đồng thời, tuân thủ các điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp hành nghề dược mà người hành nghề dược là thành viên.
-
Rèn luyện và tu dưỡng bản thân
- Luôn cố gắng nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc, lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với nghề và với người sử dụng thuốc. Đồng thời, luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử của bản thân;
- Tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn; luôn cập nhật những tiến bộ khoa học – công nghệ, tích cực tham gia nghiên cứu, phát huy sáng kiến để phục vụ đắc lực cho công tác chăm sóc sức khỏe của cộng đồng;
- Không ngại vượt khó khăn, gian khổ để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mọi người;
- Luôn tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng như các tệ nạn xã hội.
-
Trách nhiệm nghề nghiệp
- Không được làm tổn hại đến uy tín, danh dự của người hành nghề dược cũng như hình ảnh người cán bộ, công chức, nhân viên y tế. Luôn phải coi trọng và giữ gìn uy tín nghề nghiệp;
- Chấp hành những quy định chuyên môn về dược một cách nghiêm chỉnh. Không được mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật bằng cách lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp;
- Có trách nhiệm hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc sao cho tiết kiệm, an toàn, hợp lý và hiệu quả nhất; tích cực tuyên truyền kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phòng chống dịch bệnh;
- Luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người bệnh, người được hưởng chính sách xã hội, người sử dụng thuốc;
+ Đối xử với các bệnh nhân bình đẳng, công bằng như nhau; không kỳ thị, phân biệt đối xử hay có thái độ ban ơn, gây phiền hà cho người bệnh;
+ Luôn trung thực khi thanh toán các chi phí cho người bệnh, không được giao cho bệnh nhân những thuốc kém chất lượng hoặc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh của họ.
- Nếu mắc lỗi trong khi hành nghề thì phải tự giác nhận trách nhiệm và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu có;
- Sử dụng trang phục lịch sự, thái độ niềm nở, tận tình, ứng xử văn minh khi hành nghề.
-
Bảo mật thông tin người bệnh
- Tôn trọng và giữ kín các bí mật liên quan đến bệnh tật và đời tư của người bệnh;
- Trong trường hợp người bệnh đồng ý hoặc được pháp luật cho phép thì được phép công bố thông tin đời tư và sức khỏe của bệnh nhân.
-
Quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người hành nghề dược
- Luôn kính trọng các bậc thầy trong ngành, tôn trọng, đoàn kết, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp cũng như bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp;
- Không được thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, giành lợi thế trong hành nghề với đồng nghiệp bằng các hành vi trái đạo đức, đe dọa, gây áp lực,…
- Luôn đồng hành, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động hành nghề, kiên quyết không để đồng nghiệp có hành vi sai trái trong hoạt động kinh doanh dược trên cơ sở tôn trọng;
- Đối với các đồng nghiệp mới, có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ
- Luôn tự nguyện, hăng hái tham gia vào vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội để góp phần vào sự phát triển chung của ngành dược.
-
Quan hệ với người thực hành chuyên môn về dược
- Luôn ý thức trách nhiệm và tận tâm hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp cho người thực hành chuyên môn về dược;
- Tuyệt đối không được thực hiện những việc như sau:
+ Kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người thực hành chuyên môn về dược;
+ Yêu cầu, đòi hỏi lợi ích vật chất, tinh thần từ người thực hành chuyên môn về dược;
+ Lợi dụng tư cách là người hướng dẫn để đạt những lợi ích cho cá nhân bằng cách buộc người thực hành chuyên môn về dược phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc buộc họ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
-
Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
- Trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa thì phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp tác chặt chẽ để bảo đảm cung ứng và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả;
- Luôn tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước để bài trừ các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
Vì sao phải thực hiện nguyên tắc đạo đức hành nghề dược?
Việc thực hiện nguyên tắc đạo đức hành nghề dược không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân người thực hiện mà còn cho bệnh nhân, xã hội và toàn ngành dược. Cụ thể như sau:
Vì sao phải thực hiện nguyên tắc đạo đức hành nghề dược?
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bệnh nhân, giảm thiểu các sai sót trong quá trình điều trị;
- Xây dựng uy tín, tăng cường lòng tin của người dân vào ngành dược, đẩy mạnh phong trào chống gian lận;
- Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi, sự tự quyết của bệnh nhân;
- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo tính công bằng và đạo đức trong công việc;
- Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế và nghiên cứu khoa học;
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tránh được các hành vi vi phạm có thể xảy ra;
- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển bền vững của ngành dược;
- Xây dựng được uy tín cá nhân để tạo cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong tương lai.
Lưu ý khi thực hiện nguyên tắc đạo đức hành nghề dược
Khi thực hiện nguyên tắc đạo đức hành nghề dược, Dược sĩ cần lưu ý một số điểm sau:
- Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong quá trình chăm sóc bệnh nhân;
- Đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn, chuyên nghiệp, chính xác và tận tâm;
- Luôn bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân và đặt lợi ích của họ lên hàng đầu;
- Tôn trọng quyền tự quyết của bệnh nhân;
- Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý, đạo đức trong nghề và bảo mật thông tin của người bệnh;
- Chú trọng sự công bằng và tôn trọng trong đối xử với tất cả bệnh nhân;
- Góp phần xây dựng hình ảnh tích cực và phát triển ngành dược.
Một số câu hỏi trắc nghiệm đạo đức hành nghề dược
Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm về đạo đức hành nghề dược mà các bạn có thể tham khảo và sử dụng làm tư liệu học tập:
Câu 1: Đối với cán bộ y tế cần có hệ thống đạo đức chuyên nghiệp bởi các lý do
sau đây, NGOẠI TRỪ
- Hệ thống các chuẩn mực đạo đức sẽ giúp cho các quá trình ra quyết
định có hiệu quả hơn
@B. Các cán bộ y tế đôi khi có thể cần những hướng dẫn nhằm định hướng
cho hành động chuyên môn của họ
- Có sự xung đột trong hành nghề dược: giữa nhu cầu cung cấp những
lời khuyên cho bệnh nhân với những thực hành thường nhật
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Y Tế có thể tạo nên các mẫu mực mà
khách hàng có thể tìm thấy ở các đồng nghiệp của họ
Câu 2: Quyền tự chủ là
- Quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân và đem lại lợi ích lớn nhất cho bệnh
nhân hiện tại và trong tương lai
- Quyền được đưa ra quyết định dựa trên sự thu nhận thông tin, hiểu
biết kiến thức một cách đầy đủ và đủ năng lực tự chịu trách nhiệm
@C. Quyền được bảo mật mọi thông tin cá nhân và y khoa trong suốt
quá trình chăm sóc, kể cả khi bệnh nhân đã chết
- Quyền được nhận đầy đủ thông tin để họ lựa chọn phương pháp nào
có lợi nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng
- Y đức là sự phản ánh đòi hỏi của xã hội với các thầy thuốc
- Y đức là sự thể hiện tính nhân đạo trong hành nghề y
- Y đức là một trong những lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp hình thành
sớm nhất trong lịch sử nhân loại
@D. Y đức là lòng trắc ẩn thương yêu bệnh nhân
Câu 4: Văn bản nào sau đây không liên quan đến đạo đức y học
- Luật bảo hiểm y tế
- Luật Dược
@C. Luật cán bộ, công thức
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân
Câu 5: “Tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lí nhà nước, kiên quyết đấu tranh
với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp” là điều dược đức
- 3
- 4
- 10
@D. Tất cả đều sai
Câu 6: Có ……. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay
- 3
- 5
- 6
@D. 8
Câu 7: Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong quan hệ với bản thân là giáo
dục các đức tính sau đây, NGOẠI TRỪ
- Khiêm tốn
@B. Liêm khiết
- Trung thực, ngay thẳng
- Dũng cảm
Câu 8: Văn bản quốc tế đầu tiên về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có sử
dụng con người
- Tuyên ngôn Helsinki
@B. Điều lệ Nuremberg
- Tuyên bố “Quyền con người” của Liên Hợp Quốc
- “Thực hành y học tốt” của Hội đồng y học đa khoa của Anh
Câu 9: Hội Y học Thế giới đã ra khuyến nghị về “Giải pháp kết hợp Đạo Đức y
học và Quyền con người vào chương trình đào tạo của các trường Y trên
toàn thế giới” vào năm……
@A. 1999
- 1989
- 2005
- 2008
Câu 10: Theo khổng tử thì tiêu chuẩn cơ bản của phẩm chất đạo đức là
- Lễ hoại, nhạc băng
- Nhân chi sơ, tính bổn thiện
@C. Nhân, Trí, Dũng
- Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về 7 nguyên tắc đạo đức hành nghề dược mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp. Hy vọng các bạn đã nắm rõ toàn bộ nguyên tắc để ghi nhớ và tuân thủ trong suốt quá trình làm việc và phát triển sự nghiệp.