Danh mục nghề độc hại nguy hiểm ngành y tế dựa tiêu chí nào?

Danh mục nghề độc hại nguy hiểm ngành y tế dựa tiêu chí nào?

12/05/2025

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Danh mục nghề độc hại nguy hiểm ngành y tế là cơ sở quan trọng để xác định chế độ chính sách, bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Dưới đây là cập nhật danh mục nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế mới nhất để các bạn có thể tham khảo và nắm được.

Danh mục nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế là gì?

Danh mục nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Danh mục này phân loại các nghề, công việc theo mức độ độc hại, nguy hiểm, từ loại VI (đặc biệt nguy hiểm) đến loại I (ít nguy hiểm).

Các tiêu chí xác định nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế

Việc xác định nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong ngành y tế được căn cứ trên một số tiêu chí chính theo quy định của Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH và các văn bản liên quan. Cụ thể như sau:

Các tiêu chí xác định nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế

Các tiêu chí xác định nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế

Mức độ tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, độc hại

  • Tiếp xúc với dung môi hữu cơ, chất độc bảng A, B, thuốc phóng xạ, thuốc hướng thần, gây nghiện,…
  • Thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh, vi khuẩn, virus nguy hiểm như lao, HIV, viêm gan B, C,…
  • Vận hành thiết bị X-quang, máy CT, xạ trị,…
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, rác y tế có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tính chất và mức độ nặng nhọc của công việc

  • Tần suất lao động cao, cường độ công việc liên tục, không có thời gian nghỉ hợp lý;
  • Làm việc ở tư thế không thuận lợi như đứng suốt ca, ngồi cúi người lâu, mang vác nặng,…
  • Công việc căng thẳng thần kinh kéo dài như chăm sóc bệnh nhân tâm thần, truyền nhiễm, hoặc làm việc ở khu vực cách ly;

Nguy cơ tai nạn lao động hoặc rủi ro nghề nghiệp cao

  • Có khả năng gây tai nạn lao động nghiêm trọng nếu có sơ suất như tiếp xúc với thiết bị phóng xạ, chất cháy nổ hoặc chất độc;
  •  
  • Nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

Điều kiện làm việc đặc biệt khó khăn, khắc nghiệt

  • Làm việc trong môi trường kín, nóng, ẩm, thiếu thông gió, dễ gây ngạt hoặc ngộ độc;
  • Làm việc vào ban đêm, trực liên tục, hoặc ở khu vực vùng sâu, vùng xa, điều kiện y tế hạn chế.

Không thể cải thiện điều kiện lao động hoàn toàn bằng biện pháp kỹ thuật

  • Dù đã áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động, thiết bị kỹ thuật nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn yếu tố nguy hiểm/độc hại.

Danh mục nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế

Dưới đây là Danh mục nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH và được bổ sung tại Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH:

TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI
1 Trực tiếp khám, điều trị, phục vụ người nhiễm HIV, AIDS. Công việc rất nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao bệnh không có khả năng cứu chữa, căng thẳng bệnh nhân thần kinh tâm lý.
2 Giải phẫu bệnh lý đại thể,liệm xác, ướp xác, khám nghiệm tử thi, vệ sinh nhà xác. Thường xuyên tiếp xúc với xác chết, các vi khuẩn có hại và các hóa chất độc, căng thẳng thần kinh tâm lý. Thường xuyên tiếp xúc với các phủ tạng nhiễm bệnh, hôi thối và các hóa chất độc.
  Điều kiện lao động loại V
1 Giải phẫu bệnh lý vi thể, chuyên trách kiểm nghiệm độc chất pháp y. Thường xuyên tiếp xúc với các phủ tạng nhiễm bệnh, hôi thối và các hóa chất độc.
2 Đứng máy, phụ máy, chuyên sửa chữa, kiểm chuẩn, vận hành máy: chiếu xạ, X- quang, MRI, CT-Scanner, PET CT, số hóa xóa nền (DSA can thiệp nội khoa), máy C-Arm, xạ trị gia tốc tuyến tính, máy cobalt, sử dụng kim radium, các chất phóng xạ khác để điều trị và chẩn đoán bệnh. Tiếp xúc với bức xạ ion hoá vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều và các nguồn lây nhiễm.
3 Chuyên sửa chữa kiểm chuẩn máy hút đờm, mủ. Thường xuyên tiếp xúc với chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.
4 Trực tiếp khám, điều trị, xét nghiệm và phục vụ bệnh nhân phong, tâm thần, lao và các bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên làm việc ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.
5 Mổ, phụ mổ, gây mê, hồi sức, chuyên cấp cứu; theo dõi hồi sức sau mổ, trực tiếp khám, điều trị, phục vụ trẻ sơ sinh bệnh lý. Công việc nặng nhọc, rất căng thẳng thần kinh tâm lý, làm việc không kể ngày đêm.
6 Trực tiếp khám, điều trị phục vụ, chăm sóc bệnh nhân ung thư, bỏng, xuất huyết não, liệt, chấn thương cột sống, sọ não, trẻ em bại não, bệnh nhân lão khoa giai đoạn cuối đời, bệnh nhân sa sút trí tuệ, loét tì đè độ III-IV, bệnh nhân khoa chống độc, bệnh nhân nặng ở các khoa lâm sàng. Công việc nặng nhọc, rất căng thẳng thần kinh tâm lý, làm việc không kể ngày đêm, phải theo dõi bệnh nhân thường xuyên, liên tục, vận hành, sử dụng nhiều loại máy, thiết bị.
7 Chuyên xét nghiệm bệnh tối nguy hiểm (dịch tả, dịch hạch, viêm gan, viêm não, HIV và các bệnh lạ nguy hiểm khác). Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh tối nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao.
8 Diệt chuột, côn trùng và vi khuẩn gây bệnh. Thường xuyên tiếp xúc với ổ bệnh, dịch nguy hiểm và hóa chất độc mạnh.
9 Trực tiếp thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế nguy hại, các bộ phận cắt, lọc của cơ thể. Vận hành hệ thống xử lý nước thải, chất thải và nạo vét cống rãnh trong bệnh viện. Công việc thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với chất thải y tế và nguồn lây nhiễm cao. Nơi làm việc hôi thối, chịu tác động của ồn và các hóa chất (NaOH, H2SO4, H2S). Công việc không cố định; tiếp xúc bụi bẩn, ẩm ướt, nấm mốc vi sinh.
10 Giặt, xử lý quần áo bệnh nhân bằng tay. Công việc nặng nhọc, ẩm ướt; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa và các chất bẩn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
11 Sản xuất cao thuốc phiện và các dẫn xuất từ cao thuốc phiện. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn, bụi dược liệu và các bụi hữu cơ khác, tâm lý căng thẳng trong ca làm việc. Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, các hóa chất độc.
12 Sản xuất Ete. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của dung môi và các hóa chất độc hại.
13 Sản xuất các sản phẩm hóa dược có sử dụng dung môi hữu cơ. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của các dung môi và các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.
14 Sản xuất nguyên liệu kháng sinh. Công việc chịu tác động của các hóa chất, dung môi và nồng độ cao của kháng sinh nguyên liệu, dễ gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe
15 Sản xuất Artemisinin và các dẫn xuất. Công việc chịu tác động của các hóa chất, dung môi và nồng độ cao của nguyên liệu bào chế thuốc phòng chống sốt rét, dễ gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
16 Chuyên bào chế sản xuất thuốc độc bảng A, B. Sản xuất và chế thử các loại thuốc độc mạnh như: thuốc phiện Morfin, camphor tổng hợp, Terpin Hydrat, chiết xuất mã tiền, cà độc dược và các loại thuốc độc bảng A. Công việc chịu tác động của các hóa chất, dung môi và nồng độ cao của các thuốc và hóa chất độc, dễ gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
17 Chuyên xay, rây, pha chế các loại thuốc: Kháng sinh, hoocmon, hướng tâm thần, gây nghiện, thuốc sốt rét. Công việc chịu tác động của các hóa chất, dung môi và nồng độ cao của nguyên liệu bào chế, dễ gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
18 Sản xuất bột thạch cao (đập đá, sắp đá vào lò, đốt lò, ra lò, xay, đóng hộp) và sản xuất khuôn chì Công việc thủ công nặng nhọc; chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, bụi silic, khí CO, CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép.
  Điều kiện lao động loại IV
1 Làm việc trong các cơ sở điều trị bệnh nhân phong, lao, tâm thần. Thường xuyên làm việc trong môi trường lây bệnh nguy cơ lây nhiễm cao.
2 Trực tiếp khám, điều trị, phục vụ bệnh nhân da liễu, hoa liễu, viêm tắc mạch chi, trĩ, ngoại, tiết niệu, hậu môn nhân tạo, nội soi. Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lở loét, hôi thối, nguy cơ lây nhiễm cao.
3 Đỡ đẻ, khám, điều trị các bệnh phụ khoa, công việc hỗ trợ sinh sản Công việc nặng nhọc, giải quyết nhiều công việc phức tạp, môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, căng thẳng thần kinh tâm lý
4 Rửa tráng phim X quang. Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với hóa chất độc
5 Xoa bóp, day bấm huyệt, vận động trị liệu, kéo nắn xương, bó bột. Dùng các máy cao tần, vi sóng điều trị bệnh. Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý.
6 Hộ lý làm việc tại các cơ sở y tế, điều trị. Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với các chất thải của bệnh nhân và vi sinh vật gây bệnh.
7 Rửa, sấy, hấp tiệt trùng, tiêu huỷ các dụng cụ, bệnh phẩm, chai lọ thí nghiệm, đựng thuốc, vaccin, huyết thanh, chế phẩm sinh học. Nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất và các chất thải bẩn thỉu, dễ lây nhiễm bệnh, hóa chất tẩy rửa (NaOH), các hóa chất độc khác và các nguồn lây nhiễm.
8 Điều tra côn trùng y học (bọ chét, ve, mò, mạt, muỗi truyền sốt rét, giun chỉ, sốt xuất huyết, viêm não); điều tra, giám sát và chống dịch. Công việc nguy hiểm, thường xuyên lưu động ở các vùng rừng, núi, biên giới, hải đảo, nguy cơ nhiễm bệnh cao.
9 Kiểm dịch nơi biên giới, hải cảng. Thường xuyên lưu động trên biển, các vùng biên giới, hải đảo, tiếp xúc với hóa chất độc và vi sinh vật gây bệnh.
10 Nghiên cứu hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh cho người. Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc mạnh, có nguy cơ ảnh hưởng trên người.
11 Nghiên cứu, sản xuất, chế biến các loại vacxin và huyết thanh phòng, chữa bệnh. Làm việc trong phòng kín, kém thông thoáng, tiếp xúc với hóa chất độc và súc vật bị nhiễm bệnh, dễ bị lây nhiễm.
12 Công việc xét nghiệm vi sinh vật, sinh hóa, huyết học. Xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm: Kiểm nghiệm độc tố vi nấm, độc tố tự nhiên, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, tồn dư kháng sinh, hormon, kim loại nặng, chỉ tiêu hóa lý, phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hóa chất độc và các vi sinh vật gây bệnh, dễ bị lây nhiễm, các máy thiết bị khí nén, ồn, có nguy cơ cháy nổ. Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố vi sinh, độc tố tự nhiên, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, …có nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong phòng xét nghiệm, thí nghiệm như acetyl nitrit, pyridine, hexan,,… nguy cơ gây ung thư, đột biến gen. Làm việc với các máy có nguy cơ, áp suất, hóa chất sử dụng trong quá trình xét nghiệm
13 Giữ giống, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng. Thường xuyên tiếp xúc với mẫu máu, phân súc vật bị nhiễm bệnh, khả năng lây nhiễm bệnh cao
14 Công việc phục vụ chạy thận nhân tạo và nội soi. Tư thế lao động gò bó, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với bệnh phẩm bị bệnh.
15 Trực tiếp khám, điều trị, phục vụ bệnh nhân ở các khoa (phòng) khám bệnh, cấp cúu của bệnh viện. Làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao; căng thẳng thần kinh tâm lý.
16 Sửa chữa máy, thiết bị y tế tại buồng bệnh và trong phòng thí nghiệm. Công việc vất vả, tư thế lao động gò bó; thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hóa chất và môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm cao.
17 Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dược liệu Công việc nặng nhọc, phải đi lại nhiều, thường xuyên lưu động các vùng rừng, núi.
18 Chuyên xông sấy dược liệu bằng phốt pho kẽm và lưu huỳnh Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc nồng độ cao.
19 Nghiên cứu dược liệu, xét nghiệm dược lý, hoá thực vật, đông dược, dược động học trong điều trị bệnh. Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, các hóa chất độc và các động vật bị nhiễm bệnh
20 Trực tiếp sao tẩm, tán, rây, xay, nhào trộn dược liệu thủ công và bán thủ công tại các bệnh viện y học dân tộc. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi dược liệu.
21 Sản xuất chất hấp thụ silicagel, ống chuẩn độ (dung dịch mẹ) để phân tích sắc ký. Thường xuyên tiếp xúc với axit đậm đặc (H2SO4, HCl, HNO3…) rất độc và nguy hiểm.
22 Lấy mẫu, phân tích, đánh giá các yếu tố có hại về vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường thuộc hệ dự phòng, vệ sinh phòng dịch. Chịu tác động của các yếu tố độc hại, nguy hiểm của môi trường lao động.
23 Sản xuất chỉ phẫu thuật tự tiêu. Chịu tác động của nóng và các loại hóa chất độc.
24 Chế biến, pha trộn, cán, ép, ly tâm, lưu hoá cao su để sản xuất dụng cụ y tế (điều khiển máy nhúng và tạo hình trong sản xuất condom, găng cao su, thu gom, lột găng cao su, lưu hoá sản phẩm cao su) Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc, nhiệt độ cao, mùi vị khó chịu. Thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn bụi và hóa chất độc.
25 Thủ kho sang chai, đóng gói lẻ hóa chất kiêm bảo quản Lao động thể lực, tiếp xúc với nóng, ồn hơi hóa chất, dược liệu độc hóa chất độc.
26 Chăn nuôi động vật thí nghiệm để phục vụ cho y học và sản xuất vacxin. Thường xuyên tiếp xúc với chất thải của động vật và nguồn lây bệnh.
27 Sắc thuốc tập trung bằng phương pháp thủ công. Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của nóng, CO và CO2.
28 Sản xuất các sản phẩm hóa dược ở các khâu sử dụng axit vô cơ mạnh, kiềm mạnh, cồn, tinh dầu thông. Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, các hóa chất độc.
29 Nuôi và lấy nọc rắn độc. Thường xuyên tiếp xúc với rắn độc, căng thẳng thần kinh tâm lý, nguy cơ sai sót rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng,
30 Sản xuất Cloralhydrat và cloramin. Công việc tiếp xúc với hơi hóa chất diệt khuẩn tinh chất, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
31 Hòa tan, cô, vớt, vẩy, rửa, sấy, xay, rây, đóng gói hở các sản phẩm hóa dược. Công việc nặng nhọc, tâm lý căng thẳng trong ca làm việc. Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, các hóa chất độc.
32 Chiết xuất, tinh chế các hoạt chất từ dược liệu. Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, các hóa chất độc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
33 Chuyên nấu cao thảo mộc, cao động vật. Công việc ca kíp, tiếp xúc với nóng, hơi thuốc, hơi dung môi sử dụng trong chiết xuất dược liệu và cao động vật.
34 Băm, chặt, sao, tẩm, phơi sấy, chảy mốc dược liệu bằng thủ công. Lao động thể lực, tiếp xúc với nóng, ồn hơi hóa chất, dược liệu.
35 Xay, rây, nhào trộn, pha chế các loại dược chất, tá dược, vận hành máy dập và bao viên thuốc. Lao động thể lực, tiếp xúc với nóng, ồn từ máy dập, máy bao, hơi hóa chất, dược liệu, hơi tá dược.
36 Pha chế, đóng thuốc dầu nước, cao xoa. Thường xuyên tiếp xúc với hơi dung môi, hóa chất, hơi tinh dầu hóa học và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
37 Pha chế đóng, hàn thuốc tiêm bằng công nghệ chân không; đóng hàn kháng sinh ở dạng bột. Lao động thể lực, tiếp xúc với nóng, ồn từ máy pha khuấy, máy hàn, hơi hóa chất, dược liệu, hơi tá dược và kháng sinh.
38 Sản xuất các loại thuốc từ phủ tạng, thuốc subtilis. Nguy cơ lây nhiễm tác nhân sinh học từ các phủ tạng, tiếp xúc với hóa chất, dung môi trong quá trình sản xuất.
39 Vận hành máy cất nước, bằng phương pháp nhiệt. Công việc thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, tiếng ồn, công việc thủ công căng thẳng kéo dài.
40 Chuyên ủ, kéo, rửa, vẩy ống tiêm bằng thủ công. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu ảnh hưởng của nóng.
41 Chiết xuất và sản xuất thử các sản phẩm hóa dược. Thường xuyên tiếp xúc với hơi dung môi, hóa chất, hơi sản phẩm hóa dược và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
42 Chuyên bốc vác thủ công tại các cơ sở y tế (nguyên liệu, dược liệu, dược phẩm,…) Lao động thể lực, tiếp xúc với nóng, ồn hơi hóa chất, dược liệu.
43 Trực tiếp kiểm nghiệm các sản phẩm hóa dược, dược phẩm, mỹ phẩm, phân tích hóa lý, hóa thực vật, đông dược, dược lý. Kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Căng thẳng thần kinh tâm lý, tiếp xúc thường xuyên với hơi hóa dược, mỹ phẩm
44 Thủ kho kiêm bảo quản nguyên liệu, dược liệu độc A, B Công việc nặng nhọc, tiếp xúc hóa chất độc, nóng và bụi.
45 Giặt, làm sạch, phơi, là ủi quần áo ga giường, chăn, gối, đệm,…của bệnh nhân. Công việc nặng nhọc, ẩm ướt; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa và các chất bẩn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
46 Vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp sản xuất dược và trang thiết bị y tế. Công việc nặng nhọc, môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất có hại

Quyền lợi người lao động làm nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế

Theo quy định trong Bộ luật Lao động 2019, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và các thông tư hướng dẫn, dưới đây là các quyền lợi chính của người lao động làm nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế được hưởng:

Quyền lợi của người lao động làm nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế

Quyền lợi của người lao động làm nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

  • Người lao động được hưởng phụ cấp bằng tiền gọi là phụ cấp độc hại, nguy hiểm hoặc phụ cấp ưu đãi nghề;
  • Mức phụ cấp tùy theo mức độ độc hại/nguy hiểm, thường từ 0,1 đến 1,0 lần mức lương cơ sở;
  • Riêng cán bộ, viên chức ngành y tế làm trong môi trường lây nhiễm cao có thể được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề từ 40% đến 70%.

Giảm thời giờ làm việc

  • Căn cứ tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn, người lao động làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được giảm thời giờ làm việc xuống còn 6 giờ/ngày nhưng vẫn được tính đủ lương 8 giờ.

Nghỉ phép năm nhiều hơn

  • Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người làm nghề độc hại được cộng thêm 2–4 ngày nghỉ phép hàng năm tùy theo mức độ công việc.

Khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp

  • Bắt buộc khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm đối với nghề đặc biệt nặng nhọc có thể là 2 lần/năm;
  • Nếu phát hiện bị bệnh nghề nghiệp thì được điều trị miễn phí, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội liên quan.

Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động

  • Cơ quan, đơn vị phải trang bị đầy đủ: quần áo, khẩu trang, găng tay, kính, máy lọc khí, phòng cách ly,… phù hợp với từng vị trí làm việc;
  • Có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động định kỳ.

Hưởng chế độ hưu trí sớm hoặc trợ cấp mất sức

  • Người lao động làm việc liên tục 15 năm trở lên trong nghề, công việc độc hại, nguy hiểm có thể:
  • Nghỉ hưu sớm (trước tuổi 60 với nam, 55 với nữ);
  • Tính hệ số lương cao hơn khi nghỉ hưu;
  • Hưởng trợ cấp một lần nếu suy giảm khả năng lao động do nghề.

Cách xác định và cập nhật danh mục nghề độc hại ngành y tế

Dưới đây là các bước và nguyên tắc chính về cách xác định và cập nhật danh mục nghề độc hại ngành y tế:

Cách xác định và cập nhật danh mục nghề độc hại ngành y tế

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: Ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH: Cập nhật và sửa đổi, bổ sung danh mục đã nêu;
  • Các căn cứ khác: Luật Lao động 2019, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tiêu chí xác định nghề độc hại, nguy hiểm

  • Để đưa một nghề/công việc vào danh mục, cơ quan chức năng xét đến các yếu tố sau:
  • Công việc căng thẳng thần kinh, đòi hỏi kỹ năng cao, thường xuyên tiếp xúc nguồn bệnh;
  • Môi trường có hóa chất độc, bức xạ, vi sinh vật gây bệnh, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn vượt chuẩn;
  • Dù áp dụng thiết bị bảo hộ nhưng vẫn không loại trừ hết rủi ro;
  • Nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng lâu dài đến thể chất hoặc tinh thần;
  • Thời gian làm việc và tần suất tiếp xúc kéo dài và liên tục.

Quy trình cập nhật danh mục

Việc cập nhật danh mục được thực hiện định kỳ hoặc khi có đề xuất hợp lệ, qua các bước sau:

  • Điều tra, khảo sát thực tế tại cơ sở y tế;
  • Hồ sơ đề xuất cập nhật do cơ quan, đơn vị hoặc sở y tế lập và gửi về Bộ Y tế hoặc Bộ LĐTBXH;
  • Thẩm định, phân tích môi trường làm việc và đối chiếu với tiêu chí;
  • Ban hành văn bản chính thức nếu được phê duyệt.

Ai có thể đề xuất cập nhật?

  • Các cơ sở y tế, bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan chuyên môn ngành y có thể đề xuất nếu phát hiện nghề/công việc mới phát sinh có yếu tố độc hại;
  • Các công đoàn cơ sở, tổ chức đại diện người lao động cũng có quyền kiến nghị.

Tra cứu và cập nhật danh mục mới nhất

Bạn có thể theo dõi và cập nhật danh mục tại:

  • Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH: molisa.gov.vn
  • Cổng thông tin Bộ Y tế: moh.gov.vn
  • Các văn bản pháp luật trên: thuvienphapluat.vn, luatvietnam.vn

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ danh mục nghề độc hại, nguy hiểm ngành y tế mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Chúng ta cần nhận diện rõ danh mục nghề độc hại, nguy hiểm trong ngành y tế để góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, đồng thời giúp xây dựng môi trường làm việc an toàn và bền vững. Danh mục này là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng áp dụng chính sách đãi ngộ phù hợp và kịp thời cho người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Api trong ngành dược là gì? Có những loại Api nào ngành dược? API là hoạt chất chính tạo nên tác dụng điều trị của thuốc. Vậy, API trong ngành dược là gì? Tầm quan trọng và xu hướng API hiện nay thế nào? Sách ngành dược vai trò, tầm quan trọng việc học và hành nghề Sách ngành Dược đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp kiến thức chuyên môn và cập nhật xu hướng mới trong ngành. Vì sao em chọn ngành Y giữa rất nhiều ngành nghề khác vậy? Vì sao em chọn ngành Y giữa rất nhiều ngành nghề khác? Cùng Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm câu trả lời. Xét học bạ ngành Y đa khoa cần điều kiện gì và trường nào xét? Xét học bạ ngành Y đa khoa là phương thức tuyển sinh phổ biến tại nhiều trường Đại học giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển. Qc ngành dược là gì? Đóng vai trò và tầm quan trọng thế nào? QC ngành Dược là một lĩnh vực quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thuốc, đồng thời mang lại nhiều triển vọng tốt. Khối D01 có học ngành Y dược không? Trường nào tuyển sinh? Khối D01 có học ngành Y Dược được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh vào mỗi mùa tuyển sinh hàng năm. Con gái nên học Y hay Dược mang lại triển vọng tương lai tốt? Con gái nên học Y hay Dược là vấn đề được rất nhiều bạn nữ yêu thích lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tìm hiểu vào mỗi mùa tuyển sinh. Những ai không nên học Y: 5 yếu tố quan trọng giúp bạn nhận biết Những ai không nên học Y để tránh những sai lầm đáng tiếc trong lựa chọn nghề nghiệp bởi ngành Y là một trong những nghề vô cùng cao quý. Nhược điểm của ngành Dược: Tìm hiểu 6 nhược điểm cơ bản nhất Tìm hiểu nhược điểm của ngành Dược trước khi quyết định theo đuổi ngành nghề này, bởi ngành nào đều có điểm hạn chế riêng.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát