Điều trị theo phương pháp Y học Cổ truyền đang là lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Do đó, số lượng phòng khám Y học Cổ truyền hoạt động ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Theo đó, vấn đề xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền đang nhận được sự quan tâm rất lớn.
Tại sao mở phòng khám Y học Cổ truyền cần xin giấy phép?
Theo quy định của pháp luật mở phòng khám Y học Cổ truyền cần xin giấy phép bởi:
Nhu cầu mở phòng khám ngày càng nhiều
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng, rất nhiều phòng khám Y học Cổ truyền được ra mắt. Để kinh doanh trong lĩnh vực y tế đạt thành công và xây dựng lòng tin với khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn phải chú trọng đến nghiệp vụ, cách chăm sóc bệnh nhân và người nhà.
Không chỉ như vậy, khi kinh doanh phòng khám Y học Cổ truyền cần tuân thủ đúng các quy định của Bộ Y Tế. Người kinh doanh phòng khám phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới xin được giấy phép hoạt động theo quy định.
Nhu cầu mở phòng khám Y học Cổ truyền ngày càng tăng
Lý do mở phòng khám Y học Cổ truyền cần xin giấy phép
Một số lý do cơ quan nhà nước đã có quy định cụ thể mở phòng khám Y học Cổ truyền cần xin giấy phép bởi:
- Đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân khi khám, chữa bệnh.
- Dễ dàng kiểm soát, theo dõi mọi hoạt động của cơ sở khám bệnh Y học Cổ truyền.
- Hạn chế tai nạn y tế, rủi ro có thể xảy ra do người trực tiếp khám, chữa bệnh không đủ trình độ chuyên môn.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, nhân sự của phòng khám đạt đúng theo các điều kiện nhà nước quy định.
>> Xem thêm: Y học cổ truyền chữa bệnh gì hiện nay?
Điều kiện để mở phòng khám Y học Cổ truyền
Căn cứ quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP, để phòng khám Y học Cổ truyền được cấp giấy phép cần đáp ứng các điều kiện sau:
Về cơ sở vật chất
- Có địa chỉ cố định, đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, bức xạ theo quy định pháp luật.
- Có khu vực tiệt trùng, xử lý dụng cụ y tế riêng hay có hợp đồng thuê đơn vị khác xử lý, tiệt trùng thiết bị.
- Có khu vực riêng cho các thủ thuật như châm cứu, xoa bóp ấn huyệt.
Về trang thiết bị
- Phòng khám phải bố trí đầy đủ giường, dụng cụ châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt.
- Nếu có thủ thuật xông hơi thuốc phải có hệ thống tạo hơi thuốc với van điều chỉnh, bảng hướng dẫn và hệ thống chuông báo khi có tình huống khẩn cấp
- Có đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp phạm vị hoạt động chuyên môn của phòng khám Y học Cổ truyền
- Bố trí hộp thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu chuyên khoa trong phòng khám
Về nhân lực
Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám Y học Cổ truyền phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề Y học Cổ truyền phù hợp với chuyên môn của phòng khám
- Là lương y hay người đã có giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận chữa bệnh gia truyền
- Thời gian hành nghề tối thiểu 36 tháng hoặc trực tiếp khám chữa bệnh ít nhất 54 tháng
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn cho phòng khám Y học Cổ truyền phải hành nghề cơ hữu ở phòng khám chuyên khoa
- Những đối tượng khác tham gia vào công tác khám, điều trị tại phòng khám không đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề và được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn sao cho công việc phù hợp với bằng cấp mỗi người.
Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền
Thủ tục mở phòng khám Y học Cổ truyền theo quy định của pháp luật hiện nay gồm những bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí về Bộ Y Tế hay Sở Y tế theo đúng quy định.
- Bước 2: Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ và gửi đến bộ phận đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám Y học Cổ truyền.
- Bước 3: Nếu không cần bổ sung thêm bất cứ giấy tờ nào, hồ sơ sẽ được giải quyết và thẩm định các hạng mục theo quy định.
- Bước 4: Cấp giấy phép hoạt động sau khi kiểm tra và đánh giá phòng khám đạt các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám chuyên khoa Y học Cổ truyền cần đúng quy định pháp luật
Giải đáp một số thắc mắc về mở phòng khám Y học Cổ truyền
Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề mở phòng khám Y học Cổ truyền bao gồm:
Phòng khám Y học Cổ truyền hoạt động không có giấy phép bị xử lý thế nào?
Theo quy định của pháp luật, phòng khám Y học Cổ truyền hoạt động không có giấy phép sẽ bị phạt từ 40.000.000 – 50.000.000 triệu đồng. Quy định này đã được nêu rõ trong Điểm A, Khoản 6, Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám Y học Cổ truyền làm ngoài giờ được không?
Theo quy định khi xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền thì người chịu trách nhiệm chuyên môn phải làm việc tối thiểu 8 tiếng/ngày phù hợp với luật lao động. Khi đã đủ thời gian làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh đã đăng ký, người đứng đầu phòng khám Y học Cổ truyền vẫn có thể làm ngoài giờ.
Ai nên mở phòng khám Y học Cổ truyền?
Những người nên mở phòng khám Y học Cổ truyền bao gồm các đối tượng sau:
- Người yêu thích ngành Y học Cổ truyền và mong muốn san sẻ nỗi đau bệnh tật, hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Là lương y đã có chứng chỉ hành nghề với thời gian khám chữa bệnh tối thiểu 36 tháng hoặc đã trực tiếp điều trị bằng phương pháp Y học Cổ truyền ít nhất 54 tháng.
- Có đủ năng lực quản lý, điều kiện tài chính để duy trì hoạt động của phòng khám.
>> Xem thêm: Phạm vi hành nghề của Y sĩ Y học Cổ truyền
Lưu ý xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền an toàn?
Để tránh rắc rối, tốn nhiều thời gian khi xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền, bạn cần nắm ngay một số lưu ý sau:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của cơ quan nhà nước
- Kê khai trung thực, tránh sai sót gây khó khăn khi tiến hành thẩm định
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực theo đúng các điều kiện xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền.
Nhìn chung, thủ tục xin giấy phép mở phòng khám Y học Cổ truyền không hề phức tạp nếu đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực. Trong quá trình hoạt động, phòng khám Y học Cổ truyền cần tuân thủ đúng những tiêu chí về an toàn, chất lượng dịch vụ để đảm bảo mang đến kết quả khám, điều trị tốt nhất cho người bệnh.