Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế mới nhất cập nhật đầy đủ 2025

Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế mới nhất cập nhật đầy đủ 2025

11/12/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Ngày 25/02/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Dưới đây là bộ quy tắc ứng xử trong ngành y tế mới nhất để các bạn có thể tham khảo.

Quy tắc ứng xử trong ngành y tế là gì?

Quy tắc ứng xử trong ngành y tế là tổng hợp các nguyên tắc, quy định, chuẩn mực nhằm đảo bảo thái độ, hành vi cũng như cách thức làm việc của các nhân viên y tế đối với bệnh nhân, đồng nghiệp và cộng đồng.

Vai trò quy tắc ứng xử trong ngành y tế

Quy tắc ứng xử trong ngành y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cũng như xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và bảo vệ đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên y tế.

Vai trò của quy tắc ứng xử trong ngành y tế

Vai trò của quy tắc ứng xử trong ngành y tế

Đối với bệnh nhân

Quy tắc ứng xử trong ngành y tế mang lại sự tôn trọng, niềm tin và chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:

Tạo niềm tin và sự an tâm:

Nhân viên y tế thực hiện đúng theo quy tắc ứng xử sẽ tạo ra môi trường tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người bệnh. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tin tưởng và an tâm điều trị.

Nâng cao chất lượng dịch vụ:

Quy tắc ứng xử quy định các nhân viên y tế cung cấp dịch vụ chất lượng, toàn diện nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị của bệnh nhân.

Giảm căng thẳng và lo âu:

Môi trường y tế có quy tắc ứng xử cụ thể sẽ giúp người bệnh cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và chăm sóc đúng mực. Từ đó, họ sẽ cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng, căng thẳng để phục hồi nhanh chóng hơn.

Đối với cán bộ nhân viên y tế

Quy tắc ứng xử trong ngành y tế giúp các cán bộ trong ngành tạo dựng môi trường làm việc hợp tác, thúc đẩy sự phát triển cá nhân cũng như duy trì đạo đức nghề nghiệp.

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hòa hợp:

Áp dụng quy tắc ứng xử, các nhân viên y tế sẽ làm việc trong môi trường tích cực, tôn trọng lẫn. Nhờ đó sẽ giảm thiểu các hiểu lầm, xung đột giúp các ban ngành đoàn kết và làm việc hiệu quả hơn.

Bảo vệ đạo đức nghề nghiệp:

Nhờ các quy tắc, cán bộ y tế sẽ tránh thực hiện các hành vi sai trái, thiếu đạo đức giúp bảo vệ uy tín của ngành y tế.

Tăng cường hiệu quả công việc:

Nếu các nhân viên y tế tuân thủ đúng theo bộ quy tắc ứng xử thì họ sẽ làm việc một cách có tổ chức, giảm thiểu được các sai sót và đạt hiệu quả cao trong công việc.

Giảm căng thẳng và xung đột:

Khi có các quy tắc ứng xử rõ ràng, các cán bộ y tế sẽ tự tin hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp. Từ đó tạo ra môi trường làm việc ít mâu thuẫn và nâng cao năng suất làm việc.

Các quy tắc ứng xử trong ngành y tế mới nhất

Dưới đây là bộ quy tắc ứng xử trong ngành y tế mới nhất mà các cán bộ y tế cần nắm rõ và thực hiện:

Các quy tắc ứng xử trong ngành y tế mới nhất

Các quy tắc ứng xử trong ngành y tế mới nhất

Quy tắc ứng xử công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao

Tại Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:

Những việc phải làm

  • Thực hiện nghĩa vụ của công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
  • Sống có đạo đức, lành mạnh, trong sáng theo đúng tư tưởng của người thầy thuốc;
  • Thực hiện theo đúng kỷ luật, quy chế và nội quy của ngành, đơn vị công tác; 
  • Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng,…
  • Chấp hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ, công việc được giao;
  • Hăng hái đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao;
  • Luôn giữ danh dự và uy tín cho lãnh đạo, đồng nghiệp cũng như đơn vị;
  • Thực hiện đeo thẻ, phù hiệu (nếu có), mặc trang phục theo đúng quy định;

Những việc không được làm

  • Thoái thác hoặc trốn tránh nhiệm vụ, công việc được giao;
  • Lạm dụng danh tiếng, quyền hạn của bản thân hoặc đơn vị để giải quyết công việc cá nhân;
  • Có thái độ phân biệt đối xử vùng miền, giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

Quy tắc ứng xử công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp

Các quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp được quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2014/TT-BYT, bao gồm:

Những việc phải làm

  • Luôn có tinh thần hợp tác, trung thực, đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau;
  • Nghiêm túc tự kiểm điểm và phê bình và thẳng thắn;
  • Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, luôn lắng nghe, tôn trọng cũng như phối hợp nhịp nhàng, học hỏi đồng nghiệp;
  • Khi phát hiện những cán bộ không thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cần bao cáo cho các cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.

Những việc không được làm

  • Đùn đẩy trách nhiệm và khuyết điểm của bản thân cho đồng nghiệp;
  • Lập bè phái, chia rẽ nội bộ.

Quy tắc ứng xử công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân

Theo Điều 5 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về các quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau:

Những việc phải làm

  • Khi giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin và truyền thông cần có cái độ lịch sự, hòa nhã;
  • Những thông tin mà cơ quan, tổ chức, công dân cần hướng dẫn phải đảm bảo luôn đúng;
  • Hướng dẫn và tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy;
  • Đảm bảo giữ gìn bí mật của cá nhân, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.

Những việc không được làm

  • Cậy quyền, hách dịch, gây khó khăn, trì hoãn cho các cá nhân hay tổ chức;
  • Cố tình kéo dài thời gian thi hành công vụ;
  • Gợi ý nhận quà biếu, tiền dưới mọi hình thức.

Quy tắc ứng xử công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Các công chức, viên chức y tế phải đảm bảo thực hiện các quy tắc ứng xử trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức;

Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh

  • Hướng dẫn các thủ tục cần thiết với thái độ tận tình và niềm nở;
  • Sắp xếp thứ tự khám bệnh và phân loại bệnh nhân theo đúng quy định;
  • Luôn tôn trọng người bệnh, đồng thời thông báo cho bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp về tình hình sức khỏe của người bệnh;
  • Chỉ định các xét nghiệm, khám và kê đơn theo khả năng và tình trạng của bệnh nhân;
  • Tư vấn và hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ về cách chăm sóc sức khỏe, cách sử dụng thuốc, lịch tái khám,…
  • Khi bệnh nhân có chỉ định nhập viện cần chủ động hỗ trợ họ hoàn thiện thủ tục nhập viện;

Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú

  • Trực tiếp hướng dẫn về quy định của đơn vị, chủ động đón tiếp và bố trí giường bệnh cho bệnh nhân;
  • Thường xuyên thăm khám và kịp thời phát hiện những bất thường của bệnh nhân trong quá trình điều trị, đồng thời giải đáp những thắc mắc và kiến nghị của bệnh nhân cũng như gia đình họ;
  • Hướng dẫn người bệnh thực hiện các chế độ điều trị và chăm sóc sức khỏe;
  • Có mặt đúng lúc và kịp thời khi bệnh nhân cần để giải quyết các yêu cầu về chuyên môn;
  • Khi bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật hay tạm dừng phẫu thuật cần thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của họ theo đúng quy định.

Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến

  • Khi bệnh nhân ra viện, cần thông báo và dặn dò cụ thể. Nếu người bệnh chuyển tuyến cần giải thích rõ lý do để bệnh nhân và người nhà hiểu rõ;
  • Công khải và giải thích rõ từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán;
  • Chủ động thực hiện nhanh chóng các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến;
  • Chân thành tiếp thu các phản ảnh, ý kiến đóng góp của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi họ ra viện hoặc chuyển tuyến.

Những việc không được làm

  • Khi thực hiện nhiệm vụ không tuân thủ theo quy chế chuyên môn;
  • Thu lợi cá nhân trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
  • Tạo áp lực, gây khó khăn cho người bệnh hoặc người nhà của họ.

Quy tắc ứng xử lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế

Các quy tắc ứng xử của lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế bao gồm:

Những việc phải làm

  • Công khai phân công công việc cho các viên chức sao cho hợp lý và phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người;
  • Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời khen thưởng những cán bộ có thành tích xuất sắc và nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
  • Nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của các viên chức để có phương thức điều hành hiệu quả giúp phát huy toàn diện khả năng của từng cá nhân;
  • Luôn tạo điều kiện để cán bộ nâng cao kiến thức, trình độ bằng cách học tập và phát huy sáng kiến của từng người;
  • Khi giao nhiệm vụ cho các công chức cần tỏ thái độ tôn trọng, tin tưởng cũng như xây dựng kế hoạch kiểm tra, theo dõi giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
  • Luôn lắng nghe những ý kiến và phản ánh của các công chức, viên chức, đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi chính đáng của họ;
  • Tạo dựng và duy trì môi trường văn hóa, sự đoàn kết tại đơn vị.

Những việc không được làm

  • Không gương mẫu, độc đoán, lộng quyền, xem thường nhân viên cấp dưới;
  • Xử lý các trường hợp vi phạm hoặc khen thưởng không minh bạch;
  • Giải quyết, xử lý các tố cáo, khiếu nại không đúng theo quy định, tiết lộ thông tin của người tố cáo, cản trở quá trình xử lý;
  • Làm những việc trái với quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng và những việc khác theo quy định của pháp luật.

Các tình huống ứng xử trong ngành y tế

Trong ngành y tế có rất nhiều tình huống ứng xử thường xuyên xảy ra. Dưới đây là một số tình huống phổ biến mà các nhân viên y tế có thể gặp phải trong quá trình làm việc:

Các tình huống ứng xử trong ngành y tế

Các tình huống ứng xử trong ngành y tế

Tình huống ứng xử với bệnh nhân

  • Khi bệnh nhân từ chối sử dụng thuốc: Nhân viên y tế cần giải thích tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc, đồng thời tư vấn rõ những hậu quả có thể xảy ra để thuyết phục bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị.
  • Khi bệnh nhân nổi nóng, không hợp tác điều trị: Cán bộ y tế cần bình tĩnh, tôn trọng cảm xúc của bệnh nhân. Theo đó, họ cần nói chuyện nhẹ nhàng để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
  • Khi bệnh nhân có thắc mắc về phương pháp điều trị: Các nhân viên y tế cần giải thích sao cho rõ ràng, dễ hiểu để bệnh nhân hiểu đúng về quá trình điều trị. Từ đó, họ sẽ không còn lo lắng và nghi ngờ nữa.

Tình huống ứng xử với người nhà bệnh nhân

  • Khi người nhà phàn nàn về chất lượng dịch vụ: Các cán bộ y tế cần lắng nghe phàn nàn của người nhà bệnh nhân. Bên cạnh đó, chân thành xin lỗi nếu có thiếu sót và báo cáo lên cấp trên để giải quyết và cải thiện chất lượng dịch vụ.
  • Khi người nhà yêu cầu ở lại qua đêm: Nhân viên y tế cần giải thích rõ quy định của bệnh viện là người nhà bệnh nhân không được ở lại qua đêm, đồng thời cần lắng nghe và thấu hiểu tâm trạng của họ. Nếu có trường hợp ngoại lệ cần hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho người nhà bệnh nhân.
  • Khi người nhà bệnh nhân có biểu hiện kích động: Nếu gia đình bệnh nhân nổi nóng, quát tháo cán bộ y tế thì trách nhiệm của người công tác trong ngành là cần giữ bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó, nhẹ nhàng giải thích để trấn an người nhà bệnh nhân.

Tình huống ứng xử với đồng nghiệp và cấp trên

  • Khi có sự không đồng thuận với đồng nghiệp trong quá trình điều trị: Các cán bộ y tế nên trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp với thái độ tôn trọng và lắng nghe để tìm giải pháp chung sao cho đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu.
  • Khi bị cấp trên phê bình: Các nhân viên y tế cần lắng nghe và tiếp thu những lời phê bình. Qua đó, họ cần nhận lỗi và khắc phục ngay lập tức để không mắc phải lỗi sai trong lần sau.
  • Khi có bất đồng trong phân chia công việc: Nhân viên y tế nên giữ thái độ hòa nhã và trao đổi lại rõ ràng với đồng nghiệp để tìm cách giải quyết phù hợp nhất.

Trên đây là bộ quy tắc ứng xử trong ngành y tế mới nhất mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Trong những năm vừa qua, ngành Y tế đã phát động rất nhiều phong trào thi đua nâng cao y đức và thực hiện quy tắc ứng xử gắn liền với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhờ đó, cán bộ của ngành đã vượt qua nhiều khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng tốt hơn đúng như lời Bác đã dạy.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngành Y dược khối D 0/5 (0 Reviews) Ngành Dược nước nào phát triển nhất hiện nay để theo học? Ngành Dược nước nào phát triển nhất hiện nay? Nên học ngành Dược ở quốc gia này hay không? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Ngành Y dược khối A – Ngành học tiềm năng phát triển toàn diện Ngành Y Dược khối A có những hình thức xét tuyển nào và trường nào tuyển sinh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Ngành Y dược khối C00 mang lại cơ hội nghề nghiệp ổn định tốt Ngành Y Dược khối C00 mang lại cơ hội, tiềm năng và thách thức của ngành học này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Dược sĩ và bác sĩ khác nhau như thế nào? Nên chọn học cái nào? Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào? Nên học ngành nào để phát triển trong tương lai? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Ngành Y khối A00 học trường nào? Cách xét tuyển Y khối A00 Ngành Y khối A00 là ngành tiềm năng bởi luôn gắn liền với nhu cầu thiết yếu của xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe. Chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có thay đổi gì? Chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có gì thay đổi hay không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Bán thuốc học ngành gì? Cách nào bán thuốc an toàn, hiệu quả? Bán thuốc học ngành gì? Làm thế nào để bán thuốc an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.  Học dược sĩ bán thuốc được không? Học trường nào tốt nhất? Học Dược sĩ bán thuốc được không? Học bao lâu và ở đâu uy tín? Bởi nhiều người đang có dự định học Dược để bán thuốc trong tương lai.