Ngành y tế mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương cao mà nhiều người ao ước. Theo đó, các quy định về thời gian làm việc, chế độ trực và quy định về đồng phục sẽ được cung cấp chi tiết qua bài viết phía dưới để các bạn có thể nắm rõ.
Tổng quan về ngành y tế
Ngành y tế là một lĩnh vực quan trọng không chỉ tập trung chữa bệnh mà còn thực hiện phòng bệnh, nghiên cứu và phát triển y học nhằm cung cấp các dịch vụ y tế hiệu quả và an toàn cho cộng đồng.
Tổng quan về ngành y tế
Ngành y tế là gì?
Ngành y tế bao gồm tất các hoạt động nhằm chăm sóc, duy trì và bảo vệ sức khỏe của con người như:
- Phòng bệnh: Khuyến cáo người dân chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường và thực hiện các biện pháp tiêm chủng để ngăn ngừa bệnh tật và dịch bệnh;
- Chữa bệnh: Cung cấp các dịch vụ y tế để điều trị các bệnh từ đơn giản cho đến phức tạp cho cộng đồng;
- Nghiên cứu và phát triển y học: Tạo ra các loại thuốc mới, phát triển các kỹ thuật điều trị, phương pháp mới giúp công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đạt hiệu quả cao;
- Giáo dục sức khỏe cộng đồng: Cung cấp các thông tin về thói quen sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, phòng ngừa bệnh tật cho toàn xã hội;
- Cung cấp dịch vụ y tế: Đảm bảo các cơ sở y tế từ nhỏ tới lớn cũng như các dịch vụ y tế công cộng luôn hoạt động hiệu quả.
Vai trò ngành y tế Việt Nam
Ngành y tế Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng cũng như phát triển đất nước. Cụ thể:
- Giúp bảo vệ cộng đồng khỏi các nguy cơ về sức khỏe bằng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm soát bệnh truyền nhiễm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân từ các bệnh lý cơ bản cho đến phức tạp;
- Thực hiện các chiến lược phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng cho toàn xã hội nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể cho cộng đồng;
- Đảm bảo an sinh xã hội bằng việc cung cấp các chính sách chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng yếu thế, người nghèo, dân tộc thiểu số,…
- Góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động nhờ việc giảm bớt gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe cho người dân.
Những thách thức ngành y tế
Trong những năm vừa qua, ngành Y tế nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua.
- Chất lượng dịch vụ y tế giữa thành phố và các vùng nông thôn, hải đảo, vùng xa vẫn chưa đồng đều làm giảm hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người dân;
- Tình trạng quá tải tại nhiều cơ sở y tế do thiếu hụt nguồn nhân lực;
- Nguồn lực tài chính cho ngành y tế vẫn còn nhiều hạn chế;
- Do lối sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh khiến các bệnh mãn tính ngày càng gia tăng;
- Sau dịch Covid-19 còn rất nhiều dịch bệnh và bệnh truyền nhiễm mới có nguy cơ bùng phát;
- Dân số tăng trưởng nhanh và ngày càng già hóa khiến cho nhu cầu chăm sóc y tế ngày càng tăng cao.
Vị trí việc làm trong ngành y tế và mức lương
Để làm việc trong ngành y tế, bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm, nơi công tác mà mức lương tương ứng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
Vị trí việc làm trong ngành y tế và mức lương
– Bác sĩ
- Nhiệm vụ: Chẩn đoán, điều trị bệnh và tư vấn sức khỏe cho người bệnh, đồng thời tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển y học.
- Mức lương: Khởi điểm từ 7 – 10 triệu đồng/tháng và sẽ đạt 15 – 20 triệu nếu có kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt, nếu bạn làm việc ở các bệnh viện lớn, quốc tế hoặc là Bác sĩ chuyên khoa thì mức lương có thể lên tới 30 – 40 triệu đồng/tháng.
- Nhiệm vụ: Hỗ trợ Bác sĩ chăm sóc, theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.
- Mức lương: Với những người mới ra trường, mức lương khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Tùy vào kinh nghiệm làm việc mà mức lương của bạn có thể đạt 20 triệu đồng/tháng.
– Dược sĩ
- Nhiệm vụ: Tư vấn, hướng dẫn sử dụng, kê đơn thuốc cho người bệnh.
- Mức lương: Dược sĩ có mức lương khởi điểm nằm trong khoảng 6 – 9 triệu đồng/tháng. Nếu có kinh nghiệm, mức lương sẽ đạt khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.
– Chuyên viên y tế công cộng
- Nhiệm vụ: Thực hiện các chương trình phòng, kiểm soát và nâng cao sức khỏe cho người dân, đồng thời tham gia vào các dự án nghiên cứu y tế công cộng.
- Mức lương: Mức thu nhập của người mới vào nghề từ 6 – 8 triệu đồng/tháng và sẽ tăng lên 10 – 15 triệu đồng/tháng nếu có kinh nghiệm làm việc. Các chuyên viên cao cấp sẽ có mức thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng.
– Quản lý y tế
- Nhiệm vụ: Lập kế hoạch và chính sách y tế cũng như chịu trách nhiệm quản lý và điều phối hoạt động tại các cơ sở y tế.
- Mức lương: Tùy vào nơi hiện công tác mà mức lương của Quản lý y tế sẽ khác nhau. Mức lương của Quản lý y tế cấp cơ sở dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng, cấp trung ương hoặc các bệnh viện lớn từ 15 – 25 triệu đồng/tháng và tại các tổ chức y tế lớn khoảng 40 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn nữa.
– Chuyên viên xét nghiệm
- Nhiệm vụ: Thực hiện phân tích các mẫu bệnh phẩm để giúp Bác sĩ đưa ra các chẩn đoán và điều trị bệnh phù hợp nhất với bệnh nhân.
- Mức lương: Mức thu nhập của chuyên viên xét nghiệm mới ra trường khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm, mức thu nhập có thể lên tới 15 triệu đồng/tháng.
– Chuyên viên kiểm soát bệnh tật
- Nhiệm vụ: kiểm tra, phòng chống và giám sát dịch bệnh, đồng thời tham gia các công việc trong lĩnh vực y tế dự phòng.
- Mức lương: Thu nhập của Chuyên viên kiểm soát bệnh tật mới vào nghề dao động từ 7 –10 triệu đồng/tháng. Tùy vào kinh nghiệm làm việc mà mức thu nhập của bạn có thể lên tới 15 – 20 triệu đồng/tháng.
– Chuyên viên bảo hiểm y tế
- Nhiệm vụ: Hỗ trợ người dân trong quá trình tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm.
- Mức lương: Khi mới vào nghề, mức lương của Chuyên viên bảo hiểm y tế nằm trong khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng và có thể lên tới 15 triệu đồng/tháng nếu có nhiều năm kinh nghiệm làm việc.
– Chuyên viên an toàn thực phẩm
- Nhiệm vụ: Kiểm tra và giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Mức lương: Chuyên viên an toàn thực phẩm mới ra trường có mức thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Với những cá nhân đã có kinh nghiệm làm việc, mức thu nhập có thể đạt 10 – 15 triệu đồng tháng.
– Nhân viên hành chính trong ngành y tế
- Nhiệm vụ: Thực hiện công tác văn phòng, hỗ trợ các thủ tục hành chính, quản lý hồ sơ bệnh nhân, sắp xếp lịch hẹn tại các cơ sở y tế.
- Mức lương: Khi mới vào nghề, mức thu nhập của vị trí này sẽ từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc, mức thu nhập có thể lên tới 12 – 15 triệu đồng/tháng.
Quy định về thời gian làm việc trong ngành y tế
Do tính chất đặc thù công việc nên thời gian làm việc trong ngành y tế thường khác biệt so với các ngành nghề khác. Thời gian này được quy định rõ trong Luật lao động cũng như các quy định cụ thể của các cơ sở y tế như sau:
Quy định về thời gian làm việc trong ngành y tế
Thời gian làm việc cơ bản theo quy định chung của Luật lao động:
Ngành y tế hay bất cứ ngành nghề nào đều có thời gian làm việc tiêu chuẩn không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần đối với lao động làm việc toàn thời gian được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 của Việt Nam. Theo đó, người lao động có quyền nghỉ ngày Chủ nhật hoặc một ngày nghỉ cố định trong tuần tuỳ thuộc vào thỏa thuận và quy định của cơ sở y tế đang làm việc.
Thời gian làm việc trong các cơ sở y tế:
Do tính chất công việc nên nhân viên ngành y tế sẽ cần luân phiên chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân suốt ngày đêm với thời gian như sau:
- Làm việc theo ca: thường được chia thành 3 ca bao gồm:
+ Ca sáng: Từ khoảng 7h00 đến 15h00.
+ Ca chiều: Từ khoảng 14h00 đến 22h00.
+ Ca đêm: Từ khoảng 22h00 đến 7h00 sáng.
- Làm việc vào ngày lễ, tết: Nhân viên y tế cần chăm sóc bệnh nhân 24/7 nên sẽ làm việc cả các ngày lễ, tết. Sau đó, họ sẽ đường hưởng các chế độ bồi dưỡng, phụ cấp như hưởng lương hoặc nghỉ bù theo quy định của pháp luật.
- Thời gian làm việc linh hoạt: Tùy từng cơ sở y tế mà yêu cầu về thời gian làm việc sẽ khác nhau. Một số cơ sở sẽ điều chỉnh thời gian làm việc của nhân viên sao cho phù hợp với nhu cầu công việc.
Thời gian làm việc đặc thù đối với các nhóm ngành trong y tế:
Thực tế, các Bác sĩ, Điều dưỡng, Dược sĩ, Chuyên viên xét nghiệm,… thường có thời gian làm việc dài hơn để tham gia vào các ca phẫu thuật khẩn cấp cũng như kiểm tra tình trạng bệnh nhân. Tùy vào từng cơ sở y tế mà thời gian làm việc của họ sẽ từ 8 – 12 giờ/ngày.
Thời gian nghỉ ngơi, nghỉ phép:
Những người hoạt động trong ngành y tế có quyền nghỉ ít nhất 1 ngày/tuần. Ngày lễ, tết thường sẽ phải làm việc và được hưởng chế độ bồi dưỡng, nghỉ bù theo quy định. Nhân viên y tế có quyền nghỉ phép hàng năm (thường là 12 ngày đối với những người làm đủ 12 tháng) và nghỉ phép đột xuất khi có lý do chính đáng.
Thời gian làm việc ngoài giờ và phụ cấp:
Nếu nhân viên y tế làm việc thêm ngoài giờ, ngày nghỉ, ca đêm hoặc các ngày lễ, tết sẽ được hưởng các khoản phụ cấp đặc thù.
Chế độ trực trong ngành y tế
Để đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách nhanh chóng và liên tục, các cơ sở y tế đều có quy định rõ ràng về chế độ trực cho các cán bộ nhân viên. Cụ thể như sau:
– Chế độ trực theo ca: Các trực của cơ sở y tế thường được chi làm 3 ca bao gồm: ca sáng (7h00 – 15h00), ca chiều (14h00 – 22h00), ca đêm (22h00 – 7h00 sáng).
– Phân công trực: Tùy vào nhu cầu của từng cơ sở y tế mà sẽ có hình thức phân công trực khác nhau.
- Trực theo nhóm: Chia nhân viên thành từng nhóm để trực luân phiên trong một khoảng thời gian nhất định và thường sau một tuần hoặc một tháng sẽ thay nhóm khác.
- Trực theo lịch cố định: Phân chia lịch trực cho từng cá nhân theo một chu kỳ nhất định.
– Chế độ phụ cấp trực:
- Phụ cấp trực ca đêm thường cao hơn ca ngày và thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của mức lương cơ bản.
- Phụ cấp trực lễ, tết thường cao gấp 2 hoặc 3 lần mức lương cơ bản.
- Phụ cấp trực ngoài giờ hành chính sẽ được tính theo quy định của cơ sở y tế.
– Thời gian nghỉ bù cho những ca trực: Tùy từng cơ sở y tế mà quy định thời gian nghỉ bù bù cho những ca trực vào ngày lễ, tết hoặc ca đêm sẽ khác nhau. Thông thường, họ sẽ được nghỉ vào một ngày khác.
– Yêu cầu về sức khỏe đối với người trực: Nhân viên y tế cần có sức khỏe tốt và chịu được áp lực cao để đảm bảo yêu cầu công việc trong các ca trực.
Quy định về đồng phục ngành y tế
Đồng phục trong ngành y tế giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng nhất và nhận diện nhân viên y tế. Bên cạnh đó, cần đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong công tác khám – chữa bệnh cho bệnh nhân.
– Đồng phục của nhân viên y tế
- Bác sĩ thường sử dụng áo blouse trắng
- Điều dưỡng có thể mặc áo blouse trắng hoặc đồng phục riêng biệt có màu sắc đặc trưng như xanh dương, xanh lá,…
- Dược sĩ thường mặc áo blouse trắng.
- Nhân viên hỗ trợ, vệ sinh y tế thường mặc đồng phục bảo hộ và các thiết bị bảo vệ phù hợp để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
– Yêu cầu về chất liệu và thiết kế
- Chất liệu vải: thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, dễ dàng giặt sạch, không nhăn.
- Thiết kế: Có nút hoặc khóa kéo để dễ dàng mặc và cởi. Đồng thời phải đảm bảo tính tiện lợi, dễ di chuyển và làm việc cho các nhân viên y tế.
- Tiêu chuẩn về vệ sinh đồng phục: Đồng phục luôn được giặt sạch và khử khuẩn thường xuyên. Đặc biệt với môi trường dễ nhiễm khuẩn như phòng bệnh truyền nhiễm, phòng mổ,… thì cần được khử trùng và thay mới mỗi ngày.
– Đồng phục cho các tình huống đặc biệt
- Đồng phục phòng phẫu thuật: thường có màu xanh dương kèm khẩu trang, găng tay, mũ và mặt nạ. Bộ đồng phục này sẽ được tiệt trùng hoàn toàn để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho người bệnh khi thực hiện phẫu thuật.
- Đồng phục trong các trường hợp phòng dịch: áo choàng, khẩu trang N95, găng tay, kính bảo hộ hoặc mặt nạ phòng dịch.
– Mang tính chất nhận diện và đảm bảo về thẩm mỹ
Đồng phục của ngành y tế cần giúp bệnh nhân và người nhà dễ nhận diện các nhân viên y tế. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của họ. Bên cạnh việc đảm bảo về vệ sinh, đồng phục còn cần gọn gàng, chỉn chu, thẩm mỹ nhằm tạo sự tin tưởng và thể hiện sự tôn trọng đối với bệnh nhân.
– Quy định về đồng phục
Mỗi cơ sở y tế đều có quy định riêng về đồng phục. Tuy nhiên, về cơ bản đồng phục cần tuân thủ các quy tức về an toàn, vệ sinh và giúp nhân viên y tế thuận tiện trong quá trình làm việc. Theo đó, một số cơ sở sẽ cung cấp miễn phí đồng phục cho nhân viên và một số cơ sở sẽ yêu cần nhân viên tự lo về đồng phục nhưng sẽ hỗ trợ trong việc mua sắm.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về ngành y tế ở Việt Nam. Hy vọng qua bài viết, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ các bạn có thể nắm được thời gian, chế độ làm việc và quy định trong ngành để sẵn sàng tinh thần theo đuổi nghề nghiệp mơ ước trong tương lai.