Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Giải đáp thông tin chuyên sâu chi tiết

Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Giải đáp thông tin chuyên sâu chi tiết

24/12/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Dược sĩ chuyên khoa 1 là những người có trình độ sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực dược có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của việc sử dụng thuốc trong điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là toàn bộ thông tin về Dược sĩ chuyên khoa 1 để bạn có thể định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Tổng quan về Dược sĩ chuyên khoa 1

Dược sĩ chuyên khoa 1 là chương trình đào tạo được nhiều Dược sĩ lựa chọn để phát triển chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu.

Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Dược sĩ chuyên khoa 1 là một cấp bậc chuyên môn trong hệ thống Dược sĩ của Việt Nam. Theo đó, người học cần có bằng Dược sĩ và tiếp tục đào tạo chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể của Dược học để có thể trở thành Dược sĩ chuyên khoa 1.

Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Để được công nhận là Dược sĩ chuyên khoa 1, bạn sẽ cần trải qua quá trình học tập bao gồm rất nhiều giai đoạn từ các khoác học cho đến thực tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn. Kết thúc khóa học, bạn có thể tham gia nghiên cứu, quản lý dược phẩm cũng như chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Nhiệm vụ Dược sĩ chuyên khoa 1

Dược sĩ chuyên khoa 1 cần đảm nhận các nhiệm vụ chính như sau:

  • Tư vấn và giải đáp các thắc mắc về các loại thuốc, liều lượng, cách sử dụng, tác dụng phụ, tương tác thuốc cho người bệnh;
  • Kiểm tra, giám sát việc cung cấp và bảo quản thuốc trong các cơ sở y tế sao cho đúng quy định về thời gian sử dụng, yêu cầu bảo quản đặc biệt để đảm bảo thuốc luôn đạt chất lượng và đầy đủ;
  • Hỗ trợ Bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, đồng thời tham gia vào các hội chẩn quan trọng;
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc để kịp thời phát hiện các phản ứng phụ của thuốc;
  • Phát triển, thực hiện và tham gia vào các chương trình quản lý sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất;
  • Đào tạo và giảng dạy về dược lý, dược lâm sàng cũng như cách sử dụng thuốc đúng cách;
  • Nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức mới trong lĩnh vực dược vào thực tế;
  • Nhiệt tình cung cấp các thông tin về thuốc cũng như hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của Dược sĩ chuyên khoa 1

Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của Dược sĩ chuyên khoa 1 được quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 như sau:

  • Tốt nghiệp chuyên khoa 2 hoặc tiến sĩ nhóm ngành Dược học.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược).

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Dược sĩ chuyên khoa 1

Tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, sửa đổi tại Thông tư 03/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Dược sĩ chuyên khoa 1 như sau:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Dược sĩ chuyên khoa 1

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Dược sĩ chuyên khoa 1

  • Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đồng thời, nắm chắc định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước cũng như trên thế giới;
  • Có kỹ năng thực hành tốt và khả năng tổ chức trong các lĩnh vực như phân phối, kiểm nghiệm, tồn trữ cũng như tư vấn sử dụng các dạng thuốc, mỹ phẩm, nguyên liệu làm thuốc;
  • Đủ khả năng xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá về công tác dược tại các cơ sở y tế và cộng đồng.
  • Có khả năng tổ chức, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định và pháp luật về dược;
  • Đảm nhận vai trò thư ký hoặc chủ nhiệm các đề tại nghiên cứa khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc sáng chế/phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
  • Người dự thi hoặc xét thăng hạng từ Dược sĩ chuyên khoa 2 lên Dược sĩ chuyên khoa 1 phải có thời gian giữ chức danh Dược sĩ chuyên khoa 2 hoặc tương đương tối thiểu 06 năm. Trong trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh Dược sĩ chuyên khoa 2 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
  • Sử dụng được ngoại ngữ, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Thi tuyển để thăng hạng Dược sĩ chuyên khoa 1

Dưới đây là toàn bộ thông tin về thi tuyển, xét thăng hạng Dược sĩ chuyên khoa 1 để các bạn có thể nắm rõ.

Đối tượng dự thi

Để thi thăng hạng từ Dược sĩ chuyên khoa 2 lên Dược sĩ chuyên khoa 1, bạn phải là viên chức đang giữ chức danh Dược sĩ chuyên khoa 2 và đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Bên cạnh đó, bạn cần có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng để đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Dược sĩ chuyên khoa 1.

Điều kiện đăng ký dự thi

Để đăng ký dự thi thăng hạng lên Dược sĩ chuyên khoa 1, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hoặc sử dụng viên chức cử tham dự thi;
  • Được cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian ba năm liên tục tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
  • Đang giữ chức danh nghề nghiệp Dược sĩ chuyên khoa 2;
  • Có khả năng đảm nhiệm hoặc đang làm việc ở vị trí công việc phù hợp với với chức trách, nhiệm vụ của Dược sĩ chuyên khoa 1. Đồng thời, phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp Dược sĩ chuyên khoa 1.

Hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng

Người đăng ký dự thi thăng hạng Dược sĩ chuyên khoa 1 cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ cơ bản như sau:

  • Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu số 1);
  • Bản sơ yếu lý lịch của viên chức theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV, có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc sử dụng viên chức (theo mẫu số 2);
  • Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức theo các tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ quy định tại điều 26 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức (theo mẫu số 3);
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ của viên chức theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
  • Bản sao các quyết định, biên bản nghiệm thu đề án, đề tài hoặc sáng chế/phát minh khoa học đã được cấp có thẩm quyền công nhận;
  • Bản sao các quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức, nâng lương gần nhất;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp;

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký dự thi của mỗi viên chức được bỏ vào một bì đựng riêng có kích thước 250 x 340 x 5mm (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức).

Nội dung, hình thức và thời gian thi

Môn thi kiến thức chung

– Nội dung thi:

  • Kiểm tra kiến thức và hiểu biết của viên chức về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cuả nhân dân (chiếm khoảng 40% nội dung thi).
  • Định hướng chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực và hiểu biết về pháp luật chuyên ngành, áp dụng vào thực tiễn để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của ngành, lĩnh vực phù hợp với tiêu chuẩn chức Dược sĩ chuyên khoa 1 (chiếm khoảng 60% nội dung thi).

– Hình thức thi: Tự luận.

– Thời gian thi: trong 180 phút.

Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ

– Nội dung thi:

  • Kiểm tra và đánh giá trình độ, năng lực, kỹ năng xây dựng, trình bày, bảo vệ các nội dung đề án.
  • Đánh giá năng lực giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Dược sĩ chuyên khoa 1.

– Hình thức thi: Viết và trình bày, bảo vệ đề án hoặc xây dựng quy trình chuyên môn, kỹ thuật và trình bày, bảo vệ quy trình chuyên môn, kỹ thuật.

– Thời gian thi:

  • Viết đề án hoặc xây dựng quy trình chuyên môn, kỹ thuật trong 8 giờ (480 phút)
  • Trình bày và bảo vệ đề án hoặc quy trình chuyên môn, kỹ thuật trong 30 phút.

Môn thi ngoại ngữ

– Nội dung thi: Kiểm tra các kỹ năng theo quy định của tiêu chuẩn của Dược sĩ chuyên khoa 1 bao gồm: đọc hiểu, viết, nghe và nghe nói ở bậc 4.

– Hình thức thi: Viết và phỏng vấn.

– Thời gian thi: Viết trong 90 phút và phỏng vấn trong 15 phút.

Môn thi tin học

– Nội dung thi: Kiểm tra kỹ năng sử dụng Internet, độ hiểu biết về hệ điều hành Windows cũng như cách sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office.

– Hình thức thi: Trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy tính.

– Thời gian thi: trong 45 phút.

Xác định trúng tuyển kỳ thi thăng hạng

Các viên chức được xác định trúng tuyển phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi trừ những môn được miễn thi theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, họ cần đạt điểm số mỗi bài thi từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100. Đặc biệt lưu ý, các kết quả thi sẽ không được bảo lưu trong kỳ thi thăng hạng Dược sĩ chuyên khoa 1.

Dược sĩ chuyên khoa 1 được hưởng quyền lợi gì?

Tại Điều 4, Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT có quy định Dược sĩ chuyên khoa 1 có các quyền lợi như sau:

  • Có thể dùng văn bằng chuyên khoa 1 để thi tuyển vào ngạch và nâng ngạch công chức phù hợp, đồng thời được xem xét khi công nhận các chức vị khoa học và đào tạo khác theo quy định hiện hành.
  • Được phép học nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi khoa học về Y – Dược ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, có thể học chuyển đổi để lấy văn bằng tương đương theo quy định hiện hành.

Bằng chuyên khoa 1 của Dược sĩ được cấp khi nào?

Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT có quy định như sau:

Bằng chuyên khoa 1 của Dược sĩ được cấp khi nào?

Bằng chuyên khoa 1 của Dược sĩ được cấp khi nào?

  • Vào tháng 01 hàng năm, các Trường Đại học Y – Dược được phép đào tạo chuyên khoa 1 phải đăng ký với Bộ Y tế số lượng bằng mà trường cần để cấp cho các học viên tốt nghiệp trong năm. Đồng thời, phải báo cáo với Bộ Y tế tình hình cấp bằng của năm trước đó (kể cả số lượng đã cấp, mã số từng bằng hỏng, số bằng còn lại). Theo đó, danh sách học viên được cấp bằng và mã số bằng được lưu trữ tại Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo).
  • Bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1 của Dược sĩ chỉ được cấp sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp và viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung ghi trong bằng có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu nổi.
  • Bằng tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa 1 chỉ cấp một lần, kèm theo bảng điểm kết quả học tập của người được cấp bằng. Trong trường hợp bị mất bằng, bằng bị nhàu nát, bị hỏng không thể sử dụng được, nếu có lý do chính đáng thì Hiệu trưởng của trường cấp bằng sẽ xem xét và có thể cấp giấy chứng nhận thay thế. Lưu ý, việc cấp giấy chứng nhận cũng chỉ thực hiện một lần duy nhất.
  • Các trường Đại học Y Dược được phép cấp bằng tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa 1 phải có sổ theo dõi cấp phát bằng và quản lý thống nhất việc cấp bằng của trường mình. Trong đó, hồ sơ cấp bằng chuyên khoa sau đại học được lưu trữ đầy đủ và vĩnh viễn tại trường đã cấp bằng.
  • Nếu phát hiện bằng bị lỗi trong khi in ấn hoặc viết bằng thì phải lập biên bản có công văn xác nhận của cơ sở đào tạo và giao trả lại đầy đủ cho cơ quan phát hành.
  • Không được tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo, mua bán bằng.

Như vậy, bằng chuyên khoa 1 của Dược sĩ chỉ được cấp sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp và viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung ghi trong bằng có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu nổi.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về Dược sĩ chuyên khoa 1 mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công và phát triển sự nghiệp trong ngành Dược. 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngành Y khối D00 tìm hiểu trường, ngành đào tạo tốt toàn quốc Ngành Y khối D00 được rất nhiều thí sinh quan tâm và đăng ký theo học để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Ngành Y Dược khối D xét tuyển không? Trường nào tuyển sinh? Ngành Y Dược khối D có xét tuyển không và có những trường nào tuyển sinh? Cùng tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết phía dưới. Ngành Dược nước nào phát triển nhất hiện nay để theo học? Ngành Dược nước nào phát triển nhất hiện nay? Nên học ngành Dược ở quốc gia này hay không? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Ngành Y dược khối A – Ngành học tiềm năng phát triển toàn diện Ngành Y Dược khối A có những hình thức xét tuyển nào và trường nào tuyển sinh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Ngành Y dược khối C00 mang lại cơ hội nghề nghiệp ổn định tốt Ngành Y Dược khối C00 mang lại cơ hội, tiềm năng và thách thức của ngành học này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Dược sĩ và bác sĩ khác nhau như thế nào? Nên chọn học cái nào? Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào? Nên học ngành nào để phát triển trong tương lai? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế mới nhất 2025 đúng chuẩn mực Quy tắc ứng xử trong ngành y tế là tổng hợp các nguyên tắc, quy định, chuẩn mực nhằm đảo bảo thái độ, hành vi các nhân viên y tế. Ngành Y khối A00 học trường nào? Cách xét tuyển Y khối A00 Ngành Y khối A00 là ngành tiềm năng bởi luôn gắn liền với nhu cầu thiết yếu của xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe. Chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có thay đổi gì? Chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có gì thay đổi hay không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.