Cử nhân Phục hồi Chức năng: Trường đào tạo, cơ hội nghề nghiệp

Cử nhân Phục hồi Chức năng: Trường đào tạo, cơ hội nghề nghiệp

25/12/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Cử nhân Phục hồi chức năng là gì? Có những trường nào đào tạo và cơ hội nghề nghiệp ra sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang có nguyện vọng theo học ngành này. Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết phía dưới.

Tìm hiểu về Cử nhân Phục hồi chức năng

Cử nhân Phục hồi chức năng là chương trình đào tạo chuyên ngành Phục hồi chức năng nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng để người học trở thành những chuyên gia trong ngành.

Tìm hiểu về Cử nhân Phục hồi chức năng

Tìm hiểu về Cử nhân Phục hồi chức năng

Cử nhân Phục hồi chức năng là gì?

Cử nhân Phục hồi chức năng là người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên ngành Phục hồi chức năng. Nhiệm vụ của họ là giúp đỡ bệnh nhân phục hồi và cải thiện chức năng của cơ thể do chấn thương, bệnh tật hoặc phẫu thuật. Các lĩnh vực mà Cử nhân Phục hồi chức năng thường hay hoạt động bao gồm vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp, ngôn ngữ trị liệu, phục hồi chức năng thần kinh.

Thời gian đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng

Tùy vào từng hệ đào tạo và từng trường cụ thể mà thời gian đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Hệ Đại học: trong vòng từ 4 đến 5 năm;
  • Hệ Cao đẳng: trong vòng 3 năm.

Muốn trở thành cử nhân Phục hồi chức năng cần đạt tiêu chí gì?

Để trở thành Cử nhân Phục hồi chức năng, bạn cần đạt những tiêu chí quan trọng về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, năng lực tự chủ và trách nhiệm.

Về kiến thức

Sử dụng các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, các chính sách và văn quản quy phạm pháp luật làm nền tảng cho việc thực hành chuyên ngành phục hồi chức năng

  • Nắm rõ cấu trúc, chức năng, quá trình phát triển con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý;
  • Diễn giải cơ chế bệnh sinh của các bệnh trong chuyên ngành phục hồi chức năng;
  • Giải thích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng;
  • Phân tích hệ thống y tế, các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về phục hồi chức năng.

Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để giải thích các nguyên lý của kỹ thuật phục hồi chức năng và thiết lập mục tiêu, ra quyết định can thiệp

  • Sử dụng kiến thức cơ sở ngành như khoa học thần kinh, khoa học chuyển động,… để giải thích cơ chế của các kỹ thuật phục hồi chức năng;
  • Sử dụng kiến thức chuyên ngành làm cơ sở cho việc lập kế hoạch lượng giá, xây dựng mục tiêu và chương trình can thiệp phù hợp với từng người bệnh trên lâm sàng;
  • Sử dụng các kiến thức về quy tắc, nguyên lý, quy trình vận hành và bảo quản trang thiết bị phục hồi chức năng làm cơ sở cho việc vận hành trang thiết bị đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Về kỹ năng nghề nghiệp

Lượng giá, lập kế hoạch can thiệp và thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh dựa trên các chứng cứ khoa học

  • Thu thập thông tin, phân tích các vấn đề về sức khỏe của người bệnh để xác định nhu cầu phục hồi chức năng của họ;
  • Lên kế hoạch can thiệp phục hồi chức năng phù hợp cho từng bệnh nhân;
  • Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng một cách an toàn, hiệu quả, thành thạo và có hệ thống;
  • Theo dõi, đánh giá trong và sau can thiệp để điều chỉnh kỹ thuật phục hồi chức năng phù hợp với người bệnh nếu cần thiết.

Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát các hoạt động trong khoa/phòng phục hồi chức năng

  • Sử dụng, bảo quản và quản lý trang thiết bị, hồ sơ bệnh án trong phạm vi được phân công, đồng thời phát hiện và báo cáo kịp thời khi có sự cố. Trực tiếp chịu trách nhiệm về những tài sản và phương tiện được phân công;
  • Theo dõi, thống kê và quản lý các hoạt động chuyên môn theo quy định. Bên cạnh đó, bảo quản, lưu trữ các tài liệu trong lĩnh vực được giao;
  • Kiểm tra, giám sát và phân tích các quy trình kỹ thuật để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật và an toàn trong chuyên môn.

Tham gia và phối hợp với các bên liên quan trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

  • Thiết kế, hướng dẫn chế độ tập luyện cho người khuyết tật trong gia đình và cộng đồng;
  • Tư vấn và hướng dẫn người khuyết tật cũng như người nhà và cộng đồng sử dụng một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;
  • Thường xuyên kiểm tra và đánh giá định kỳ sự tiến bộ của người khuyết tật, đồng thời chuyển giao các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người huấn luyện;
  • Phối hợp nhịp nhàng với cán bộ chuyên môn trong nhóm phục hồi để giúp người khuyết tật tự chủ tối đa trong sinh hoạt hàng ngày và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Truyền thông phòng ngừa khuyết tật, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người khuyết tật và cộng đồng

  • Tổng hợp thông tin và phân tích nhu cầu của bệnh nhân cũng như cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng;
  •  Xây dựng nội dung truyền thông về phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng;
  • Lập kế hoạch truyền thông phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng phù hợp với từng cá nhân, gia đình cũng như cộng đồng;
  • Tham gia thực hiện, tư vấn và truyền thông cho cá nhân, gia đình và cộng đồng để phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng sao cho hiệu quả và phù hợp.

Về kỹ năng mềm

Tự học, nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực cá nhân để thích ứng với yêu cầu thực tế của công việc và sự phát triển của khoa học công nghệ

  • Dựa trên nhu cầu học tập và điểm mạnh/yếu của bản thân, xác định mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề nghiệp để tạo động lực và lập kế hoạch làm việc;
  • Không ngừng học tập, nghiên cứu và cập nhật thông tin, tiến bộ y học trong nước và quốc tế trong lĩnh vực phục hồi chức năng để đáp ứng yêu cầu của công việc;
  • Luôn lắng nghe, thể hiện thái độ tích cực với những đổi mới và những quan điểm trái chiều, các kiến nghị và đề xuất nhằm thích nghi với những thay đổi;
  • Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc;
  • Có thể soạn thảo tài liệu, giảng dạy, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành cho đồng nghiệp và người học.

Có trình độ tin học và tiếng Anh tuơng đương B hoặc B1 để thực hiện các công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng

  • Có kỹ năng xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu, internet cơ bản. Đồng thời, có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc;
  • Có bằng Tiếng Anh tối thiểu trình độ B hoặc B1 Châu Âu hoặc tương đương để thực hiện các công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng;
  • Hiểu và sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành cơ bản trong công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng
  • Đọc hiểu các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh để học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Hành nghề theo pháp luật và tuân thủ các chính sách của nhà nước trong công tác phục hồi chức năng

  • Vận dụng kiến thức về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào quá trình làm việc;
  • Thực hiện các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp;
  • Chấp hành đúng quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật.

Có khả năng đưa ra kết luận, đánh giá và cải tiến về các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp

  • Có khả năng đưa ra kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, thậm chí trong một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
  • Đủ khả năng đánh giá và đưa ra các sáng kiến để cải tiến các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực được giao.

Luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người bệnh và cộng đồng về các nhu cầu phục hồi chức năng

  • Luôn lắng nghe và chủ động tìm hiểu nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân, cộng đồng;
  • Lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp phù hợp để tạo dựng niềm tin đối với người bệnh, gia đình và cộng đồng.

Lắng nghe, khuyến khích, hỗ trợ đồng nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ

  • Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, luôn lắng nghe các ý kiến của đồng nghiệp và các bên liên quan;
  • Luôn tạo dựng niềm tin, nhiệt tình hỗ trợ và chia sẻ với đồng nghiệp cũng như các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Trường đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng toàn quốc

Trên toàn quốc hiện nay có rất nhiều trường đào tạo Phục hồi chức năng uy tín. Tùy vào vị trí địa lý, sở thích, đam mê, khả năng của bản thân, điều kiện kinh tế,… mà thí sinh hãy lựa chọn địa chỉ đào tạo phù hợp.

Trường đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng toàn quốc

Trường đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng toàn quốc

Hệ Đại học

Ở hệ Đại học, các thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ngành Phục hồi chức năng tại các trường tiêu biểu sau:

Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Các thí sinh tại TPHCM muốn trở thành Cử nhân Phục hồi chức năng có thể đăng ký theo học tại Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đây là địa chỉ đào tạo ngành Phục hồi chức năng được đông đảo thí sinh và phụ huynh đánh giá cao trong nhiều năm qua.

Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng trong vòng 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

Một trong những ngôi trường nổi tiếng về đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng tại Đà nẵng chính là Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng. Nhà trường luôn chú trọng xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn đồng thời nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên để cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Hệ Cao đẳng

Từ Bắc vào Nam có rất nhiều trường Cao đẳng đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng. Dưới đây là một số trường được đánh giá cao để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Một trong những trường đào tạo Cao đẳng Phục hồi chức năng uy tín tại khu vực TPHCM mà thí sinh có thể đăng ký theo học chính là Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Hàng năm, trường luôn tự hào là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế, đặc biệt là các Cử nhân Phục hồi chức năng.

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng bằng học bạ với điều kiện thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Sau khi tốt nghiệp, các Cử nhân Phục hồi chức năng có thể đảm nhận tốt công việc tại các trung tâm phục hồi chức năng, phòng khám, bệnh viện,…

Cao đẳng Y tế Hà Nội

Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đào tạo Cử nhân Phục hồi chức năng trong 3 năm. Khi theo học tại trường, các bạn sẽ được học tập trong môi trường chuyên nghiệp với đầy đủ trang thiết bị, phòng lab, phòng thực hành,…

Giá trị Cử nhân Phục hồi chức năng trong cuộc sống

Mục đích của Phục hồi chức năng các cử nhân quan trọng không chỉ đối với bệnh nhân mà còn đối với toàn xã hội. Cùng tìm hiểu chi tiết:

Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh:

Cử nhân Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân sau chấn thương, tai nạn hoặc bệnh tật phục hồi khả năng vận động, giao tiếp, đồng thời tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, họ còn giúp người bệnh khôi phục lại sự tự tin và độc lập trong cuộc sống.

Giảm gánh nặng cho hệ thống y tế và gia đình:

Bằng các kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, các Cử nhân Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân phục hồi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ đó, họ sẽ không còn phải thường xuyên nhập viện hoặc phụ thuộc quá nhiều vào người chăm sóc nữa.

Tăng cường sự độc lập cho người cao tuổi và người khuyết tật:

Cử nhân Phục hồi chức năng giúp những đối tượng này duy trì và cải thiện các chức năng vận động. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp cải thiện khả năng đi lại, tự chăm sóc bản thân và làm việc của họ.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe cho cộng đồng:

Bên cạnh việc điều trị bệnh, Cử nhân Phục hồi chức năng giúp cộng đồng hiểu rõ về tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe, phòng ngừa các bệnh tật và chấn thương. Nhờ đó, chất lượng sống của mọi người sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

Cơ hội nghề nghiệp Cử nhân Phục hồi chức năng? Cử nhân Phục hồi chức năng học hệ nào thu nhập cao?

Trong bối cảnh dân số già hóa và tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính, tai nạn, chấn thương ngày càng tăng cao thì cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng phát triển của các Cử nhân Phục hồi chức năng vô cùng lớn.

Cơ hội nghề nghiệp của Cử nhân Phục hồi chức năng

Cơ hội nghề nghiệp của Cử nhân Phục hồi chức năng

Cơ hội nghề nghiệp Cử nhân Phục hồi chức năng

Các Cử nhân Phục hồi chức năng có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực khác nhau như:

  • Làm việc tại cơ sở, trung tâm y tế, bệnh viện như bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phòng khám tư nhân, trung tâm phục hồi chức năng;
  • Làm việc tại các trung tâm dưỡng lão, khu chăm sóc dài hạn;
  • Tư vấn và làm việc độc lập hoặc mở phòng khám riêng;
  • Giảng dạy tại các trường học hoặc tham gia các chương trình nghiên cứu về phục hồi chức năng;
  • Làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF), viện nghiên cứu,…
  • Làm việc cho các đội ngũ y tế trong các chương trình thể thao, phục hồi chức năng thể thao.

Cử nhân Phục hồi chức năng học hệ nào thu nhập cao?

Mức thu nhập của Cử nhân Phục hồi chức năng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hệ đào tạo, vị trí công việc, nơi công tác, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn,…

Với các Cử nhân Phục hồi chức năng học hệ Đại học:

Tùy vào vị trí và kinh nghiệm làm việc mà thu nhập sẽ nằm trong khoảng 10 – 30 triệu đồng/tháng. Bạn có thể làm việc tại các trung tâm, phòng khám, bệnh viện,… hoặc tự mở phòng khám.

Lương ngành Phục hồi chức năng của các cử nhân học hệ Đại học thường cao hơn so với hệ Cao đẳng với nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Ngoài ra, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cao hơn như tham gia vào các nghiên cứu, làm giảng viên, quản lý cấp cao hoặc học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

Với các Cử nhân Phục hồi chức năng học hệ Cao đẳng:

Thu nhập của Cử nhân Phục hồi chức năng học hệ Cao đẳng dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng. Bạn có thể ứng tuyển tại các phòng khám, bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng.

Mức thu nhập của người học hệ Cao đẳng thường thấp hơn so với hệ Đại học. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đi làm ngay hoặc nâng cao kiến thức bằng việc tiếp tục học lên Đại học hoặc tham gia các khóa học nâng cao.

Như vậy, về cơ bản Cử nhân Phục hồi chức năng học hệ Đại học sẽ có thu nhập cao hơn so với hệ Cao đẳng. Tuy nhiên, thực tế mức thu nhập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, nơi làm việc và các kỹ năng bổ sung mà người học có được. Có rất nhiều người học hệ Cao đẳng nhưng có tinh thần cầu tiến, chăm chỉ và ham học hỏi thì tiềm năng phát triển nghề nghiệp của họ vô cùng rộng mở, thậm chí mức lương có thể cao hơn rất nhiều so với những người học hệ Đại học trong tương lai.

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về Cử nhân Phục hồi chức năng để các thí sinh có thể hiểu rõ. Hy vọng qua đây, các bạn có thể lựa chọn được địa chỉ đào tạo phù hợp cũng như định hướng được nghề nghiệp để phát triển trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Logo Phục hồi Chức năng là gì? Ứng dụng Logo PHCN cuộc sống Logo Phục hồi chức năng sử dụng các cơ sở y tế nhằm mục đích truyền đạt thông điệp về hỗ trợ, phục hồi và cải thiện sức khỏe bệnh nhân. Kỹ thuật Phục hồi Chức năng có dễ xin việc không? Góc chia sẻ Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng có dễ xin việc không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang có nguyện vọng theo học ngành học này. Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng công việc tốt hơn? Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi chức năng để phát triển trong tương lai? Bởi đây là hai ngành học tiềm năng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Học Phục hồi chức năng Online: Giải đáp thông tin đầy đủ nhất Học Phục hồi chức năng online nhiều người lựa chọn bởi bạn có thể học ở cứ đâu, bất cứ khi nào mà không bị ràng buộc thời gian hay địa điểm. Ngành Phục hồi chức năng học trường nào tốt? Học mấy năm? Ngành Phục hồi chức năng học trường nào, học mấy năm là câu hỏi chung nhiều thí sinh bởi điều này ảnh hưởng chất lượng đào tạo, mức học phí Nguyên tắc của Phục hồi Chức năng tại sao lại cần có vậy? Nguyên tắc  Phục hồi Chức năng là gì? Bởi bất kỳ hoạt động can thiệp y tế nào cũng cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cụ thể. Mục đích của Phục hồi Chức năng là gì? 4 mục đích giá trị nhất Mục đích của Phục hồi Chức năng là gì? Bởi phục hồi chức năng giúp cho bệnh nhân phục hồi lại chức năng cơ thể qua các biện pháp luyện tập. Phục hồi Chức năng tiếng anh là gì? Từ vựng tiếng anh PHCN Phục hồi Chức năng tiếng Anh là gì là kiến thức quan trọng mà các thí sinh muốn theo học ngành này nên biết. Xe đạp Phục hồi Chức năng cho người tai biến tốt nhất 2024 Xe đạp phục hồi chức năng cho người tai biến hỗ trợ người bệnh sớm khôi phục khả năng vận động một cách hiệu quả