Chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có thay đổi gì?

Chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có thay đổi gì?

04/12/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Ngành Y tế là một trong những ngành nghề quan trọng nhất hiện nay, đây là ngành đảm bảo sức khỏe cuộc sống cho cả cộng đồng, đối với những cán bộ ngành Y tế không chỉ có thời gian làm việc, mà còn có cả các ngày phải trực, vậy chế độ nghỉ trực ngành Y tế trong năm 2025 có gì thay đổi hay không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Chế độ nghỉ trực ngành Y tế như thế nào trong năm 2025?

Quy định sắp xếp lịch trực cho các cán bộ tại cơ sở Theo Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg quy định về định mức nhân lực trong phiên trực như sau:

Chế độ trực theo quy định của Nhà nước

Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 01 phiên trực gồm: trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần được quy định như sau:

  • Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;
  • Bệnh viện hạng II và hạng III: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;
  • Bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch (tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc).
  • Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực…

Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.

  • Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
  • Đối với các bệnh xá quân dân y thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế;
  • Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;

Trường hợp Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định huy động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia chống dịch thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bổ sung nhân lực trong phiên trực 24/24 giờ để vừa đáp ứng công tác chống dịch, vừa đáp ứng công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.

Lưu ý: Tùy vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh thì Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh sẽ quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.

Chế độ nghỉ trực cụ thể tùy từng cơ sở y tế, bệnh viện

Chế độ nghỉ trực ngành Y tế của từng bệnh viện sẽ khác nhau, các cán bộ Y tế được nghỉ luân phiên, đảm bảo sức khỏe để công tác sau mỗi ca trực. Thời gian trực sẽ phân theo quy định của từng bệnh viện, từng đơn vị phòng ban chuyên môn khác nhau. 

Lịch trực và ca trực:

  • Nhân viên y tế (bác sĩ, y tá, điều dưỡng,…) thường xuyên phải làm việc theo ca, có thể làm việc 24/7. Các ca trực có thể kéo dài từ 8 giờ đến 12 giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu công việc. Mỗi nhân viên có thể được phân công trực vào các ngày lễ, cuối tuần, và cả ca đêm.

Chế độ nghỉ sau trực:

  • Sau mỗi ca trực, nhân viên y tế có quyền được nghỉ ngơi theo một khoảng thời gian hợp lý, để phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ này có thể là từ 1 đến 2 ngày tùy thuộc vào thời gian và mức độ căng thẳng của ca trực.
  • Các cơ sở y tế cần đảm bảo rằng nhân viên không bị yêu cầu làm việc ngay sau khi nghỉ, nhằm tránh tình trạng làm việc quá sức.

Chế độ phụ cấp trực:

  • Nhân viên y tế thường được trả phụ cấp cho các ca trực ngoài giờ hành chính (ca đêm, ngày nghỉ, ngày lễ).
  • Mức phụ cấp này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng bệnh viện hoặc cơ sở y tế, nhưng thông thường là một khoản tiền thêm ngoài mức lương cơ bản.

Các cơ sở y tế cần đảm bảo chế độ nghỉ trực ngành Y tế, điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế, bao gồm nghỉ ngơi hợp lý, không quá tải ca trực, và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để phòng tránh căng thẳng, mệt mỏi, cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Cách tính phụ cấp thường trực tại cơ sở ngành Y tế

Tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg có quy định mức phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế như sau:

  • Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt.

+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 2.

+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.

+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

  • Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
  • Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

Bên cạnh đó, bác sĩ, nhân viên y tế còn được hưởng chế độ như sau:

  • Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
  • Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

+ Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

+ Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.Ngành dược học là một lĩnh vực đa dạng và phong phú, yêu cầu sinh viên phải có kiến thức vững chắc về nhiều môn học khác nhau. Qua bài viết, chúng ta đã có cái nhìn rõ hơn về câu hỏi ngành dược học những môn gì. Mỗi môn học đều có vai trò riêng, góp phần hình thành nên một dược sĩ giỏi, có khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. 

Đối với các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân có thể tuân theo quy định về mức phụ cấp trực cho cán bộ Y tế giống với quy định của nhà nước hoặc có thể cao hơn. 

Đề xuất tăng phụ cấp tiền trực, tiền ăn cho cán bộ ngành Y tế

Mức phụ cấp cho các cán bộ nhân viên y tế đang khá thấp, trong khi từ năm 2011 đến nay giá tiêu dùng phục vụ đời sống không ngừng tăng lên. Mức phụ cấp hiện tại khá thấp, không đủ đảm bảo nhu cầu phục vụ cuộc sống của các cán bộ trong ngành. Chính vì vậy, Bộ Y tế đang xây dựng đề xuất tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, tăng tiền trực, tiền ăn cho cán bộ y tế. 

Theo đó, Bộ Y tế sẽ triển khai xây dựng mức trợ cấp mới thay cho Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, dự kiến sẽ ban hành quy định mới này trong năm 2024.

Bổ sung Quyết định số 73 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Trong đó, nội dung sửa đổi, bổ sung bao gồm:

  • Tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; tăng mức tiền trực và tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay;
  • Áp dụng quy định thời giờ làm việc, làm thêm và thanh toán chế độ làm thêm giờ đối với thời gian trực 24/24 giờ của viên chức, người lao động theo Bộ luật Lao động;
  • Áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù đối với các đối tượng hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (bao gồm bảo vệ, lái xe, hộ lý, hợp đồng chuyên môn trong thời gian chờ thi tuyển viên chức).

Dự kiến, Bộ Y tế trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nội dung này vào tháng 11/2024. 

Các thông tin ở trên được ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp, hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp cho các cán bộ nhân viên hiểu rõ hơn về chế độ nghỉ trực ngành Y tế, cũng như các mức phụ cấp mà mình nhận được.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Ngành Y khối A00 học trường nào? Cách xét tuyển Y khối A00 Ngành Y khối A00 là ngành tiềm năng bởi luôn gắn liền với nhu cầu thiết yếu của xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe. Bán thuốc học ngành gì? Cách nào bán thuốc an toàn, hiệu quả? Bán thuốc học ngành gì? Làm thế nào để bán thuốc an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.  Học dược sĩ bán thuốc được không? Học trường nào tốt nhất? Học Dược sĩ bán thuốc được không? Học bao lâu và ở đâu uy tín? Bởi nhiều người đang có dự định học Dược để bán thuốc trong tương lai. Ngành Y khối A1 thi được không? Tiềm năng Y khối A1 thế nào? Ngành Y khối A1 có xét tuyển không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh khối A1 đang có dự định theo học ngành Y trong tương lai. Giấy xác nhận thời gian công tác trong ngành Y mới nhất 2025 Giấy xác nhận thời gian công tác trong ngành Y là văn bản hành chính và là tài liệu quan trọng để các nhân viên Y tế chứng minh năng lực. Ngành Y khối D08 có xét tuyển không? Tiềm năng như thế nào? Ngành Y khối D08 có hay không? Gồm trường Đại học nào đào tạo Y Dược xét tuyển khối D08? Tìm hiểu thông tin việc thi ngành Y khối D08. Các ngày lễ của ngành Y tế có nghĩa gì với cán bộ nhân viên? Các ngày lễ của ngành Y tế được đặt ra để tôn vinh sự cống hiến không biết mệt mỏi của những người hoạt động trong ngành này. Ngành Y có xét đánh giá năng lực không? Có những lợi thế gì? Ngành Y có xét đánh giá năng lực không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh có dự định xét tuyển ngành Y vào mỗi mùa tuyển sinh. Sinh viên ngành Y đi thực tập có lương không? Giải đáp thông tin Sinh viên ngành Y đi thực tập có lương không? Đây là thắc mắc của rất nhiều sinh viên đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thực tập.