12/01/2025
Người đăng : Nguyễn Bá TrungBác sĩ phục hồi chức năng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị cho người bệnh. Họ không chỉ điều trị các tổn thương mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu về bác sĩ phục hồi chức năng và quy trình làm việc của họ.
Mục lục
Phục hồi chức năng là một phương pháp trong y học, giúp cải thiện lại các chức năng trong cơ thể, bao gồm các bài tập vận động kết hợp cùng với các thiết bị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ phục hồi chức năng là những chuyên gia y tế, chuyên về chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến chức năng vận động của cơ thể. Đảm bảo quá trình điều trị cho người bệnh diễn ra theo đúng kế hoạch điều trị cho từng người bệnh.
Mục tiêu chính của bác sĩ phục hồi chức năng là giúp bệnh nhân hồi phục khả năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống, và tái hòa nhập vào các hoạt động hàng ngày.
Bác sĩ phục hồi chức năng có thể làm việc tại nhiều vị trí trong hệ thống y tế. Dưới đây là các vị trí mà bác sĩ phục hồi chức năng có thể đảm nhiệm.
Tất cả các bệnh viện trên cả nước đều có khoa phục hồi chức năng, chuyên điều trị các bệnh nhân sau tai nạn, phẫu thuật, hoặc các bệnh lý mạn tính như đột quỵ, viêm khớp, thoái hóa khớp, và bệnh thần kinh cơ bắp. Bác sĩ phục hồi chức năng đều có thể làm việc tại đây, thực hiện phục hồi lại cho người bệnh.
Bác sĩ phục hồi chức năng có thể mở phòng khám tư nhân để cung cấp dịch vụ điều trị, phục hồi cho bệnh nhân bị chấn thương, bệnh lý cơ xương khớp, hoặc các vấn đề về chức năng vận động.
Các cơ sở chuyên biệt tập trung vào việc giúp bệnh nhân phục hồi sau tai nạn, phẫu thuật, hoặc các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến vận động.
Các trung tâm này có thể bao gồm: Trung tâm thể thao và phục hồi chức năng cho vận động viên, trung tâm y tế cộng đồng, trung tâm chăm sóc người cao tuổi…
Một số bác sĩ phục hồi chức năng tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng, hoặc viện nghiên cứu để phát triển các phương pháp điều trị mới và đào tạo thế hệ bác sĩ phục hồi chức năng tiếp theo.
Bác sĩ phục hồi chức năng có thể trực tiếp thăm khám và hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng ngay tại nhà.
Có thể thấy rằng, bác sĩ phục hồi chức năng có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, từ các cơ sở y tế công lập, phòng khám tư nhân, đến các trung tâm phục hồi chức năng, nghiên cứu và cộng đồng.
Mức lương ngành phục hồi chức năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, vị trí công tác, cơ sở y tế làm việc và khu vực địa lý. Trung bình mức lương của bác sĩ phục hồi chức năng như sau:
Để hỗ trợ bệnh nhân hồi phục và cải thiện chất lượng cuộc sống sau các tình trạng bệnh lý, chấn thương hoặc phẫu thuật vai trò của bác sĩ phục hồi chức năng vô cùng quan trọng.
Bác sĩ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, xác định các vấn đề về vận động và chức năng, từ đó thiết kế kế hoạch điều trị cá nhân hóa, bao gồm các bài tập phục hồi, vật lý trị liệu và các phương pháp hỗ trợ khác.
Ngoài việc giúp giảm đau và cải thiện khả năng di chuyển, bác sĩ phục hồi chức năng còn hướng dẫn bệnh nhân và gia đình về cách thực hiện các bài tập và chăm sóc tại nhà, nhằm duy trì hiệu quả điều trị lâu dài.
Họ cũng hỗ trợ bệnh nhân vượt qua các khó khăn tinh thần trong quá trình phục hồi, giúp họ lấy lại sự tự tin và hòa nhập vào cuộc sống thường ngày.
Quy trình của bác sĩ phục hồi chức năng thường sẽ bao gồm nhiều bước, từ việc trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân đến theo dõi quá trình điều trị và kết quả đạt được.
Bác sĩ sẽ có những khảo sát ban đầu, đánh giá bệnh nhân qua tiền sử bệnh đã được ghi nhận, đánh giá tổng quát tình trạng bệnh, kiểm tra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và nhận định các yếu tố có ảnh hưởng trong quá trình phục hồi.
Dựa vào những thông tin thu thập được, bác sĩ sẽ xác định nhu cầu điều trị cụ thể và vạch ra kế hoạch cho người bệnh.
Sau khi đã có đủ thông tin và lên kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp điều trị đã đề ra.
Tùy vào từng tình trạng phục hồi của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.
Sau khi hoàn tất quá trình điều trị, bác sĩ phục hồi chức năng sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá tiến độ hồi phục của bệnh nhân.
Đây chính là một quy trình điều trị của bác sĩ phục hồi chức năng từ khi tiếp nhận bệnh nhân, đến điều trị và theo dõi kết quả đạt được. Cả quá trình yêu cầu bác sĩ phải theo sát người bệnh, nắm rõ được các vấn đề trong quá trình điều trị từ đó giúp bệnh nhân phục hồi nhanh nhất.
Để trở thành bác sĩ phục hồi chức năng, các bạn cần phải có kiến thức, trình độ chuyên môn đáp ứng được các yêu cầu trở thành bác sĩ.
Thời gian học để trở thành bác sĩ phục hồi chức năng (bác sĩ chuyên khoa về phục hồi chức năng) tại Việt Nam thường kéo dài khoảng 6 năm, bao gồm các giai đoạn sau:
Như vậy thời gian học để trở thành bác sĩ phục hồi chức năng sẽ kéo dài khoảng 7 – 8 năm.
Sau thời gian hoàn thành khóa học để trở thành bác sĩ phục hồi chức năng, bạn cũng cần thời gian thực hành 18 tháng tại cơ sở y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề. Như vậy, điều kiện trở thành bác sĩ phục hồi chức năng được quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2013/TT-BYT như sau:
Ngành y tế luôn thay đổi và phát triển, do đó, bác sĩ phục hồi chức năng cần liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân. Vậy ngành phục hồi chức năng học ở đâu? Một số trường Đại học đào tạo Bác sĩ phục hồi chức năng bao gồm:
Trên đây là một số trường Đại học đào tạo bác sĩ phục hồi chức năng, có thể thấy rằng, quá trình học để trở thành bác sĩ phục hồi chức năng là vô cùng khó khăn giống như các chuyên ngành khác.
Cánh cửa Đại học không phải thí sinh nào cũng có thể trạm tới bởi điều kiện mức điểm chuẩn vào đại học các khối ngành y để trở thành bác sĩ là rất cao. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn làm trong lĩnh vực phục hồi chức năng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn học Đại học Kỹ thuật Phục hồi chức năng hoặc Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng ở các trường như: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn… Với phương thức xét tuyển học bạ dễ dàng, cơ hội trở thành cán bộ y tế trong ngành Phục hồi chức năng không còn xa vời.
Bác sĩ phục hồi chức năng đóng vai trò then chốt trong quá trình giúp bệnh nhân phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống. Quy trình làm việc của họ bao gồm nhiều bước từ tiếp nhận bệnh nhân, thực hiện điều trị cho đến theo dõi và đánh giá kết quả.