Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? Đây là chức danh không còn quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ về vai trò và điều kiện để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin để bạn đọc có thể nắm rõ.
Tìm hiểu về bác sĩ chuyên khoa 2
Bác sĩ chuyên khoa 2 là một văn bằng được cấp cho bác sĩ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực y tế.
Tìm hiểu về bác sĩ chuyên khoa 2
Khái niệm bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?
Bác sĩ chuyên khoa 2 là một chức danh cao cấp trong hệ thống y tế Việt Nam, chứng minh bác sĩ đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu sau khi có chứng chỉ chuyên khoa 1. Bác sĩ chuyên khoa 2 có khả năng chẩn đoán, điều trị và thực hiện các thủ thuật, ca phẫu thuật phức tạp. Đồng thời, họ có thể đảm nhận những vị trí lãnh đạo trong các khoa hoặc quản lý cấp cao của bệnh viện.
Cách chuyển đổi từ bằng bác sĩ chuyên khoa 2 sang bằng tiến sĩ
Căn cứ vào Mục III.4 Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT, bác sĩ chuyên khoa 2 muốn chuyển đổi để lấy bằng tiến sĩ cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Chuyên ngành của bác sĩ chuyên khoa 2 phải phù hợp với chuyên ngành bằng tiến sĩ muốn chuyển đổi;
- Được cơ quan quản lý nhân lực cử đi học chuyển đổi bằng công văn cụ thể;
- Tham gia dự thi và đạt đủ yêu cầu vượt qua các môn cơ bản, cơ sở, đồng thời bảo vệ đề cương trong kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm do các cơ sở đào tạo sau đại học có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ tương ứng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận nghiên cứu sinh;
- Hoàn thành đầy đủ các môn học còn thiếu trong chương trình đào tạo tiến sĩ, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cách chuyển đổi bằng tiến sĩ sang bằng bác sĩ chuyên khoa 2
Tại mục III.5 Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT quy định về điều kiện để tiến sĩ chuyển đổi lấy bằng bác sĩ chuyên khoa 2 như sau:
- Chuyên ngành của bằng tiến sĩ phải phù hợp với chuyên ngành của bằng bác sĩ chuyên khoa 2 muốn chuyển đổi;
- Được cử đi học chuyển đổi bởi cơ quan quản lý nhân lực và có công văn;
- Hoàn thành đầy đủ các môn học bổ sung, thực hành và thi tốt nghiệp thực hành theo Quy chế đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 hiện hành của Bộ Y tế.
Muốn trở thành bác sĩ chuyên 2 cần điều kiện gì?
Dưới đây là những điều kiện để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 mà bạn cần nắm rõ:
- Có bằng thạc sĩ đăng ký vào đúng ngành/chuyên ngành đã được đào tạo ở chuyên khoa 1, thạc sĩ hoặc đã là bác sĩ chuyên khoa 1;
- Đã tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 hoặc phải có thời gian 36 tháng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với những lĩnh vực yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Vai trò của bác sĩ chuyên khoa 2
Bác sĩ chuyên khoa 2 đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho người bệnh cũng như trong công tác đào tạo các thế hệ bác sĩ tương lai. Cụ thể như sau:
Vai trò của bác sĩ chuyên khoa 2
Trong chăm sóc bệnh nhân
- Bác sĩ chuyên khoa 2 có kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực giúp học có thể chẩn đoán được các bệnh lý phức tạp mà các bác sĩ cấp dưới không thể giải quyết;
- Có khả năng thực hiện các thủ thuật và phẫu thuật chuyên sâu trong chuyên ngành của mình bằng việc áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến;
- Với những ca bệnh khó hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường đòi hỏi các bác sĩ chuyên khoa 2 mới có thể giải quyết được.
Trong đào tạo và giảng dạy
- Giữ vai trò đào tạo và hướng dẫn các bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ trẻ trong quá trình học tập và thực hành lâm sàng;
- Tham gia giảng dạy tại các trường học đào tạo chuyên ngành Y Dược để cung cấp kiến thức cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tế của bản thân cho sinh viên.
Trong nghiên cứu khoa học
- Tham gia nghiên cứu lâm sàng về các loại thuốc mới, các phương pháp điều trị và các kỹ thuật mới trong lĩnh vực chuyên môn của mình;
- Góp phần cải tiến quy trình chẩn đoán, điều trị hoặc phục hồi chức năng trong y tế bằng cách nghiên cứu và cập nhật các kiến thức mới và ứng dụng các công nghệ mới trong chăm sóc sức khỏe.
Trong quản lý bệnh viện
- Tham gia quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động chuyên môn trong khoa nhằm đảm bảo các phương pháp điều trị được thực hiện đúng và đầy đủ.
- Đưa ra quyết định về phương pháp điều trị cho các bệnh nhân khó hoặc có tình trạng bệnh lý phức tạp.
Trong tư vấn và hỗ trợ chuyên môn
- Giải đáp các thắc mắc về các ca bệnh phức tạp cho các bác sĩ, đồng thời đưa ra hướng dẫn về phương pháp điều trị bệnh nhân hợp lý;
- Tư vấn và cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh lý, phác đồ điều trị và các phương pháp điều trị để người bệnh và gia đình họ nắm được.
Trong các hoạt động cộng đồng
- Tổ chức và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các buổi tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bệnh tật và cách phòng ngừa;
- Tham gia thiết kế và phát triển các chiến lược chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng hoặc trong các vấn đề y tế cấp bách.
Ai là người có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp cho bác sĩ chuyên khoa 2?
Tại Điều 6 Quy chế cấp bằng tốt nghiệp kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT quy định về thẩm quyền cấp bằng cho bác sĩ chuyên khoa 2 như sau:
Bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 do Hiệu trưởng các trường đại học Y – Dược được phép đào tạo cấp cho người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa đạt yêu cầu và có Quyết định công nhận tốt nghiệp.
Như vậy, nếu bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 và có Quyết định công nhận tốt nghiệp thì bạn sẽ được Hiệu trưởng của trường đang theo học cấp bằng.
Quy định quản lý bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2
Theo Quy chế cấp bằng tốt nghiệp theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT quy định quản lý bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 như sau:
- Vào tháng 01 hàng năm, các Trường Đại học Y – Dược được phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 phải đăng ký với Bộ Y tế số lượng bằng mà trường cần để cấp cho các học viên tốt nghiệp trong năm. Đồng thời, báo cáo với Bộ Y tế tình hình cấp bằng của năm trước đó bao gồm số lượng đã cấp, mã số từng bằng hỏng, số bằng còn lại. Theo đó, danh sách học viên được cấp bằng và mã số bằng được lưu trữ tại Bộ Y tế;
- Bằng tốt nghiệp của bác sĩ chuyên khoa 2 chỉ được cấp sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp và viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung ghi trong bằng có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu nổi;
- Bằng tốt nghiệp của bác sĩ chuyên khoa 2 chỉ cấp một lần, kèm theo bảng điểm kết quả học tập. Trong trường hợp bị bằng bị nhàu nát bị hỏng không thể sử dụng được hoặc bị mất bằng, nếu có lý do chính đáng thì Hiệu trưởng của trường cấp bằng xem xét và có thể cấp giấy chứng nhận thay thế. Lưu ý, việc cấp giấy chứng nhận cũng chỉ thực hiện một lần duy nhất;
- Trường Đại học Y Dược được phép cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 phải có sổ theo dõi cấp phát bằng và quản lý thống nhất việc cấp bằng của trường mình. Theo đó, hồ sơ cấp bằng bác sĩ chuyên khoa 2 phải được lưu trữ đầy đủ và vĩnh viễn tại trường;
- Trong trường hợp bằng bị lỗi khi in ấn hoặc viết bằng thì phải lập biên bản có công văn xác nhận của cơ sở đào tạo và giao trả lại đầy đủ cho cơ quan phát hành;
- Không được tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo, mua bán bằng dưới mọi hình thức.
Chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2
Tùy vào từng chuyên ngành mà chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ kéo dài từ 2 – 4 năm. Theo đó, các bác sĩ sẽ nghiên cứu, thực hành và trau dồi kiến thức chuyên môn của mình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Từ đó, họ có thể đảm nhận các ca bệnh phức tạp và phát triển trong lĩnh vực chuyên khoa đã chọn.
Chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 thường bao gồm các chuyên ngành bắt buộc như:
- Quản lý y tế;
- Nội tiêu hóa;
- Nội khoa;
- Ngoại khoa;
- Ngoại tiêu hóa;
- Sản phụ khoa;
- Chấn thương chỉnh hình;
- Y học cổ truyền.
Học bác sĩ chuyên khoa 2 ở đâu?
Trên toàn quốc có rất nhiều địa chỉ đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 uy tín, chất lượng. Dưới đây là danh sách một số trường tiêu biểu để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
- Đại học Y Hà Nội;
- Học viện Quân Y;
- Đại học Y Dược Thái Bình;
- Đại học Y Dược Cần Thơ;
- Đại học Y Dược Huế;
- Đại học Y Dược Hải Phòng;
- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
Lương bác sĩ chuyên khoa 2 bao nhiêu?
Thực tế, mức lương của bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, nơi công tác,…. Dưới đây là mức lương phổ biến của bác sĩ chuyên khoa 2 để các bạn có thể tham khảo:
Lương bác sĩ chuyên khoa 2 bao nhiêu?
– Mức lương cơ bản: Theo quy định của Nhà nước, mức lương cơ bản của bác sĩ chuyên khoa 2 được quy định cụ thể như sau:
Bậc lương
|
Hệ số lương
|
Mức lương
(đơn vị: đồng/tháng)
|
Bậc 1
|
6,2
|
11.160.000
|
Bậc 2
|
6,56
|
11.808.000
|
Bậc 3
|
6,92
|
12.456.000
|
Bậc 4
|
7,28
|
13.104.000
|
Bậc 5
|
7,64
|
13.752.000
|
Bậc 6
|
8,0
|
14.400.000
|
– Các khoản phụ cấp: Bên cạnh lương cơ bản, bác sĩ chuyên khoa 2 còn được nhận các khoản phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp công tác vùng sâu, vùng xa,… Tùy từng cơ sở y tế mà các phụ cấp này có thể từ vài trăm, vài triệu đến hàng chục triệu đồng/tháng.
– Thu nhập từ phẫu thuật, thủ thuật: Với các bác sĩ chuyên khoa 2 làm việc ở các cơ sở y tế lớn có thể có thu nhập từ việc thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật chuyên môn cao.
Như vậy, mức thu nhập của bác sĩ chuyên khoa 2 nằm trong khoảng 20 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm ở các bệnh viện lớn hoặc các bệnh viện tư nhân, quốc tế thì mức lương có thể đạt 30 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn nữa.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp nhằm giải đáp cho câu hỏi “Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?”. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm rõ về điều kiện, chương trình, địa chỉ đào tạo và các quy định để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp đã chọn!