29/04/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungHọc Y nói chung và Phục hồi chức năng nói riêng có lượng kiến thức lớn và “khó nhằn” với hầu hết các bạn trẻ. Những lưu ý khi học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng sau sẽ là cẩm nang giúp các em nhớ lâu học tốt.
Để học Đại học, Cao đẳng Phục hồi chức năng hiệu quả người học không chỉ giỏi chuyên môn mà phải có các phẩm chất cần có của một người hành nghề Y Dược.
Với một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng, các em cần rèn luyện để sở hữu những phẩm chất sau:
Khi học và làm việc với tình yêu, niềm đam mê thì chắc chắn sẽ mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn cho người học. Yêu thích nghề tạo hứng thú cho các em tìm hiểu, nâng cao kiến thức – kỹ năng nghiệp vụ. Từ đó mở rộng tư duy và nhận thức sâu sắc về ngành nghề, về chức năng nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người.
Có lòng yêu nghề cấp cho bạn động lực vượt qua mọi gian nan thử thách để sống trọn nhiệt huyết, phát huy tối đa thế mạnh và tăng thời gian gắn bó với nghề. Phẩm chất này cũng giúp người học tự tin với những bước đi của mình trong sự nghiệp học hành. Chính vì vậy, yêu nghề được xem là tố chất hàng đầu các em cần trau dồi. Đặc biệt với ngành học liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người như Kỹ thuật Phục hồi chức năng.
Tư duy, sáng tạo là yêu cầu cần thiết với một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng trong tương lai. Với những sinh viên ngành này, ngay từ khi còn trên giảng đường cần thường xuyên trau dồi phẩm chất này bởi những kỹ thuật, phương pháp phục hồi chức năng như bài tập vận động, sóng điện từ,… đều cần người thực hiện có tư duy logic và nhanh nhạy. Đồng thời dựa vào chuyên môn, kiến thức đã học sáng tạo ra những liệu trình mới cho công cuộc hồi phục thể chất – tinh thần của người bệnh.
Quá trình học tập cũng như thực hành điều trị Phục hồi chức năng thường rất dài, nhiều công đoạn nên rất cần người có tính kiên nhẫn, cầu tiến đồng hành giúp người bệnh chiến thắng biến chứng, tật nguyền,… Cầu tiến là phẩm chất thúc đẩy người học hoàn thiện bản thân, tích cực học hỏi và cập nhật kiến thức mới, vừa mang hiệu quả điều trị vừa tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Tính mạng, sức khỏe con người là vô giá, vậy nên các công việc Y Dược luôn yêu cầu cao về tính chính xác và tỉ mỉ. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cần rèn luyện thành thạo các kỹ thuật, liệu trình chữa trị đảm bảo không xảy ra sai sót gây hậu quả nghiêm trọng.
Những phẩm chất trên là cơ bản với một người học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng các bạn trẻ cần tôi luyện. Bởi trên giảng đường, khi bạn sai sót sẽ bị điểm kém và được phép thực hiện lại nhưng khi hành nghề là không thể.
Vậy làm thế nào để rèn luyện được chuyên môn tốt và có những phẩm chất trên khi học ngành Phục hồi chức năng?
>> Xem thêm: Thí sinh xem tương lai ngành Phục hồi Chức năng
Kỹ thuật Phục hồi chức năng không phải ngành học dễ dàng. Để có đủ những phẩm chất kể trên, trong quá trình học sinh viên cần ghi nhớ các lưu ý sau để có thành tích học tập tốt, nâng cao kiến thức – kỹ năng cho mình.
Rất nhiều tân sinh viên choáng ngợp thời gian đầu do không quen môi trường và chương trình học mới. Giai đoạn này các em sẽ không có ai sát sao, thầy cô thường giảng nhanh, sinh viên không thường xuyên kiểm tra miệng. Những điều này có ở tất cả môi trường học Cao đẳng, Đại học và riêng Y Dược sẽ có phần khắc nghiệt hơn. Đó là lý do ngay từ khi học năm nhất các em cần nghiêm túc học hành, làm quen với những thay đổi này.
Bên cạnh chăm chỉ thì cách học cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập. Vì thế, để có điểm số cao, hiểu bài sâu và nhớ lâu bạn cần tìm cho mình cách học phù hợp càng sớm càng tốt.
Có 5 cách học được đông đảo sinh viên Y Dược ứng dụng hiện nay bạn có thể tham khảo:
Việc lặp đi lặp lại kiến thức tránh tình trạng “nay nhớ mai quên” của hầu hết sinh viên. Với các môn học khô khan thuộc lĩnh vực Phục hồi chức năng các em cần thường xuyên ôn luyện, chủ động lặp lại kiến thức thông qua ghi chép, đọc to, “note” giấy nhớ mọi nơi,…
Đừng quên đan xen thực hành, liên hệ thực tiễn để biến kiến thức trở nên dễ hiểu, gần gũi và dễ nhớ nhé.
Đọc giáo trình máy móc, nghe giảng thụ động không phải cách học thông minh. Thay vào đó, bạn hãy chủ động rà soát tài liệu, tự kiểm tra chính mình bằng việc trả lời các câu hỏi khác nhau để kích thích não bộ tư duy. Sau đó đánh giá tình trạng bản thân để biết mình đang yếu phần kiến thức nào, từ đó bù lại kịp thời.
Những kiến thức hàn lâm sẽ dễ nhớ hơn khi được tưởng tượng sinh động và trực quan. Não bộ sẽ ưu tiên ghi nhớ thông tin qua hình ảnh tốt hơn là những con chữ nhàm chán.
Vận dụng mô hình hành vi của nhà khoa học Stanford BJ Fogg kích thích động lực học tập cho bạn. Mô hình này gồm 3 biến số: Động lực, Khả năng và Yếu tố kích hoạt.
Ví dụ bạn muốn học bài để thành tích học tập tốt. Lúc này hãy vạch ra những lợi ích sẽ nhận được khi học tốt và đạt điểm cao. Sau đó tăng khả năng đạt được bằng cách thu thập nhiều tài liệu, đăng ký khóa học,… Cuối cùng kích hoạt hành vi thông qua tạo ghi chú, nhắc nhở mỗi ngày.
Y học nói chung và Kỹ thuật Phục hồi chức năng nói riêng có hệ thống kiến thức không chỉ giới hạn trong sách vở và giảng đường. Sinh viên muốn nâng cao trình độ phải kết hợp trải nghiệm, tích cực quan sát thực tế mọi lúc mọi nơi. Áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế giúp não bộ nhớ lâu hơn bao giờ hết.
Sinh viên khóa trước, giảng viên, y – bác sĩ hay bất kỳ ai đi trước trong lĩnh vực bạn đang học đều sẽ là những người thầy lý tưởng. Họ giàu kinh nghiệm, là nguồn thông tin chắt lọc quý báu và đưa ra những lời khuyên, tài liệu học tập hữu ích. Vì vậy, đừng ngại ngần tận dụng cơ hội và mở rộng mối quan hệ nhé.
Ngoài ra, bạn nên tích cực trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học văn phòng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, đây được xem là những điều kiện cần thiết để người lao động tiếp cận nhiều cơ hội việc làm mới.
Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng mà Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch gửi đến bạn. Tóm lại, để học taốt ngành này các em cần rèn luyện tính chủ động, áp dụng phương pháp học phù hợp. Điều này không chỉ áp dụng khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà ngay khi hành nghề thực tiễn cũng giúp ích rất nhiều. Đừng quên lưu lại và áp dụng nhé.