08/05/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungViệc theo học ngành Điều dưỡng là một trong những lựa chọn sáng suốt khi ngành đang thiếu nhân lực một cách trầm trọng. Ngoài việc đáp ứng được điều kiện xét tuyển ngành Điều dưỡng phải đỗ tốt nghiệp THPT thì thí sinh cần nắm được các kiến thức Điều dưỡng cơ bản để có thể làm việc trong lĩnh vực này.
Các kỹ thuật y tế sau chính là những kiến thức Điều dưỡng cơ bản mà Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp bạn không nên bỏ qua.
Trước khi thực hiện kỹ thuật pha thuốc, Điều dưỡng cần kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc gồm tên, hàm lượng, đường dùng, thời hạn sử dụng. Kiểm tra toàn diện ống/lọ thuốc đảm bảo nguyên vọng, không biến đổi màu sắc hoặc có hiện tượng lạ.
Chuẩn bị dụng cụ gồm xy lanh, kim pha thuốc, bình cồn sát khuẩn, hộp bông cầu cồn, hộp bông cầu khô, hộp chống shock, ống nước cất, găng tay, túi rác y tế, chai dung dịch rửa tay, hộp đựng vật sắc nhọn.
Hoàn tất các công đoạn trên sẽ tiến hành pha thuốc cho bệnh nhân:
Rút dung dịch pha thuốc:
Bơm nước pha tiêm vào lọ để hòa tan thuốc:
Rút thuốc đã hoà tan vào trong xy lanh:
Tiêm cho bệnh nhân:
Quy trình thực hiện kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi tĩnh mạch gồm:
Lưu ý: Không nên đặt kim luồn tại vùng có nếp gấp, nơi da tổn thương, phù nề, bị liệt,… Những vị trí Điều dưỡng nên ưu tiên là tĩnh mạch vùng đầu (trừ mặt), mu bàn tay, cẳng tay, trước hố khuỷu tay, mắt cá chân,… và nên cắt tóc nếu đặt kim luồn ở vùng đầu.
Điều dưỡng trước khi thực hiện cần xác định loại vết thương mình cần xử lý, sau đó áp dụng các kỹ thuật dưới đây:
Rửa sạch tay, các dụng cụ cần thiết và đeo găng tay. Sau đó trải nilon xuống phía dưới để vết thương lộ rõ. Tiến hành cởi bỏ băng cũ nhẹ nhàng và chậm rãi. Nếu thấy vết thương chảy dịch cần thấm nước và rửa ẩm vết thương trước khi tháo. Sau đó băng kín vết thương lại.
Dùng gạc thấm bớt dịch rồi lấy dụng dịch rửa và oxy già sát khuẩn. Lấy kéo loại bỏ phần hoại tử. Trường hợp vết thương nhiều ngách thì tiến hành mở rộng vết thương, thấm mủ và lấy dị vật ra ngoài. Sau đó lấy gạc thấm dung dịch và rửa vết thương nhẹ nhàng, đắp miếng gạc vô khuẩn lên vết thương và băng lại.
Dùng dung dịch sát khuẩn rửa bên ngoài vết thương, lấy kẹp phẫu tích và kéo cắt chỉ cắt một nốt và dùng kẹp tách phần miệng vết thương. Lấy gạc củ ấu thấm dịch bên trong vết thương sau đó rửa bằng dung dịch. Tiếp tục lấy gạc lau khô, đắp gạc vô khuẩn lên và dùng băng cuốn lại.
Sau đây là kỹ thuật cắt chỉ vết thương cơ bản:
Gãy xương có nhiều vị trí tổn thương khác nhau, nhưng về cơ bản Điều dưỡng cần nắm rõ các kỹ thuật sơ cứu cơ bản sau:
Lưu ý: Không di chuyển người bệnh, từ khi cần thiết để tránh tổn thương nặng hơn.
Cầm máu tạm thời được áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp và được sử dụng thường xuyên. Điều dưỡng có thể dùng các cách sau để cầm máu nhanh:
Ép trực tiếp lên vết thương bằng băng nếu có hoặc vải sạch như khăn tắm, khăn tay, quần áo,… Hoặc băng ép xung quanh vị trí bị thương do dị vật đâm sâu rồi phủ một lớp gạc và bông thấm lên. Đặt một lớp bông mỡ dày lên trên.
Kỹ thuật này tương tự băng ép nhưng dùng thêm bấc gạc nhét nút vào vết thương. Lấy kẹp cầm máu nhét gạc vô khuẩn (tốt nhất là khâu sẵn thành cuộc bấc 2 x 50cm) nhồi sâu vào tận đáy của vết thương và ấn chặt.
Dùng ngón tay đè chặt vào phần động mạch trên đường đi từ tim đến vết thương nhằm tạo lực ép hạn chế máu chảy. Biện pháp này cầm máu hiệu quả và ít đau đớn cho người bệnh nhưng đòi hỏi Điều dưỡng viên có kiến thức và kỹ thuật giải phẫu tốt.
Khử khuẩn dụng cụ y tế có hai cách chính là luộc và dùng hóa chất.
Dụng cụ đã rửa sạch tiến hành tháo rời, đổ ngập nước sạch vào nồi đựng và đun. Khi nước sôi thì duy trì khoảng 20 phút (trường hợp cho thêm dụng cụ khi nước sôi phải tính lại thời gian từ đầu). Lấy dụng cụ đã nguội ra khỏi nồi, để trong hộp vô trùng có nắp. Quá trình thực hiện phải đeo găng tay vô khuẩn và kẹp đã khử trùng. Dụng cụ đã luộc sử dụng tối đa 24 giờ.
Cho dụng cụ đã rửa sạch vào dung dịch Cloramin 0.5% hoặc Glutaraldehyde 2% (chỉ dùng Glutaraldehyde 2% với ống hút thai) ngâm trong 20 phút. Sau đó rửa lại lần nữa bằng nước đun sôi để nguội.
Lưu ý: Phương pháp này không áp dụng với dụng cụ kim loại, vải mà chỉ dành cho chất liệu nhựa, cao su,…
Điều dưỡng kiểm soát lượng dịch truyền vào và ra của cơ thể bệnh nhân và ghi chép đầy đủ nhằm xác định lượng dịch đưa vào cơ thể đầy đủ và phù hợp.
Chuẩn bị phiếu theo dõi lượng dịch vào và ra cạnh giường và bút viết. Kèm theo đó là dụng cụ đo lường là bô đi cầu liền ghế hoặc bô đi tiểu, vật chứa có chia các mức độ để đo lượng dịch vào và vật chứa đo lượng dịch ra.
Dựa vào bữa ăn ghi vào phiếu theo dõi dịch vào ở cạnh giường số lượng, thời gian của mỗi loại. Lưu ý không đo các thực phẩm được nghiền và xác định có phải bệnh nhân đã được đưa vào loại dịch nào khác giữa bữa ăn hay không và cộng thêm số lượng đó vào phiếu (Ví dụ như uống nước kèm với thuốc).
Đo toàn bộ khối lượng dịch đường tĩnh mạch vào gồm truyền máu và tất cả các loại dịch đưa vào cơ thể theo đường tĩnh mạch (nếu có). Điều dưỡng ghi chép chính xác số lượng, thời gian từng loại dịch.
Theo mỗi lần bài tiết tiến hành đổ nước tiểu vào vật chữa đo lường, quan sát số lượng và ghi chép chi tiết vào phiếu cạnh giường. Với người bệnh có đặt thông tiểu lưu, Điều dưỡng ghi chép số lượng nước tiểu cuối ca đồng thời làm trống túi dẫn lưu. Đo lường dịch ra còn gồm cả chất nôn, phân lỏng và dẫn lưu khác.
Điều dưỡng nhận định hô hấp, khả năng viết, nghe và ngôn ngữ để nhận định tình trạng bệnh nhân. Đồng thời đánh giá tần số thở, nhịp điệu thở, kiểu thở, sự di động của lồng ngực, tình trạng ho hay chất tiết ra mở khí quản.
Điều dưỡng cũng can thiệp vào việc hút đờm thường xuyên, lượng giá nồng độ oxy trong máu, cấp oxy cho người bệnh và nhiều kỹ thuật liên quan khác.
Trên đây là những kỹ thuật, kiến thức Điều dưỡng cơ bản mà sau khi ra trường sinh viên phải thuần thục. Điều này cho thấy làm Điều dưỡng đòi hỏi người học am hiểu nhiều kỹ thuật chăm sóc sức khỏe. Cùng với đó là các yêu cầu về thái độ, kỹ năng chuyên môn riêng biệt.
Điều dưỡng là ngành có nhiệm vụ bảo vệ, nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh và các chấn thương. Họ tham gia vào hầu như tất cả công đoạn của trình khám – chữa bệnh. Bởi vậy muốn làm việc về Điều dưỡng bạn cần chuẩn bị các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm phù hợp.
Một Điều dưỡng viên có giỏi hay không phụ thuộc chính vào kỹ năng chuyên môn. Nhìn chung, để làm Điều dưỡng người học cần học tập, rèn luyện các kỹ năng cơ bản như sau:
Điều dưỡng là công việc thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên kỹ năng mềm có vai trò vô cùng quan trọng. Có thể kế đến các kỹ năng về giao tiếp, khai thác thông tin, thuyết phục, xử lý tình huống,… hay đơn giản là khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng.
Là công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe, cần thấu hiểu bệnh nhân nên Điều dưỡng hợp với những ai tính cách hòa nhã, tinh tế và khéo léo. Khối lượng công việc nhiều, không cho phép có sai sót nên bạn cần rèn luyện khả năng chịu áp lực tốt, nghiêm túc và cẩn thận mọi lúc mọi nơi khi hành nghề.
Những em có các tiêu chí trên được đánh giá phù hợp với ngành Điều dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình học tập bạn cũng có thể trau dồi và bổ sung kỹ năng cho mình, nên nếu thực sự đam mê ngành thì hãy kiên trì theo đuổi nhé.
Không chỉ có vậy, chọn trường học thích hợp và uy tín cũng được coi là hướng đi đúng đắn bồi dưỡng chuyên môn và trở thành Điều dưỡng viên giỏi. Trong đó, Cao đẳng thu hút đông đảo sự quan tâm của học sinh và phụ huynh khi có nhiều lợi thế về học phí thấp, thời gian học nhanh và dễ kiếm việc làm.
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng diễn ra ở nhiều trường hiện nay. Nhưng giữa “ma trận” như vậy thí sinh khó lòng tìm được đơn vị uy tín. Vậy làm thế nào chọn được trường đào tạo đáp ứng chuyên môn ngành và có kinh nghiệm hành nghề giỏi?
Các em có thể xem xét dựa trên chương trình học phải đảm bảo các kiến thức – kỹ năng cần thiết của Điều dưỡng viên; Tỷ lệ việc làm sinh viên cao; Hoạt động hợp tác giữa trường với tổ chức doanh nghiệp/bệnh viện về học tập, thực tập, làm việc hiệu quả;…
Học sinh có thể tìm hiểu thông tin từ các nguồn như các hội nhóm facebook, cộng đồng chia sẻ sinh viên, báo đài, blog hay chính những sinh viên đã và đang học tại trường dự tuyển.
Nếu các em còn phân vân chưa chọn được trường học ưng ý thì có thể cân nhắc đến Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (CBK). Đây là một trong những trường top đầu về đào tạo Y Dược hệ Cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trường tập trung đào tạo các khối ngành sức khỏe như Dược, Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Y học Cổ truyền.
Điều dưỡng luôn là ngành có số lượng hồ sơ nhập học cao vào mỗi mùa tuyển sinh tại CBK. Mỗi năm, đơn vị đào tạo cho thị trường lao động cả nước nhiều Điều dưỡng viên trình độ chuyên môn giỏi. 100% sinh viên đủ điều kiện hành nghề, tỷ lệ các em ra trường 1 năm có việc làm cao, trên 98%.
Nhiều em thắc mắc học Cao đẳng Điều dưỡng ra làm gì? Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường sinh viên có thể làm Điều dưỡng viên, nghiên cứu sinh, nghiên cứu sản phẩm, giảng viên hoặc tự mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…
Năm 2024, trường chủ trương xét tuyển trực tuyến ngành thông qua xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT là được tuyển thẳng và có cơ hội miễn giảm 100% học phí. Đây được xem là chính sách tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi để học sinh theo đuổi đam mê, nhất là những em hoàn cảnh gia đình khó khăn, người dân tộc thiểu số,…
Với các thông tin trên đã cung cấp đến bạn đọc các kiến thức Điều dưỡng cơ bản. Hy vọng qua những chia sẻ này đã giúp các em hiểu hơn về ngành, từ đó chủ động lập ra kế hoạch học tập hiệu quả cho mình.