Khối S gồm những môn, ngành nào? Lưu ý tuyển sinh khối S

Khối S gồm những môn nào, ngành nào? Lưu ý tuyển sinh khối S

03/06/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

S là khối đặc trưng dành cho những thí sinh yêu thích nghệ thuật và văn hóa. Tuy nhiên, khi nhắc đến tổ hợp môn này nhiều thí sinh vẫn chưa biết khối S gồm những môn nào, ngành nào? Nếu bạn cũng đang mông lung thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Khối S gồm những môn nào?

Khối S thuộc hệ thống tổ hợp môn thi tuyển, xét tuyển vào Cao đẳng – Đại học ở Việt Nam. Khối S có các môn là Ngữ văn (hoặc Toán) và hai môn chủ đạo là năng khiếu Điện ảnh (hệ số 2). Điểm môn Toán hoặc Ngữ Văn được lấy từ điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia và 2 môn thi năng khiếu do các trường tổ chức.

Học sinh chọn khối S phải giỏi Ngữ văn (hoặc Toán) và hai môn chủ đạo là năng khiếu

Học sinh chọn khối S phải giỏi Ngữ văn (hoặc Toán) và hai môn chủ đạo là năng khiếu

Hiện nay, các tổ hợp môn khối S gồm có:

  • S00: Ngữ Văn, Năng khiếu sân khấu Điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu Điện ảnh
  • S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

Với hai tổ hợp môn này thí sinh phù hợp định hướng nguyện vọng các nghề về văn hóa và nghệ thuật. Vậy thực chất khối S học được những ngành nào?

Khối S gồm những ngành nào?

Thí sinh có thể dùng khối S làm căn cứ xét tuyển vào một số ngành tiêu biểu sau:

Khối học

Tên ngành

S00

Đạo diễn Sân khấu

S00

Huấn luyện múa

S00

Diễn viên kịch – Điện ảnh – Truyền hình

S00

Biên đạo múa

S00

Quay phim Truyền hình

S00

Diễn viên sân khấu kịch hát

S00

Lý luận, phê bình Điện ảnh – Truyền hình

S01

Công nghệ Điện ảnh – Truyền hình

S00

Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh

S00

Đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình

S00

Nhiếp ảnh

S00

Quay phim

S00

Biên kịch Điện ảnh – Truyền hình

S00

Diễn viên Cải lương

S00

Diễn viên Chèo

S00

Diễn viên

Như vậy có thể thấy, khối S chỉ tập trung tuyển sinh đầu vào các ngành có tính nghệ thuật và sáng tạo cao. Là một tổ hợp môn sở hữu nhiều ngành đặc thù như vậy nên quá trình tuyển sinh các ngành của khối S có nhiều khác biệt đòi hỏi các em phải hiểu rõ.

>> Xem thêm: R22 gồm những môn nào? Ngành nào?

Lưu ý trong tuyển sinh một số ngành khối S

Các lưu ý quan trọng trong quá trình tuyển sinh sau các sĩ tử không nên bỏ qua để tránh những sai sót không đáng có.

Điều kiện dự thi

Giống như những khối thi cơ bản A, B, C, D thì học sinh khối S cũng phải đỗ tốt nghiệp THPT hoặc tương đương mới đủ điều kiện tham gia xét tuyển, thi tuyển. Riêng nhóm ngành về múa bạn phải tốt nghiệp hệ Trung cấp hoặc Cao đẳng Nghệ thuật Múa.

Bên cạnh đó, thí sinh cũng phải đảm bảo điều kiện sức khỏe tốt, đủ năng lực hành vi dân sự và không đang trong thời gian thi hành án theo quyết định của Tòa án.

Yêu cầu đặc trưng từng ngành

Các ngành của khối S liên quan đến nghệ thuật với đặc điểm phải xây dựng hình ảnh cá nhân tốt, thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Vì lẽ đó, ngoài những tố chất về năng khiếu thì bạn phải đạt tiêu chí về ngoại hình, chiều cao với một số ngành đặc thù.

Ngành sân khấu Điện ảnh, diễn viên Chèo – Cải lương – Múa rối:

  • Chiều cao: Từ 1m65 (nam) và 1m55 (nữ).
  • Độ tuổi: Từ 17 đến 22 tuổi.
  • Ngoại hình: Dáng người cân đối, không khuyết tật hình thể.
  • Giọng nói: Không nói lắp, nói ngọng, giọng nói và giọng hát tốt.
  • Khi đi thi thí sinh không được mặc áo dài, váy và không trang điểm.

Ngành Điện ảnh, Truyền hình, Nhiếp ảnh & Đạo diễn Sân khấu:

Thí sinh đăng ký học những ngành này phải nộp hồ sơ kèm bài viết, truyện ngắn, kịch bản, ảnh chụp,… theo yêu cầu từng ngành. Tất cả gửi về ban thư ký tuyển sinh theo đúng thời hạn quy định tại đơn vị dự tuyển.

Ngành Quay phim & Nhiếp ảnh:

Quay phim và Nhiếp ảnh yêu cầu thí sinh phải biết sử dụng máy ảnh cơ thể hiện bài thi. 

Hình thức dự thi khối S

Các thí sinh khối S dự tuyển sẽ phải trải qua các vòng thi sơ tuyển và chung tuyển. Vòng chung tuyển là bước quyết định cuối cùng để xác định việc bạn có được tuyển sinh vào các trường khối S hay không. 

Các thí sinh khối S sẽ phải trải qua các vòng thi sơ tuyển và chung tuyển

Các thí sinh khối S sẽ phải trải qua các vòng thi sơ tuyển và chung tuyển

Lưu ý: Thí sinh phải dự thi đạt vòng sơ tuyển mới được thi vòng chung tuyển. Điểm trung bình các môn năng khiếu ở vòng chung tuyển nhân hệ số 2 cộng vào tổng điểm. Các ngành nghề sẽ có quy định riêng của 2 vòng thi này, cụ thể như sau:

Ngành đào tạo

Vòng sơ tuyển

Vòng chung tuyển

Biên kịch Điện ảnh

Thí sinh trải qua vòng thi viết kiến thức văn học nghệ thuật và kiến thức chung văn hoá xã hội.

Thí sinh trải qua 3 bài thi:

+ Bài thứ nhất: Viết một bài sáng tác tiểu phẩm về Điện ảnh (hệ số 2),

+ Bài thứ hai: Vấn đáp – kiến thức Điện ảnh và trình bày khả năng sáng tác kịch bản.

+ Bài thứ ba: Bài thi Ngữ Văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Lý luận phê bình Điện ảnh

Thí sinh trải qua vòng thi về văn hoá xã hội & văn học nghệ thuật.

Trải qua 3 bài thi.

+ Bài 1: Xem và phân tích phim (hệ số 2).

+ Bài 2: Vấn đáp năng khiếu về cảm thụ và phê bình Điện ảnh, nhận xét phim nộp khi đăng ký dự thi.

+ Bài 3: Bài thi ngữ Văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình

Thí sinh trải qua kỳ thi kiến thức chung về văn học nghệ thuật & văn hoá xã hội.

Thí sinh làm 3 bài thi:

+ Bài 1: Phân tích phim và sáng tác theo đề dựa trên đoạn phim đã xem (hệ số 2).

+ Bài 2: Thi vấn đáp với đề bài chọn một chủ đề để dựng ảnh, trả lời câu hỏi liên quan đến bài thi.

+ Bài 3: Bài thi ngữ Văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Quay phim & Nhiếp ảnh

Thí sinh trải qua vòng thi về kiến thức văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật.

Thí sinh tham dự 3 bài thi:

+ Bài 1: Phân tích phim/tác phẩm cá nhân.

+ Bài 2: Chụp ảnh, đồng thời tham gia thi vấn đáp phân tích những bức ảnh đã chụp.

+ Bài 3: Bài thi ngữ Văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Diễn viên Sân khấu Điện ảnh

+ Kiểm tra giọng nói, hình thể.

+ Chuẩn bị biểu diễn một tình huống kịch tự biên dựng.

Trải qua 2 bài thi:

+ Bài 1: Biểu diễn độc lập một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi đã cho. Thời gian biểu diễn không quá 10 phút. Biểu diễn tình huống theo yêu cầu ban giám khảo và trả lời những câu hỏi liên quan (hệ số 2).

+ Bài 2: Bài thi ngữ Văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Diễn viên Chèo & Diễn viên Cải lương

Chuẩn bị trước và biểu diễn 2 bài hát về Chèo hoặc Cải lương.

Trải qua 2 bài thi:

+ Bài 1: Hát sau đó biểu diễn một tác phẩm sân khấu Điện ảnh hoặc múa.

+ Bài 2: Bài thi ngữ Văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Thiết kế trang phục nghệ thuật & Thiết kế mỹ thuật Sân khấu Điện ảnh

Thực hiện vẽ hình họa đen trắng theo mẫu cho sẵn.

Trải qua 3 bài thi: 

+ Bài 1: Vẽ mẫu tĩnh vật với bột màu (hệ số 1).

+ Bài 2: Vẽ thiết kế trang phục theo đề bài cho trước bằng bột màu (hệ số 2).

+ Bài 3: Bài thi ngữ Văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Biên đạo múa & Huấn luyện múa

+ Biểu diễn múa dân gian Việt Nam có từ 3 – 5 tổ hợp động tác múa cổ điển Châu Âu.

+ Nghe nhạc và trình diễn bằng cảm xúc của mình.

Trải qua 3 bài thi:

+ Bài 1: Tự biên kịch & trình diễn một tiểu phẩm múa theo âm nhạc trong đề thi với thời gian 2 – 3 phút. Mỗi tiểu phẩm không vượt quá 2 diễn viên, thí sinh là người trực tiếp trình bày (hệ số 2).

+ Bài 2: Biên tập về huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam và múa cổ điển Châu Âu theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày (hệ số 1).

+ Bài 3: Bài thi ngữ Văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Hiểu điều kiện, hình thức và những tiêu chí đi kèm khi tuyển sinh các ngành khối S là cần thiết với mọi sĩ tử. Làm như vậy không chỉ giúp các em không vi phạm quy chế thi mà còn chủ động chuẩn bị tinh thần, kiến thức – kỹ năng một cách tốt nhất, từ đó tăng khả năng đỗ ngành và trường ưng ý.

Nhằm giúp các em tiết kiệm thời gian công sức khi chọn trường, sau đây là danh sách các trường tuyển sinh khối S mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp lại.

Các trường tuyển sinh khối S 

Những đơn vị tuyển sinh khối S có thể kể đến gồm:

  • Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
  • Đại học Sư phạm Trung ương
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM

Mỗi trường sẽ có chương trình tuyển sinh và đào tạo khác nhau nên bạn phải tìm hiểu kỹ trên fanpage hoặc website chính chủ nhà trường. Cùng với đó hãy xem xét thêm các tiêu chí về khu vực địa lý, tỷ lệ việc làm, chất lượng giáo dục, học phí,… để quyết định đơn vị học phù hợp nhé.

Việc lựa chọn khối, ngành và trường phù hợp có tác dụng giúp thí sinh tự tin và thành công trong kỳ thi tuyển sinh, đồng thời là bước đệm để các em đạt mục tiêu nghề nghiệp như mong muốn. Hy vọng bài viết khối S gồm những môn nào, ngành và trường nào ở trên đã giúp bạn làm được như vậy. Chúc các em gặt hái được nhiều thành công. 

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Thi tốt nghiệp THPT 2025 bao nhiêu điểm là đậu? Tính thế nào? Thi tốt nghiệp THPT 2025 bao nhiêu điểm là đậu? Tính thế nào? Thi tốt nghiệp THPT 2025 bao nhiêu điểm là đậu và cách tính điểm thi thpt 2025 thế nào là thông tin 2k7 quan tâm khi thi cấu trúc đề thi mới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 mấy môn? Gồm những môn nào? Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 mấy môn? Gồm những môn nào? Thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm những môn nào? Mấy môn? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối B: Chọn trường, ngành tiêu biểu Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối B: Chọn trường, ngành tiêu biểu Tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối B và các trường tuyển sinh khối thi này để có định hướng cụ thể trong tương lai. Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối A: Trường, ngành HOT nhất Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối A: Trường, ngành HOT nhất Tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối A có gì khác biệt khi thay đổi phương thức thi? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C: Tìm hiểu các ngành, trường Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối C: Tìm hiểu các ngành, trường Tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối C để có định hướng phù hợp nhất trong tương lai cho các em học sinh bởi rất nhiều tổ hợp môn khối C. Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối D: Tổng hợp tin tức đầy đủ Tổ hợp môn thi đại học 2025 khối D: Tổng hợp tin tức đầy đủ Tổ hợp môn thi Đại học 2025 khối D thí sinh nắm rõ để có chuẩn bị cho kỳ thì sắp tới bởi năm 2025 có nhiều thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT Lý hoá sinh là khối gì? Có những tổ hợp Lý Hóa Sinh nào? Lý hoá sinh là khối gì? Có những tổ hợp Lý Hóa Sinh nào? Lý Hóa Sinh là khối gì? Đây là thắc mắc của đông đảo thí sinh và phụ huynh khi lựa chọn khối thi trong tương lai. Toán lý sinh là khối gì? Tổng hợp 11 ngành khối Toán Lý Sinh Toán lý sinh là khối gì? Tổng hợp 11 ngành khối Toán Lý Sinh Toán Lý Sinh là khối gì? Vì sao nên chọn khối học này? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây để có định hướng cho tương lai. 36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT 2025 đầy đủ, chi tiết nhất 36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT 2025 đầy đủ, chi tiết nhất Tổ hợp thi tốt nghiệp 2025 giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn bởi đây là cột mốc quan trọng đối với tất cả các bạn học sinh