22/07/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungĐể hiện thực hóa giấc mơ đưa Dược liệu Việt nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển vùng trồng Dược liệu đạt chuẩn GACP. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết GACP trong ngành Dược là gì, cùng tìm hiểu rõ hơn thông tin này trong bài viết sau.
GACP là cum từ viết tắt của Good Agricultural and Collection Practices có ý nghĩa là “Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái”. GACP-WHO là nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của Dược liệu trong ngành Dược. Các tiêu chuẩn của GACP được khuyến cáo theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tiêu chuẩn GACP-WHO trong ngành Dược bao gồm những tiêu chuẩn chính sau đây:
Xác định Dược liệu muốn gieo trồng trước khi bắt đầu mùa vụ. Nguồn giống đang có được gửi đến Viện Dược liệu Quốc gia hay địa phương để tiến hành giám định loài chính xác.
Khi chọn giống Dược liệu, cần xác định rõ một số yếu tố quan trọng như sau:
Khu vực trồng Dược liệu đạt chuẩn GACP phải đảm bảo:
Trong tiêu chuẩn GACP có quy định cụ thể về đất trồng, chế độ chăm sóc,.. đối với cây giống. Ngoài ra, đội ngũ nhân sự phải được trang bị các dụng cụ, đồ bảo hộ cần thiết.
Thời điểm, thời gian, bộ phận và quy trình thu hái cũng được quy định rõ trong tiêu chuẩn của GACP. Đội ngũ nhân sự thực hiện việc thu hái cũng đòi hỏi cần trang bị những công cụ, đồ bảo hộ đúng quy chuẩn.
GACP có những quy định cụ thể khi sơ chế Dược liệu sau thu hái về phương pháp sơ chế, dụng cụ, máy móc sử dụng,… Đội ngũ nhân sự tham gia vào công đoạn sơ chế phải được đào tạo kiến thức chuyên môn bài bản, sức khỏe đảm bảo.
Dược liệu trước khi bắt đầu đưa vào quá trình sản xuất hoặc phân phối ra thị trường phải đáp ứng các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất, cách bố trí kho, ghi nhãn đúng quy định,… Đội ngũ nhân sự, quản lý kho phải được đào tạo bài bản, hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
Khi áp dụng tiêu chuẩn GACP trong ngành Dược sẽ đem lại những lợi ích nổi bật như:
Xây dựng khu vực trồng Dược liệu đạt chuẩn GACP giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội tăng khả năng cạnh tranh của Dược liệu trong nước, mở ra con đường xuất khẩu Dược liệu trong tương lai.
Hiện nay, tình trạng Dược liệu kém chất lượng đang là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dùng. Tạo ra những vùng trồng Dược liệu đạt chuẩn GACP là cách đơn giản để doanh nghiệp kiểm soát chất lượng nguồn Dược liệu tạo nên những sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Việt Nam là quốc gia đang có nguồn Dược liệu phong phú với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn. Chăm sóc Dược liệu theo tiêu chuẩn GACP góp phần duy trì, nhân giống nguồn gen quý, bảo vệ nguồn Dược liệu đang cần bảo tồn.
Các doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn GACP sẽ tạo nên một vùng trồng Dược liệu lớn với số lượng nhân sự đông đảo. Điều này góp phần đem lại nhiều công việc cho bà con trong khu vực, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo giúp người nông dân làm giàu bền vững.
Tin liên quan bạn đọc thêm: Sop trong ngành Dược là gì?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 19/2019/TT-BYT quy định về quy trình đánh giá việc đáp ứng GACP như sau:
Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá tại cơ sở;
Bước 2. Cơ sở trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GACP hoặc nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá;
Bước 3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GACP tại cơ sở theo từng nội dung cụ thể. Trường hợp cơ sở thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình sản xuất thì nội dung đánh giá chỉ bao gồm các yêu cầu tương ứng với công đoạn sản xuất mà cơ sở thực hiện;
Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); thảo luận với cơ sở trong trường hợp cơ sở không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại hoặc về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP của cơ sở;
Bước 5. Lập và ký biên bản đánh giá:
Ngay sau khi hoàn thành việc đánh giá thực tế tại cơ sở, Đoàn đánh giá lập biên bản đánh giá theo Mẫu số 4A Phụ lục I Thông tư này. Biên bản đánh giá phải thể hiện thành phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở (nếu có). Lãnh đạo cơ sở và Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận vào biên bản đánh giá. Biên bản được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở, 02 bản lưu tại cơ quan tiếp nhận.
Bước 6. Hoàn thiện Báo cáo đánh giá:
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá GACP theo Mẫu số 4B Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 20 ngày Đoàn đánh giá có trách nhiệm hoàn thành việc đánh giá.
Khi học nghề Dược sĩ, chắc chắn bạn sẽ được đào tạo kỹ về vùng trồng đạt chuẩn GACP trong Dược như sau:
Doanh nghiệp cần xác định diện tích vùng trồng sao cho phù hợp để Dược liệu có số lượng, chất lượng và hàm lượng hoạt chất cao nhất. Sau khi tiến hành trồng thử nghiệm, Dược liệu phải được gửi đến những đơn vị kiểm định uy tín để kiểm tra, xác nhận mẫu Dược liệu đạt chuẩn hay không. Khi kết quả trả về đạt tiêu chuẩn thì mới tiến hành mở rộng quy mô, diện tích vùng trồng để đảm bảo sản lượng cung ứng cho sản xuất.
Doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn cho nhà xưởng, kho chứa, dụng cụ sản xuất, phòng thực nghiệm,… Trong quá trình gieo trồng phải có biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh phù hợp. Đặc biệt, vùng trồng chuẩn GACP cam kết không dùng thuốc trừ sâu để tránh ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe đội ngũ nông dân. Đội ngũ nông dân phải hiểu rõ về quy trình, kỹ năng để thực hiện đúng theo GACP.
Dược liệu phải được kiểm định đảm bảo thành phần dược tính, hoạt chất, không chứa tạp chất, tồn dư hóa chất gây hại cho cơ thể. Tự chủ được nguồn Dược liệu an toàn, chất lượng là cách để các doanh nghiệp ngày càng phát triển, khẳng định uy tín thương hiệu trên thị trường.
Trên đây là những chia sẻ của Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch về thông tin GACP trong ngành Dược là gì. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để phát triển vùng trồng Dược liệu đúng tiêu chuẩn, đảm bảo Dược liệu sản xuất đạt chất lượng về hoạt chất, không chứa hóa chất gây hại.